Sau tin đồn về việc ông Nguyễn Duy Hưng- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của SSI bị bắt thì hầu như mọi nhà đầu tư đều hướng sự chú ý cao độ của mình vào cổ phiếu SSI trong phiên giao dịch ngày 13-3. Họ đã chứng kiến câu trả lời đầy bất ngờ từ thị trường sau tin đồn dữ dội này. Kết thúc phiên giao dịch 13-3, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn sau khi có tin đồn thất thiệt đã tăng kịch trần 3.500 đồng, lên 83.000 đồng/cổ phiếu.
Trao đổi về việc SSI vẫn tăng giá sau tin đồn thất thiệt, ông Nguyễn Duy Hưng khẳng định: “ Theo tôi, các tin đồn vừa qua là vô căn cứ. Vậy cho nên khi nó được giải tỏa bằng việc cung cấp những thông tin chính thức thì nhà đầu tư lại vững tin, và niềm tin của họ với SSI không hề mất đi”.
SSI tăng kịch trần, trong khi các mã blue- chips khác đều tăng nhẹ như: DPM của Đạm Phú Mỹ, STB của Sacombank, HPG của Hòa Phát, VNM của Vinamilk, VIC của Vincom, PVD của PV Drilling….tăng tối đa là 2.000 đồng.
Về khối lượng khớp lệnh, SSI vươn lên đứng đầu với hơn 1,6 triệu cổ phiếu, trong khi các mã blue- chips khác lại sụt giảm như DPM với hơn 1 triệu cổ phiếu, STB giảm mạnh khi có 910.700 cổ phiếu, sau đó là PRUBF1, PPC, VFMVF1, VHG, DGC…
Theo nhận định của giới đầu tư, sở dĩ SSI có phiên tăng điểm ấn tượng, mặc dù trước đó có tin đồn Tổng Giám đốc của Công ty này bị bắt là nhờ thông tin về vụ Merrill Lynch công bố chỉ số dành cho các thị trường mới nổi và có tiềm năng. Ngày 12-3, Tập đoàn Tài chính hàng đầu của Mỹ là Merrill Lynch đã chính thức công bố chỉ số ML Frontier Index nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư những cơ hội tốt nhất tại các thị trường mới nổi và có tiềm năng nhất tại Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. Đại diện duy nhất của
37
khu vực Đông Nam Á chính là Việt Nam, còn đại diện duy nhất của Việt Nam là cổ phiếu SSI của Công ty chứng khoán Sài Gòn.
Các cổ phiếu trong danh sách ML Frontier phải đáp ứng được ba tiêu chí, đó là: Phải có tính thanh khoản cao với giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong 3 tháng ít nhất là 750.000 USD; có vốn hóa đạt ít nhất 500 triệu USD và có khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với tỉ lệ sở hữu trên 15% và vẫn còn “room”. Các lĩnh vực mà Merrill Lynch chọn bao gồm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí, viễn thông, hàng tiêu dùng, xây dựng và công nghệ thông tin, Vnexpress, 12h12 ngày 13/3/2008.
Các tờ báo mạng cũng đã trích dẫn đầy đủ ý kiến của ông Nguyễn Duy Hưng về những nội dung xung quanh tin đồn: Ông Hưng cho biết, thời gian qua, các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán đã có những nỗ lực để hỗ trợ với thiện ý củng cố lòng tin của nhà đầu tư, tránh tình trạng thị trường sụt giảm liên tục, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của thị trường, ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức và cả nền kinh tế... Tuy nhiên, “trái với thiện ý và sự cố gắng hỗ trợ thị trường nêu trên, gần đây, chúng tôi nhận thấy thị trường rộ lên nhiều tin đồn thất thiệt, ảnh hưởng rất xấu đến tâm lí nhà đầu tư, trong đó có những tin liên quan trực tiếp đến SSI như là “SSI lủng củng nội bộ”, “SSI bị thanh tra”... rồi tiếp đó là tin đồn “Tổng Giám đốc SSI bị bắt”. Qua tìm hiểu, chúng tôi cho rằng các tin đồn nêu trên xuất phát từ một số đối tượng nhất định và với mục đích không tốt”, Tiền phong online, 8h27, ngày 13/3/2008.
Về căn nguyên của tin đồn, ông Hưng nhận định: “Cổ phiếu SSI là cổ phiếu thanh khoản nhất trên thị trường, do vậy, liên quan đến SSI là liên quan đến thị trường. Có thể, số lượng cổ phiếu giao dịch một ngày không phải nhiều nhất, nhưng lượng tiền giao dịch cổ phiếu SSI là lớn nhất. Người phá hoại chưa chắc chỉ nhằm vào SSI. Tin đồn chắc chắn có động cơ, còn kẻ phá hoại là ai thì đó là việc của cơ quan công an. Trong lúc mọi người đang cố gắng làm cho thị trường ổn định thì thông tin kiểu như thế này không chỉ nhằm vào SSI. Tôi nghĩ, chuyện này đối với riêng SSI thì không có hậu quả gì, bởi rất dễ
38
thanh minh. Nhưng với thị trường thì việc này sẽ ảnh hưởng tới lòng tin. Ngay cả chuyện làm chao đảo cổ phiếu SSI cũng chỉ gây ảnh hưởng tới nhà đầu tư, chúng tôi không bị ảnh hưởng”, Ngôi sao.net, ngày 14/3/2008.
Ông cũng dẫn lại một số quy định hiện hành về xử lí những trường hợp thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân và tổ chức trên thị trường chứng khoán.
Cụ thể, Điều 9 Luật Chứng khoán quy định cấm “Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật...”, Khoản 5 điều 126 Luật Chứng khoán quy định “Tổ chức, cá nhân tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán thì bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Điều 26
Nghị định số 36/NĐ- CP ngày 8-3-2007 quy định tổ chức, cá nhân tạo dựng thông tin sai sự thật có thể bị phạt từ 30 triệu đến 70 triệu đồng và tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật... “Hơn nữa, các đối tượng này đã đi ngược lại mong muốn hỗ trợ thị trường mà đa số các nhà đầu tư, tổ chức tham gia thị trường và cả các cơ quan Nhà nước đang triển khai thực hiện. Các tin đồn này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của các cổ đông SSI”, ông Hưng nhấn mạnh,
Dân trí, ngày 13/3/2008.
Cũng xin nói thêm, một số tờ báo thành lập riêng chuyên trang và chuyên mục về tài chính- ngân hàng, thị trường chứng khoán như: báo Thương mại (Trang 8- Tài chính ngân hàng), báo Đầu tư (Trang 6- Tài chính ngân hàng), Thanh niên (Trang 12- Tiền tệ, chứng khoán), Hànộimới (Trang 4- chuyên mục thông tin thị trường chứng khoán)...nhưng tại thời điểm xảy ra tin đồn và 1- 2 ngày sau đó không có bất kì một thông tin gì về tin đồn Tổng Giám đốc SSI bỏ trốn. Trong khi các báo ngành Kinh tế đồng loạt đưa thông tin liên quan thì ngày 13/3, Thanh niên hoàn toàn thờ ơ với sự kiện này để đăng tải một số bài viết không có tính thời sự, có thể đăng lùi vào thời điểm sau đó: “Ngân hàng thiếu USD nhưng không muốn mua USD”; “Chóng mặt vì phụ phí
39
mua USD của ngân hàng”; báo Đầu tư, một tuần ra hai số (thứ tư và thứ sáu) sau hai ngày diễn ra sự kiện, không nhắc lại với những bài bình luận mà chọn đăng bài: “Nâng room: tác động trong dài hạn”, “Đầu tư chứng khoán: Diễn biến nhiều kịch tính”- những vấn đề mang tính tất yếu của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, với việc lên tiếng kịp thời của Tổng Giám đốc SSI Nguyễn Duy Hưng ngay trong chiều cùng ngày; cùng với động thái công khai tài chính của SSI và đặc biệt là những thông tin được công bố chính thức từ Tập đoàn tài chính hàng đầu của Mĩ Merrill Lynch được đăng tải kịp thời trên một số tờ báo mạng và một số tờ báo in, những tin đồn liên quan đến SSI đã thực sự bị dập tắt và không còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày giữa tháng 3 năm 2008.
Nói tóm lại, mặc dù không gây tác động lớn, nhưng những tin đồn như vậy cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng chung tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Do vậy, các cơ quan chức năng phải đưa ra các biện pháp để đề phòng chung cho hiện tượng này, trên tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Vấn đề đặt ra với báo in là với tính định kì của mình, cần phải tiếp cận thông tin bằng cách gì để đạt hiệu quả cao nhất, với tốc độ nhanh nhất, khi thị trường chứng khoán ra đời gắn liền với không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và doanh nghiệp...