Tạo thế đàm phán cho doanh nghiệp bằng cách quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH phát triển kinh doanh dự án quốc tế A.C (Trang 53)

- Về vấn đề thuê tàu biển:

3.2.1.4.Tạo thế đàm phán cho doanh nghiệp bằng cách quảng bá thương hiệu

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY A.C

3.2.1.4.Tạo thế đàm phán cho doanh nghiệp bằng cách quảng bá thương hiệu

Hiện nay, khi nhiều mặt hàng Việt Nam đã được cải thiện về chất lượng và mẫu mã thì lại vấp phải khó khăn là chưa có được một thương hiệu uy tín. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và không ngại đầu tư nhiều công sức và tiền của vào việc này. Nhưng bên cạnh sự tích cực tại mỗi doanh nghiệp, Nhà nước cũng nên có một chiến lược quảng bá thương hiệu quốc gia tại các thị trường chính, qua đó xây dựng một hình ảnh tin cậy về chất lượng của hàng Việt Nam đến các đối tác nước ngoài. Để làm được hiệu quả kế hoạch này cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, các cơ quan tham tán của ta tại nước ngoài, mạng lưới Việt kiều tại các nước và không thể không kết hợp chặt chẽ với giới doanh nghiệp trong

nước mà đại diện là các Hội doanh nghiệp. Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã có sáng kiến xây dựng giải thưởng “Sao vàng đất Việt” trao cho các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng của Việt Nam. Logo của giải thưởng sẽ được gắn lên mỗi sản phẩm này như một sự công nhận về chất lượng của Việt Nam về hàng hoá của mình. Hy vọng cùng với việc quảng bá uy tín của những giải thưởng như thế này sẽ giúp cho hàng hoá Việt Nam gây được một ấn tượng đáng tin cậy ban đầu đối với các đối tác nước ngoài lần đầu làm việc với Việt Nam, trong đó có Malaysia vốn trọng các tiêu chuẩn và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như hiện tại Nhà nước nên có những nỗ lực thiết thực trong việc tạo điều kiện giúp đỡ chương trình “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam” như cà phê Trung Nguyên, bưởi Năm roi, kẹo dừa Bến Tre, thanh long Bình Thuận, vải thiều Lục Ngạn… do doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên- một doanh nghiệp ý thức rất rõ tầm quan trọng của thương hiệu khi thâm nhập thị trường quốc tế- khởi xướng và đóng góp một phần tài chính tài trợ cho chương trình. Bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình, Nhà nước đã giúp tạo cho doanh nghiệp một uy tín trên thương trường, một thế đàm phán tự tin, vững trãi, hứa hẹn nhiều cơ hội thành công.

Về mặt tài chính, Nhà nước cần lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp đỡ các doanh nghiệp tìm hiểu thực tế thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm để quảng bá hình ảnh của sản phẩm, của công ty. Đồng thời Nhà nước cần chủ trương giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể đó là quá trình đầu tư vừa để mở rộng quy mô, tăng năng suất nhằm huy động mọi nguồn lực nội tại bao gồm cả tự nhiên và con người, vừa để đổi mới quy trình sản xuất bằng công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến hiện đại.

Một phần của tài liệu Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH phát triển kinh doanh dự án quốc tế A.C (Trang 53)