Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về các hoạt động thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH phát triển kinh doanh dự án quốc tế A.C (Trang 51)

- Về vấn đề thuê tàu biển:

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY A.C

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về các hoạt động thương mại quốc tế

mại quốc tế

Để nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần có các điều kiện dễ dàng tương thích với quốc tế như một hệ thống pháp luật đầy đủ, một cơ chế quản lý cởi mở, năng động của Nhà nước, giảm dần tính quan liêu. Chúng ta cần tạo nên một môi trường pháp lý tương đối ổn định, minh bạch, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn vậy Nhà nước cần chỉ đạo các Bộ ngành hữu quan tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản luật hoặc dưới luật đã lỗi thời, bất cập; sửa đổi lại luật Thương mại vốn chỉ điều chỉnh thương mại hàng hoá mà chưa đề

cập đến thương mại dịch vụ và các quan hệ sở hữu trí tuệ; xây dựng Luật chống bán phá giá; nhanh chóng đưa Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền vào thực thi nhằm tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước …

Một điều cũng rất quan trọng nữa là cần tạo một mối liên hệ hiệu quả, kịp thời giữa chính phủ và giới doanh nghiệp để sự hỗ trợ, hợp tác được thông suốt. Chẳng hạn như việc thông tin về các cơ hội giao lưu, quảng bá với giới doanh nghiệp Malaysia, các thông tin nhanh về thị trường do cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam tại Malaysia cung cấp cần được kịp thời đưa đến các doanh nghiệp để tận dụng được các thời cơ thâm nhập thị trường.

Nhà nước cần phát huy tính hiệu quả các cơ quan phi chính phủ như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trong việc hợp tác với các đại diện của công ty, các tổ chức thương mại của Malaysia ở Việt Nam, Việt kiều,... để tổ chức những khoá đào tạo, các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại của Malaysia nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về mặt pháp lý cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp có được phương pháp tiếp cận thị trường và phương pháp đàm phán hiệu quả trong kinh doanh với Malaysia.

Đồng thời Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, Bộ ngành liên quan thành lập các website, xuất bản và lưu hành những ấn phẩm về những vấn đề này, nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp cập nhật, tham khảo.

Hệ thống chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của Malaysia rất phức tạp, đa dạng, chi tiết đối với từng nước, từng mặt hàng, từng thời kỳ và luôn được bổ xung, thay đổi sát với những diễn biến của quan hệ chính trị. kinh tế, thương mại với từng nước. Vì vậy, chúng ta phải có bộ phận chuyên theo dõi những chính sách mới của Malaysia để có thể thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp và cũng để chính phủ có những đối sách thích hợp.

Một phần của tài liệu Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH phát triển kinh doanh dự án quốc tế A.C (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w