Minh bạch thông tin

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 77)

Khi hỏi những dấu hiệu nào cho thấy một thông tin là tin đồn, một số người cho rằng điều này rất khó phân biệt. Do vậy, điều mà người ta quan tâm là xử lý thông tin như thế nào là chính, họ không quan tâm đó có phải là tin đồn hay không.

Để đối phó với tin đồn, mỗi cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh…cần có một kênh thông tin riêng để thường xuyên cập nhật thông tin chính thống về hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị mình. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với công chúng như các buổi giới thiệu lưu động, ra thông cáo báo chí, giao lưu trực tuyến... để tạo dựng hình ảnh đồng thời công khai thông tin để ngăn ngừa và đối phó với tin đồn.

Đối với người tiêu dùng và công chúng nói chung, nên dành thời gian theo dõi các thông tin, sự kiện diễn ra hàng ngày để tích lũy tri thức và kinh nghiệm, sẵn sàng ứng phó khi tin đồn xảy ra. Mặc dù trên thực tế có vô số thông tin thật, ảo... nhưng người tiêu dùng và công chúng cũng cần nắm bắt để có thể đưa ra quyết định trên cơ sở phán đoán và dự báo xu hướng. Trong trường hợp gặp thông tin bất thường, phải bình tĩnh, xem xét và phân tích thông tin từ nhiều phía. Họ có thể liên lạc trực tiếp với các bên có liên quan như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước để xác minh độ trung thực của thông tin.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp lý tưởng so với thực trạng hiện nay. Nhiều doanh nghiệp ngại tiếp xúc với báo chí để chính thức hóa các nguồn tin về doanh nghiệp mình. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng vậy. Ngay cả đối với báo chí, khi muốn tìm hiểu một vấn đề công chúng quan tâm, để làm việc với người có trách nhiệm phải qua nhiều khâu như làm giấy đề nghị, qua các

73

cấp phê duyệt... theo đúng nguyên tắc nghề nghiệp. Nhưng, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi thông tin ngày càng trở nên quan trọng, thì nó cần được đưa đến cho công chúng nhanh hơn so với những quy định đã được đặt ra!

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và tuân thủ các nguyên tắc quản lí kinh tế và cạnh tranh thị trường; giảm thiểu và khắc phục các biểu hiện và lạm dụng công cụ quản lí hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách” vì lợi ích ngành độc quyền, bất chấp lợi ích và uy tín quốc gia. Đảm bảo các biến động chính sách phải tường minh và có thể dự báo được trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan.

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)