Tăng cường hiệu lực quản trị quá trình đánh giá, rút kinh nghiệm sau đàm phán

Một phần của tài liệu Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH phát triển kinh doanh dự án quốc tế A.C (Trang 66)

- Về vấn đề thuê tàu biển:

3.3.1.4.Tăng cường hiệu lực quản trị quá trình đánh giá, rút kinh nghiệm sau đàm phán

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY A.C

3.3.1.4.Tăng cường hiệu lực quản trị quá trình đánh giá, rút kinh nghiệm sau đàm phán

sau đàm phán

Không phải tất cả các cuộc đàm phán đều đi đến thành công và đều đạt được những thỏa thuận như ta mong muốn. Có những cuộc đàm phán phải dừng lại vì hai

bên chưa đi đến những thỏa thuận. Một nhà đàm phán giỏi là làm sao tối đa hóa những thỏa thuận có lợi cho mình nhất mà vẫn được đối tác chấp nhận. Muốn đạt được điều đó, nhà đàm phán phải có những kỹ thuật và nghệ thuật kết thúc đàm phán và biết kết hợp hài hòa hai yếu tố đó một cách nhuần nhuyễn. Để một cuộc đàm phán đi đến kết thúc, đòi hỏi cả hai bên phải có thái độ xây dựng. Tiền đề kết thúc một cuộc đàm phán nằm ngay trong quá trình thảo luận vấn đề. Nếu trong khi thảo luận mà ta đã để lại một tâm lý căng thẳng trong đối tác thì tất yếu điều đó sẽ cản trở việc đạt được những thỏa thuận. Ngược lại, nếu ta tôn trọng đối tác, gây được sự hứng khởi trong đối tác thì đó sẽ là những tiền đề tốt để đi đến kết thúc cuộc đàm phán một cách dễ dàng. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các bên đàm phán phải tôn trọng một số nguyên tắc sau đây:

- Tránh tranh cãi và luôn tôn trọng chân lý, dám nói thẳng và tiếp thu ý kiến - Tôn trọng ý kiến của đối tác, tôn trọng ý kiến cá nhân, lắng nghe và phân tích nguyên nhân của những lời phản đối đó

- Đồng ý một phần hay tất cả nội dung của lời phản đối từ đối tác. Hãy lựa chọn những phương pháp vô hiệu hóa ý kiến đối tác một cách hợp lý.

- Không vội vàng và hấp tấp khi phủ nhận ý kiến của đối tác, phải tìm ra những ẩn ý và ý nghĩa sâu xa của những lời phản đối.

- Tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích tập thể. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đảm bảo uy tín của tập thế.

- Đảm bảo bầu không khí vui vẻ khi kết thúc đàm phán. Tiếp tục duy trì các mối quan hệ với đối tác về lâu dài.

Sau cuộc đàm phán Công ty nên tổ chức các buổi họp nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả đàm phán, đặc biệt trong những trường hợp mà đàm phán thất bại thì việc này lại càng cần thiết. Công ty nên tạo ra một thói quen về tổng kết đúc rút kinh nghiệm một cách thường xuyên từ đó mới có thể tạo ra một kho tang kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong đàm phán, trong cách ứng xử với các đối tác trên thị trường khác nhau cho bản thân công ty.

Công ty có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả hoạt động đàm phán:

- Chỉ tiêu đánh giá hợp đồng có được kí kết chặt chẽ hay không:

Mục tiêu đè ra ban đầu có bị thay đổi trong quá trinh đàm phán hay không, thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hay xấu hơn.

Mục tiêu dự định đạt được ở mức độ nào?

-Chỉ tiêu đánh giá hợp đồng có được kí kết chặt chẽ hay không:

Do việc kí kết hợp đồng là kết quả của quá trình giao dịch đàm phán. Vì vậy, cuộc đàm phán thành công khi hợp đồng được ký kết đảm báo tính chặt chẽ.Cụ thể:

√ Hợp đồng có đủ các thông tin về chủ thể, ngay, tháng và địa điểm ký kết hợp đồng.

√ Hợp đồng có đủ các điều khoản chủ yếu mà pháp luật yêu cầu.

√ Nội dung của cấc điều khoản phải chặt chẽ, bao quát hết các vấn đề liên quan đến điều khoản đó.

√ Ngôn ngữ của hợp đồng phải chính xác, rõ ràng.

√ Hợp đòng phải đảm bảo cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Một phần của tài liệu Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH phát triển kinh doanh dự án quốc tế A.C (Trang 66)