- Về vấn đề thuê tàu biển:
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY A.C
3.2.1.3. Kế hoạch đào tạo bài bản đội ngũ chuyên gia kinh tế
Nhà nước nên đầu tư cử một số sinh viên giỏi đi học kiến thức về các ngành kinh tế và kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế ở các nước
kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật, các nước NICs; cử các cán bộ đi tu nghiệp một thời gian tại các nước này về các kỹ năng giao dịch, đàm phán, làm việc với các đối tác nước ngoài trong thời gian chuyển đổi hiện tại để không bỏ lỡ các cơ hội của việc sớm tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, cần có các chính sách khuyến khích thích hợp để các lưu học sinh Việt Nam sau quá trình đạo tạo ở nước ngoài sẽ về nước cống hiến. Như chính sách đầu tư cho giáo dục ở Trung Quốc- trong 10 người du học có 3 người trở về xây dựng đất nước đã là một thành công-. Trong mỗi lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài đều có tinh thần yêu nước và mong mỏi giúp xây dựng đất nước nhưng cần có cơ chế tạo điều kiện cho họ áp dụng những kiến thức học được từ nước ngoài, góp phần xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Từ cơ chế bao cấp trong nhiều năm sang cơ chế thị trường, không thể trông chờ vào một sự “thay máu” trong nhận thức về tư duy kinh tế một sớm một chiều mà có lẽ cách tốt nhất là nên xây dựng được các mô hình đào tạo trong nước kết hợp được các yếu tố hiện đại và truyền thống, kết hợp kinh nghiệm kinh tế, thương mại của phương Tây trong nền văn hoá và ý thức hệ phương Đông. Có ý thức được sâu sắc về mối quan hệ tất yếu này mới tạo ra hiệu quả của đào tạo và mới có được một sự phát triển bền vững, đúng hướng.