Bối cảnh sáng tác và niên đại hoàn thành tác phẩm

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 25)

1 Theo Ngô Đức Thọ, Nguyễn Đức Đạt – Nhà giáo và học giả nửa cuối thể kỷ 9, đề tài luận văn thạc sĩ

1.2.1.Bối cảnh sáng tác và niên đại hoàn thành tác phẩm

1.2.1.1. Bối cảnh sáng tác

Cần kiệm vựng biên thực chất là một tác phẩm thuộc thể loại sách gia huấn, tức sách dùng để giáo dục, răn dạy con cháu trong gia đình. Thời xƣa những gia đình danh gia vọng tộc, trí thức, có truyền thống khoa bảng thƣờng rất coi trọng nền tảng gia đình, luân thƣờng đạo lý, chuẩn mực xử thế, đạo đức làm ngƣời... Do vậy, mỗi gia tộc đều có những cuốn sách thuộc thể loại gia huấn lƣu hành trong nội bộ gia tộc mình để răn dạy các thành viên trong gia tộc. Tác giả của những cuốn sách này thƣờng là những ngƣời có tri thức, có địa vị trong gia tộc và xã hội. Bản thân ngƣời viết (soạn, dịch) cũng chính là tấm gƣơng, là mẫu mực về nếp sống, hành vi, đạo đức, đối nhân xử thế... cho các thành viên trong gia tộc. Bản thân họ phải là những ngƣời thực hiện đƣợc tất cả các nguyên tắc, các chuẩn mực, các tiêu chí trong sách gia huấn. Có nhƣ vậy cuốn sách viết ra mới có giá trị, mới đƣợc các thành viên trong gia tộc quý trọng và tuân theo. Cuốn Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt không nằm ngoài quy luật trên.

Tuy con đƣờng làm quan của Nguyễn Đức Đạt rất sáng sủa, hanh thông nhƣng lại sống vào buổi nhiễu nhƣơng. Để củng cố địa vị chuyên chế và thống nhất quốc gia nhà Nguyễn cũng đã đƣa Nho giáo lên địa vị độc tôn, mà Nho giáo thời kỳ này lại lấy Tống Nho làm chuẩn mực. Trong mấy chục năm đầu đời Nguyễn, các vua hạ lệnh biên soạn nhiều công trình địa lý, lịch sử, giáo khoa rất đồ sộ. Những bộ sách đồ sộ này không những có sự đóng góp rất lớn cho học thuật nƣớc nhà mà còn nhằm đến một mục đích phát dƣơng tƣ tƣởng Nho giáo để cải tạo tƣ tƣởng, cải tạo xã hội. Điều này có ảnh hƣởng sâu sắc đến tƣ tƣởng của tầng lớp sĩ phu đƣơng thời, là một Thám hoa đỗ đầu, lại nhiều lần giữ chức Đốc học (một chức quan về giáo dục) Nguyễn Đức Đạt không nằm ngoài luồng ảnh hƣởng trên.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng tại Đà Nẵng, nhanh chóng chiếm đóng Nam kỳ. Ngoài mâu thuẫn dân tộc, vấn đề xung đột tƣ tƣởng

trong xã hội Việt Nam trở nên nổi trội và gay gắt hơn bao giờ hết. Sau gót giày của quân xâm lƣợc thực dân Pháp là sự lấn chiếm ồ ạt của tƣ tƣởng ngoại lai Âu châu, một thứ tƣ tƣởng vốn rất xa lạ với ngƣời phƣơng Đông nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng - những con ngƣời đã ăn đời ở kiếp với tƣ tƣởng Nho giáo, đặc biệt là tầng lớp sĩ phu đọc sách thánh hiền. Kết quả là những giá trị chuẩn mực đạo đức Nho giáo cổ truyền bị lung lay, lối sống theo lề thói cũ vốn đƣợc coi là quy chuẩn bị đảo lộn, sự tha hoá trong đội ngũ quan lại, những thƣớc đo hành vi nhƣ cần, kiệm, liêm, chính bị mất gốc. Là một sĩ phu yêu nƣớc, trung thành với chế độ, với tƣ tƣởng Tống nho, Nguyễn Đức Đạt không thể dửng dƣng trƣớc hiện thực xã hội. Đây chính là những lý do trực tiếp khiến Nguyễn Đức Đạt soạn Cần kiệm vựng biên.

Cuốn sách là một bộ vựng tập những lời dạy của ngƣời xƣa qua các sách kinh, sử, tử, tập về vấn đề cần, kiệm để răn dạy hậu thế. Tuy thuộc thể loại sách gia huấn, nhƣng Cần kiệm vựng biên đã vƣợt ra ngoài phạm vi gia huấn, trở thành cuốn sách dành cho rất cả các tầng lớp và trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đó thực sự là một cuốn sách có giá trị.

1.2.1.2. Niên đại hoàn thành tác phẩm

Xác định niên đại hoàn thành một văn bản cổ là rất quan trọng, nó cũng là bƣớc mấu chốt trong công tác nghiên cứu văn bản học.

Đối với văn bản Cần kiệm vựng biên thì rất may là đã có đƣợc đầy đủ về thời điểm biên soạn, bình luận và viết lời tựa cũng nhƣ thời điểm khắc in của văn bản.

Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu thì văn bản Cần kiệm vựng biên đƣợc biên tập, bình luận, viết lời tựa vào năm Tự Đức thứ 23 (1870).

Theo Ngô Đức Thọ trong luận văn Thạc sĩ đề tài: Nguyễn Đức Đạt, nhà giáo và học giả nửa thế kỷ XIX - Nguyễn Đức Đạt, thì văn bản Cần kiệm vựng biên đƣợc hoàn thành vào tháng 8 năm Tự Đức thứ 23 (1870).

là “Tự Đức nhị thập tam niên Canh Ngọ, mạnh thu, sóc đán” ( mùng 1 tháng 8 năm Tự Đức thứ 23)

Trang bìa văn bản Cần kiệm vựng biên, dòng chữ triện ngang trên cùng đề “嗣 德 辛 巳 季 秋 恭 鐫” Tự Đức Tân Tỵ quý thu cung tuyên (cung kính khắc in vào cuối thu, tháng 10 năm Tân Tỵ (1881) niên hiệu Tự Đức).

Theo những khảo sát nhƣ trên chúng tôi đi đến kết luận văn bản Cần kiệm vựng biên đƣợc hoàn thành vào tháng 8 năm 1870 và đến tháng 10 năm 1881 đƣợc khắc in.

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 25)