Cơn sốt giá gạo bắt đầu bùng lên vào sáng ngày 26/4/2008. Một ngày sau đó, một số tờ báo đã xác định nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt này là do tin đồn thất thiệt: “gạo ở miền Tây hết” được giới đầu cơ tung ra đúng thời điểm để kiếm lời.
Thông tin này đã được nhóm phóng viên kinh tế báo Sài Gòn Giải phóng, khẳng định trên trang Thời sự, ngày 27/4/2008: “Gạo thế giới liên tục
41
tăng giá là chuyện không mới. Nhưng thời gian gần đây, trước thông tin cho rằng an ninh lương thực toàn cầu đang ở mức báo động và đỉnh điểm là thông tin Việt Nam trúng thầu xuất khẩu gạo cho Philippines với giá cao ngất ngưởng thì người dân lo lắng. Chính vì vậy, khi có tin đồn thất thiệt rằng lượng gạo từ miền Tây về TP HCM giảm (!?), thì tối 26/4, mặc cơn mưa lất phất người dân TP HCM vẫn đổ xô ra đường để tìm mua gạo”. Có người cho rằng, chính tâm lí đám đông, không bình tĩnh trước các tin đồn của người dân đã góp phần làm tình hình sốt giá gạo thêm căng thẳng. Ý kiến đấy đúng nhưng chưa đủ vì trước những diễn biến phức tạp của thị trường gạo, họ không thể bình tĩnh và ứng xử phù hợp trong bối cảnh thiếu thông tin.
Trước đó vài ngày, khi thấy giá gạo ở miền Tây tăng đột biến, TP HCM đã có ngay những động thái để chuẩn bị đối phó. Những biện pháp ấy rõ ràng có hiệu quả vì trên thực tế, lượng gạo ở TP HCM không thiếu. Cái thiếu ở đây là người dân không được biết rõ điều ấy. Ngày 27/4/2008, sau một ngày giá gạo tăng cao, tất cả các cơ quan báo chí vẫn chưa có thông tin cụ thể về tình hình thu hoạch lúa gạo, lượng gạo tồn kho và chỉ tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2008. Điều này đã tác động không nhỏ tới tâm lí tích trữ gạo của người dân. Đó là lí do vì sao, trong khi báo chí đồng loạt đưa tin “Việt Nam không thiếu gạo” thì người dân vẫn đô xô đi mua gạo dự trữ.
Có 3 lí do khiến người dân hoang mang. Một là, những cửa hàng bán gạo quen thuộc đã ngừng bán (để găm hàng). Hai là, trả giá cao (giá gạo tăng gấp đôi trong ngày 27/4, mà cũng không có gạo để mua). Ba là, nhiều siêu thị được báo chí đưa tin là luôn có gạo để bán và không tăng giá nhưng trên thực tế lại luôn hết hàng vì siêu thị cứ mở cửa là khách đã ào vào mua.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ, trang 2, ngày 27/4; báo Thanh Niên, trang 3, ngày 27/4 và Sài Gòn Giải phóng, trang 7, ngày 27/4 thì “tình trạng khan hiếm ảo đã đẩy giá gạo tăng vọt”, “ giá gạo tăng
42
từng giờ”, “giá gạo tăng chưa từng thấy”, “gạo đầy ắp kho nhưng giá vẫn tăng”. Cùng với những thông tin trên là thực trạng “các chủ đại lí gạo đồng loạt ngưng bán, găm hàng chờ tăng giá”, báo Thanh niên trang 3, ngày 27/4: “có đến 90% nhà máy xay lúa ở Sóc Trăng ngưng hoạt động”, “người nông dân cũng găm hàng khiến giá lúa bị đẩy lên cao”, “không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng tích trữ gạo”, Tuổi Trẻ, trang 3, ngày 27/4.
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do một số kẻ xấu đã lợi dụng tình hình khan hiếm lương thực ở một vài nước để tung tin thất thiệt về khả năng mất cân đối lương thực ở nước ta với mục đích thu gom lúa gạo nhằm đầu cơ trục lợi; lợi dụng chênh lệch giá gạo trong và ngoài nước để buôn lậu qua biên giới- Công điện của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/ 4 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ Công thương, Tài chính, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Công an, Quốc phòng và một số cơ quan liên quan về vấn đề này đăng trên báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Sài Gòn Giải phóng, Sài Gòn Tiếp thị, Công an nhân dân, Gia đình & Xã hội ngày 28/4. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng khẳng định trên báo Tuổi trẻ: “Hiện tượng này không phải do chúng ta thiếu hụt lương thực mà chủ yếu xuất phát từ tình trạng đầu cơ”, “hầu hết các cơ sở xay xát, các doanh nghiệp cung ứng gạo đều tham gia”, “nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản khác nay cũng chuyển hướng đầu tư thu gom lúa gạo để đầu cơ”. Giám đốc Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định nguyên nhân dẫn đến việc người dân Thành phố đổ xô đi mua gạo là do tin đồn thất thiệt được tung ra từ chính các đầu nậu và các doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu gạo, tham gia vào đợt mua gom gạo lần này không chỉ có các doanh nghiệp TP HCM mà còn có cả doanh nghiệp ở miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ, Sài Gòn Tiếp thị, trang 2, ngày 28/4/2008.
Sau khi xác định rõ nguyên nhân của việc tăng giá gạo, các tờ báo đồng loạt thông tin kịp thời những giải pháp từ phía Chính phủ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chính quyền các địa phương và ngành Quản lí thị
43
trường. Ngày 27/4, trong cuộc họp giao ban trực tuyến với lãnh đạo 8 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh, thành phố phải làm ngay hai việc. Thứ nhất, cần tuyên truyền cho người dân hiểu rằng Việt Nam không thiếu gạo. Hiện nay, chúng ta đang thừa, đã kí hợp đồng xuất khẩu 6 tháng đầu năm là 1,6 triệu tấn gạo. Chính phủ chưa chủ trương kí hợp đồng xuất khẩu tiếp. Vụ đông xuân vừa qua, đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa lớn. Dự trữ Quốc gia cũng đã tăng hàng trăm ngàn tấn gạo. Thứ hai, phải khẩn trương kiểm tra và xử lý nghiêm hiện tượng tung tin để đầu cơ. Cũng trong ngày 27/4, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu các công ty kinh doanh lương thực tiếp tục mua lúa, gạo theo kế hoạch và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiêu dùng và xuất khẩu; cung ứng gạo ổn định cho các khu vực trong nước, không để xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ, báo Thanh niên, trang 6, ngày 28/4; báo Gia đình& Xã hội, trang 3, ngày 28/4/2008.
Xác định đây là hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự quốc gia, Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, xử lí nghiêm theo đúng quy định của pháp luật những kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt, gây rối, mua vét, đầu cơ gạo. Bộ Công thương tăng cường quản lí thị trường, kiểm soát chặt, ngăn chặn buôn lậu gạo qua biên giới, ảnh hưởng không tốt đến thị trường trong nước và đời sống nhân dân. Tổng Công ty miền Bắc, miền Nam và các Công ty kinh doanh lương thực khác tiếp tục cung ứng, đảm bảo đầy đủ gạo, nhanh chóng bình ổn thị trường gạo trong nước, báo Tiền phong, trang 5, từ ngày 29/4 đến 2/5/2008.
Thực hiện Công điện ngày 27/4 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện ngày 28/4 của Bộ Công an, các lực lượng Công an trong cả nước, nhất là Công an các tỉnh phía Nam đã đồng loạt triển khai lực lượng theo tuyến và địa bàn, góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường lúa gạo trong nước. Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và chính
44
quyền địa phương ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng mua vét đầu cơ giá gạo; lợi dụng chênh lệch giá gạo giữa trong và ngoài nước để buôn lậu qua biên giới. Các lực lượng giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt trên cơ sở tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông, chủ động phát hiện các đối tượng sử dụng phương tiện giao thông để vận chuyển lúa gạo với số lượng lớn nhằm trục lợi…, Công an nhân dân, trang 5, ngày 30/4/2008.
Trao đổi với Thanh niên, chiều 27/4, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lí thị trường (Bộ Công thương) cho biết: “Bộ trưởng Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi Chi cục Quản lí thị trường các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh phía Nam, yêu cầu nắm tình hình; triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng và cả việc ngăn chặn các tin đồn nhằm đẩy giá gạo lên cao”, báo Thanh niên, trang 4, ngày 28/4/2008.
Ngày 28/4, Tổng công ty Lương thực miền Nam có cuộc họp với các thành viên Tổng Công ty liên quan đến vấn đề ổn định thị trường gạo sau cơn sốt xảy ra trong hai ngày trước đó. Tình trạng đột biến này bắt đầu xảy ra từ ngày 25/4 tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long. Đến ngày 28/4 đã lan rộng đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Lâm Đồng, Pleiku, Điện Bàn (Quảng Nam), Phú Yên, Bình Định… Nhiều biện pháp cấp bách để bình ổn giá gạo đã được các địa phương sớm triển khai.
Trưa 28/4, chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, tổng công ty và chủ tịch UBND 24 quận, huyện về tình hình kinh doanh gạo và công tác đấu tranh chống đầu cơ gạo trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo các ngành thực hiện nhiều biện pháp mạnh để bình ổn thị trường. Cụ thể: cung ứng kịp thời, đúng tiến độ và liên tục gạo cho hệ thống siêu thị Co.op Mark với giá ổn định và rẻ hơn bên ngoài 60- 70%; mở thêm 90 điểm bán gạo tại các Co.op Mark; cung ứng gạo trong cả ngày lễ; tổ chức 4 xe tải đi bán gạo lưu động nhằm giảm áp lực người dân đổ dồn vào các siêu thị; ra quân kiểm tra 3 chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu, An Lạc; Hoàng Hoa Thám; lập biên bản 7 hộ kinh doanh không thực hiện niêm yết giá theo
45
quy định; tịch thu lượng gạo dự trữ trái phép; rà soát các đối tượng đầu cơ và tung tin thất thiệt để kịp thời xử lí, nếu cần sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự... Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn cũng mở thêm hàng loạt điểm bán gạo mới với số lượng không hạn chế tại các đại lí bán các loại hàng khác trong hệ thống bán lẻ của đơn vị.
Các địa phương khác cũng đồng loạt thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định thị trường như: Tại Hà Nội, Tổng công ty lương thực miền Bắc đã lập 14 điểm bán gạo tại Hà Nội với mức giá từ 11.000 đến 11.300 đồng/1 kg. Chưa có khi nào lượng gạo tồn kho nhiều như vậy. Gạo đã được chuyển về cảng Hải Phòng, Cửa Lò, Thanh Hóa, Quảng Bình từ hai tháng trước. Ở thời điểm sốt giá gạo, có 128 cửa hàng cung ứng gạo được bán với giá ổn định để phục vụ nhu cầu cho người dân.Tại TP Đà Nẵng, Chủ tịch UBND quyết định ứng 5 tỷ đồng để hỗ trợ Công ty cổ phần lương thực mua gạo bù giá chênh lệch và tổ chức 9 điểm cung ứng gạo giá rẻ. UBND cũng giao cho các đơn vị liên ngành kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán nhằm tránh tình trạng tư thương mua lại gạo để tích trữ, sau đó bán lại cho người dân với giá cao hơn. Tại Quảng Nam, ông Nguyễn Đức Hải quyết định xuất 1.000 tấn gạo dự trữ để bán rộng rãi cho nhân dân với giá 13.000 đồng/kg, đồng thời chỉ đạo Công ty cổ phần lương thực và dịch vụ Quảng Nam trong trưa 28/4 vận chuyển gấp 30 tấn gạo về Hội An, Điện Bàn cùng một số điểm khác để bán cho người dân với giá thấp hơn giá thị trường; lập biên bản hơn 10 trường hợp không niêm yết giá gạo hoặc niêm yết giá cao hơn thị trường. UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo Công ty Lương thực Đồng Tháp tập kết gạo về bán tại Siêu thị Đồng Tháp với giá thấp. Đồng bằng sông Cửu Long cung ứng gạo không hạn chế về số lượng và với giá rẻ vì vậy giá gạo đã bình ổn trở lại, không còn tình trạng người dân chen lấn nhau đi mua gạo, báo Thanh niên, trang 3,17 ngày 29/4/2008.
Ông Trương Thanh Phong- Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã cung cấp những thông tin cụ thể về thị trường lúa gạo Việt Nam: Hiện nay, miền Đông Nam
46
Bộ đang thu hoạch, sản lượng khoảng 400.000 tấn, tương đương với vụ Đông Xuân năm 2007. Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 9,4 triệu tấn. Miền Trung cũng đang thu hoạch sản lượng 1.200.000 tấn, giảm so với vụ Đông Xuân 2007, nhưng tính toàn miền tăng 200.000 tấn so cùng kỳ năm 2007. Cuối tháng 5, đầu tháng 6, nhiều nơi thu hoạch với sản lượng cao…Việt Nam không thiếu gạo, năm nay vẫn đảm bảo xuất khẩu 3,5 đến 4 triệu tấn.
Ông cũng công khai lượng gạo tồn kho ở các tỉnh, thành phố phía Nam để người dân được biết và bình tĩnh xử lí trước những diễn biến phức tạp của thị trường lúa, gạo: TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 28/4 còn tồn kho 46.000 tấn, Công ty Lương thực Bạc Liêu tồn kho 14.000 tấn, Công ty Lương thực Đồng Tháp tồn 54.000 tấn…Công an nhân dân, trang 5, ngày 29/4/2008. Sau hai ngày chỉ đạo quyết liệt các công ty thành viên tham gia dập tắt cơn sốt gạo, ông Trương Thanh Phong mới tạm yên tâm và cho biết: “Các kho ở TP Hồ Chí Minh hiện nay đã nghẹt cứng. Tôi chỉ đạo cung cấp cho TP Hồ Chí Minh 4700 tấn gạo nhưng mới chuyển chưa đến 2000 tấn thì đã ngập kho, tiêu thụ không hết”, Thanh Niên, trang 6, ngày 30/4. Ông Phong đề nghị: “Cơn sốt gạo đã hạ nhiệt nhưng vẫn phải triển khai nhiều biện pháp để khống chế. Hải quan cửa khẩu phải tăng cường kiểm tra để ngăn chặn nạn buôn lậu gạo qua biên giới. Ai không có chức năng kinh doanh gạo mà đi mua gạo để bán thì đề nghị quản lí thị trường và công an tịch thu”.
Câu chuyện giá gạo tăng đột biến đã chấm dứt vào sáng 28/4. Nhờ những thông tin kịp thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân ở TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố khác đã thở phào, trút được nỗi lo thiếu gạo.
Đi đầu trong việc dập tắt cơn sốt gạo là các tờ báo Thanh niên, Tuổi trẻ và Sài Gòn Giải phóng. Ngày 27/4, ba tờ báo này đã đưa tin kịp thời về tình trạng người dân đổ xô đi mua gạo. Tuổi trẻ đã dành hai trang để xác định
47
nguyên nhân của thực trạng này, là do: “Lúa đang bị làm giá”; “Giá gạo tăng là do đầu cơ”.
Ngày 28/4, sau hai ngày giá gạo tăng đột biến, Thanh niên dành tới ba trang cho sự kiện này. Đáng lưu ý là khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn không thiếu gạo” với những thông tin cụ thể lượng gạo tiêu dùng nội địa và gạo cho xuất khẩu. Tuổi trẻ dành hai trang cho việc tìm kiếm giải pháp. Sài Gòn Giải phóng dành một trang khổ lớn tuyên truyền về việc cung ứng gạo cho các địa phương.
Ngày 29/4 và 30/4, các báo đồng loạt đưa tin “Cơn sốt gạo đã hạ nhiệt” sau những nỗ lực từ phía Chính phủ, Hiệp hội lương thực Việt Nam, và nhiều địa phương trong cả nước. Sài Gòn Giải phóng, trang 3, ngày 29/4 ghi nhận: Ở nhiều đại lí bán gạo, số người mua gạo vì lo ngại đã giảm, thậm chí có nhiều người đòi trả lại gạo lỡ mua giá cao trong mấy ngày qua.
Tiền Phong, Gia đình& Xã hội, Công an Nhân dân và Sài Gòn Tiếp thị
cũng đã đưa tin về sự kiện này, tuy nhiên lại chưa thực sự cụ thể và theo sát diễn biến của cơn sốt giá gạo. Các tờ báo này đều chú trọng tới việc đưa giải