Tin đồn trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 71)

Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) đã gắn liền với không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và doanh nghiệp. Theo nhận định của nhiều tổ chức, TTCK hiện nay bị chi phối bởi tâm lý rất lớn.

Năm 2003 là năm ghi dấu bởi tin đồn gây xôn xao dư luận liên quan đến việc Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) “bỏ trốn. Hàng ngàn người xếp hàng trước trụ sở của ACB để rút tiền. Tổng Giám đốc nhiều lần xuất hiện để giải thích, nhưng nhiều người vẫn không tin. Đích thân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra tuyên bố đảm bảo cho ACB thì “cơn bão” mới đi qua. Có vẻ tin này còn tác dụng khi mới đây đến lượt bà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vincom được đưa vào danh sách những người “bỏ trốn”, tiếp đến là Tổng Giám đốc SSI bị bắt. Tin “bỏ trốn”, “bị bắt” được ưa thích sử dụng vì việc xử lý thông tin này không dễ. Việc “người trong cuộc” xuất hiện trên

67

truyền hình, báo chí vẫn chưa đủ chứng minh rằng công ty này “không có vấn đề”. Để giải quyết tận gốc doanh nghiệp cần phải công bố tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Nếu không sẽ vẫn xảy ra tình trạng người dân phản ứng theo kiểu ăn chắc như rút tiền hoặc bán cổ phiếu...

Ngày 12/3/2008, giới chứng khoán xôn xao vì tin đồn Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng bị bắt. Tin đồn này đã được SSI bác bỏ bằng công văn gửi khẩn cấp đến các cơ quan hữu quan vào chiều cùng ngày. Tuy nhiên, dư chấn của tin đồn nêu trên không nhỏ. Từ ảnh hưởng xấu của những tin đồn thất thiệt liên quan đến Ngân hàng ACB (2003), Vincom (2007)… rồi Phương Nam “sắp phá sản” khi Chủ tịch HĐQT bị bắt gần đây, thì có vẻ như tin đồn đang trở thành “đại dịch” trong thị trường chứng khoán đầy nhạy cảm.

Một chuyên gia kinh tế nói “trong kinh doanh, cạnh tranh không lại bằng làm ăn chính đáng thì việc hạ uy tín đối thủ bằng những tin đồn thất thiệt là cách nhanh nhất”. Trước đây, Vincom và ACB từng lâm vào tình cảnh tương tự, trong đó ACB phải nhờ vào can thiệp của NHNN mới ổn định nhanh được tình hình và trấn an nhà đầu tư. TS Kinh tế Đoàn Ngọc Long cho rằng “thị trường tài chính là nơi nhạy cảm nhất với tin đồn, vì phản ứng dây chuyền và tác động trực tiếp đến nhà đầu tư”.

Ngay sau khi tin đồn Tổng Giám đốc ACB Phạm Văn Thiệt bị bắt, ông này cùng lãnh đạo NHNN… đã xuất hiện và trấn an khách hàng, sau đó trả lời trực tuyến mọi câu hỏi của người quan tâm. Tổng GĐ Vincom Mai Hương Nội cũng sẵn sàng trả lời báo chí ngay khi tin đồn bà bị bắt loang ra, và mọi hoạt động của Vincom vẫn tiến hành bình thường. Còn NH Phương Nam thì tổ chức họp báo nói rõ, đó chỉ là việc riêng của nguyên Chủ tịch HĐQT, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Riêng SSI vẫn giao dịch bình thường trong ngày 12/3… Những ứng phó kịp thời trên của các doanh nghiệp gặp tin đồn ác ý đã giúp họ vượt qua sang gió và sớm ổn định. Có lẽ, việc cung cấp thông tin đầy đủ như trên đang là một xu hướng tốt của các doanh nghiệp trong

68

thời buổi thông tin nhiễu loạn tràn ngập, trắng đen, tốt xẫu lẫn lộn như hiện nay.

Tuy chỉ diễn ra trong 3 ngày nhưng cơn sốt giá gạo do tin đồn thất thiệt gây ra đã khiến hàng chục ngàn hộ gia đình bị thiệt hại vì phải móc hầu bao mua gạo để… mốc, với giá đặt gấp đôi, gấp ba. Người tiêu dùng khi tỉnh ngộ, nhận ra sự thật thì đã quá muộn. Chỉ sau đó, người ta mới kịp nhận ra bản chất của tin đồn, song việc khắc phục hiệu ứng tâm lý đám đông đến này cũng không cải thiện được bao nhiêu… Sở dĩ có tin đồn là vì tại thời điểm đó, khan hiếm gạo xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có cả thị trường Mỹ. Người dân ùn ùn kéo nhau đi mua gạo để tích trữ. Đó là nguyên nhân để người ta đồn thổi, tạo động cơ trục lợi. Tin đồn không chỉ ảnh hưởng tới dân nghèo thành phố mà còn tác động đến cả nhà giàu và những người nông dân trực tiếp sản xuất lúa gạo. Minh chứng cụ thể là vừa qua, nhiều siêu thị ở TP Hồ Chí Minh khan hẳn gạo vì có quá nhiều người giành nhau mua, trong khi đa số khách hàng của họ là người có thu nhập ổn định trở lên.

Thực chất cơn sốt giá gạo đã có dấu hiệu tăng nhiệt từ nhiều ngày qua. Nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Công thương (quản lý ngành nông nghiệp và khâu lưu thông, phân phối) nhanh chóng cung cấp thông tin chính thức và đầy đủ cho dân chúng biết hiện trạng lúa gạo đang dự trữ, có lẽ cơn sốt giá đã không xảy ra.

Trước những tin đồn về khan hiếm gạo khiến người dân đổ xô đi mua tích trữ, các cơ quan quản lý cũng đã vào cuộc và xử lý một cách nhạy bén và nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Thứ nhất, tuyên truyền để người dân hiểu rằng Việt Nam không thiếu gạo bằng những số liệu cụ thể. Thứ hai, tìm ra được nguồn gốc phát tán thông tin, Thứ ba, triển khai các biện pháp bình ổn giá gạo như cung ứng đầy đủ cho các khu vực trong nước, không để xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ. Thứ tư, kiểm tra và xử lí nghiêm các trường hợp tung tin đồn để đầu cơ lúa, gạo. Tuy nhiên, phải mất hơn một tháng, thị trường gạo tại TP Hồ Chí Minh mới dần “lắng” lại, nhưng giá bán

69

vẫn cao hơn so với mức bình thường trước cơn sốt. Qua vụ việc này, có một vấn đề có lẽ khiến không ít người băn khoăn: Tại sao tại một khu vực được coi là vựa lúa lớn nhất của Quốc gia, xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới lại có thể bị giới đầu cơ “làm giá” một cách dễ dàng đến như vậy?

Như vậy, tin đồn đặc thù trong lĩnh vực kinh tế thường có tính đầu cơ cao. Chúng thường được cá nhân, nhóm lợi ích nào đó chủ ý tung ra với mục đích định hướng dư luận, tranh thủ “đục nước béo cò” trước một đám đông không có khả năng thẩm định, mất phương hướng.

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)