Nho kiệm (tiết kiệm của nhà Nho)

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 116)

II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

9.Nho kiệm (tiết kiệm của nhà Nho)

Là nhà nho ắt phải tiết kiệm, không tiết kiệm thì không phải nhà nho…

Khổng Nghiệp Tử: Tể Tử nói: Từ khi theo phu tử đến nay, bất cứ lúc nào cũng thấy ngài sống thanh bần, tiết kiệm, vợ không tô vẽ, thiếp không mặc lụa, xe không chạm trỗ, ngựa không ăn thóc, đạo thịnh ắt vui với đạo, đạo không thịnh ắt vui với thân, sở dĩ vì thế mà có thể làm thầy (ngƣời ta) vậy.

Trang Tử: Trang Chu mặc áo đại bố đi qua Nguỵ Vƣơng, Nguỵ Vƣơng nói: “vì sao có vẻ mệt mỏi vậy?” Trang Tử đáp: “Kẻ sĩ có đạo đức không thể tỏ vẻ mệt mỏi, do áo cũ, giày rách chứ không phải mệt mỏi. Tấn thư- Mạnh Ngung truyện: Ngung từ nhỏ đã rất kiệm ƣớc, mặc áo vải, ăn cơm rau, lấy kinh sách làm trò tiêu khiển. Dƣơng Kha truyện: Kha từ nhỏ đã thích giản dị, nghiệp học tinh thông, thƣờng ăn cơm rau, mặc áo thô, uống nƣớc trắng, khoan thai tự đắc.

Tấn thư – Vương Cung truyện: Vƣơng Thầm thấy chiếc chiếu mà Cung ngồi dài 6 tấc, Thẩm cho rằng Cung có của dƣ vì thế đã xin nó, Cung liền tặng nó cho Vƣơng Thầm rồi ngồi đệm cỏ, Vƣơng Thần nghe đƣợc kinh ngạc, Cung nói: Ta bình sinh không có vật gì dài. Thường Cự hậu hiền chí: Hà Tuỳ ngƣời Thục Quận Bì, sống thanh bần tiết kiệm, mặc áo cũ, ăn cơm rau, ban ngày đích thân cày cấy, ban đêm đọc sách, ngƣời trong vùng gửi

tặng lễ hậu Tuỳ đều không nhận. Hậu Triệu lục: Mạnh Trác từ nhỏ đã có chí thanh bần, một chiếc quần đơn mặc 16 năm không đổi.

Nam sử - Khổng Nghỉ truyện: Nghỉ tính tình chân thực, tiết kiệm, không mƣợn cớ che đậy, gặp đƣợc vật quý thƣởng thức thƣờng sử dụng không nghi hoặc, đồ vật của ông thô kệch nhƣng suốt đời không thay đổi. Cùng thời có Cố Ký ngƣời Ngô Quận cũng là ngƣời cần kiệm, quần áo vật dụng đều chọn những thứ thô kệch. Đời Tống nói đến ngƣời thanh bần, cần kiệm đều nhắc đến hai ngƣời này. Nhan Diên Chi truyện: Diên Chi sống rất tằn tiện, không mƣu cầu tài lợi, áo vải cơm rau, uống rƣợu một mình, rất thảnh thơi tự tại.

Lương thư: Quách Tổ tính tình hết mực tằn tiện, thƣờng mặc áo vải cũ. Tân Đƣờng thƣ – Bùi Hƣu truyện. Bùi phẩm hạnh thanh liêm, có ngƣời tặng thịt hƣu, chƣ sinh cùng chia nhau thƣởng thức riêng Hƣu không ăn, nói rằng: “Cơm rau hãy còn không đủ, nay ăn một lần thịt, ngày sau lấy gì để ăn tiếp… Thiệu Khang Tiết – vô danh công truyện: Phòng ngủ là chỗ để nghỉ ngơi, không cần phải quá đẹp, chỉ cần mùa đông ấm, mùa hạ mát.

Tư Mã huấn kiệm văn: Ta vốn là con nhà nghèo, suốt đời lấy sự thanh bạch để nối tiếp, tính ta không thích xa xỉ phung phí, từ khi còn nhỏ, ngƣời lớn cho ta y phục có trang sức chau báu ta thƣờng xấu hổ đỏ mặt mà vứt nó đi. 12 tuổi đăng khoa, trong yến Văn Hỷ, chỉ mình ta không đội hoa, bạn đồng khoa nói rằng: “Đồ vua ban không thể từ chối đƣợc”, ta (bất đắc dĩ) phải cài lên đầu. Ta bình sinh thƣờng mặc áo cũ, ăn đủ no bụng, cũng không dám lấy chuyện ăn mặc cũ nát để mƣợn cớ nổi danh, chỉ là thuận theo tính của ta mà thôi. Tƣơng sơn dã lục: Phạm Hy Văn lúc nhỏ nghèo khó, đọc sách ở tăng xá núi Tƣờng Bạch, làm một bát đựng cháo, lại dùng dao vạch thành bốn phần, sáng tối mỗi lần ăn hai phần, làm nhƣ vậy suốt 3 năm liền.

Tống sử - Phạm Trọng Yêm: Tử Thuần Nhân lấy vơ đem về, vợ dùng vải the làm màn, Thuần Nhân biết đƣợc không vui nói: “Vải the há có thể là thứ dùng để làm màn hay sao? Nhà ta vốn thanh bần, tiết kiệm, sao có thể làm trái với gia pháp đƣợc?…” Sơn đường tứ khảo: Tô Đông Pha đời Tống từng

nói với Lƣu Cống Phụ rằng: “Ông cùng em tôi khi đỗ chế khoa, ngày ngày hƣởng lộc tam bạch, ăn rất ngon. Cống phụ hỏi về tam bạch. Đông Pha đáp: “Một nhúm muối, một dĩa củ cải, một bát cơm, chính là cơm “tam bạch”. Cống Phụ cƣời lớn.

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 116)