Cần nghiệp (chuyên cần trong nghề nghiệp)

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 108)

II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

5.Cần nghiệp (chuyên cần trong nghề nghiệp)

Ngƣời ắt phải có một nghề, có một nghề sẽ lập nên một công, bền bỉ với nghề nghiệp của mình không phế bỏ, kế sinh nhai sẽ vững bền.

Hoàng Phụ Mật Cao Sĩ truyện viết: Lão Lai Tử ngƣời nƣớc Sở cày ruộng ở Mông Sơn, uống nƣớc suối ăn quả rừng, khai khẩn núi mà gieo hạt giống. Cao Sĩ truyện viết: Trần Trọng Tử là ngƣời nƣớc Tề, sống ở đất Lăng, tự bện dày, cùng vợ trải qua những ngày tháng khốn khó, Sở vƣơng sai sứ ban tặng (vàng bạc) cho Trọng Tử…Lại viết: Lƣơng Hồng Bình ngƣời đất Lăng cùng với vợ là Mạnh Quang vào núi Bá Lăng để cày cấy lập nghiệp. Hán Thư - Từ Trĩ truyện viết: Trĩ nhà nghèo thƣờng tự cày cấy, nếu không lao động quyết không ăn. Cao Sĩ truyện viết: Nhân Hy ngƣời Thành Đô, làm chức huyện lệnh Tử Đồng cáo quan về quê chuyên cần với nghiệp cày cấy.

Đông Quan Hán ký viết: Đệ Ngũ Luân quy ẩn điền viên, đích thân cùng nô bộc phát cỏ dại trồng lúa mạch. Cao Sĩ truyện viết: “Tuyên Đế tuần du đến Cảnh Lăng, bách tính không ai không đến xem, riêng Lão Phụ vẫn cày dƣới ruộng không nghỉ. Thƣợng thƣ Trƣơng Ôn lấy làm lạ sai ngƣời tới hỏi, Lão Phụ cƣời không đáp. Tạ Thừa Hậu Hán thư viết: Lý Trƣờng Gia ban ngày cày ruộng, buổi tối đọc sách, ngày không có chợ thƣờng bóc hạt cao lƣơng làm cơm ăn. Điển lược viết: Trình Kiên Cƣ nhà nghèo không có lƣơng thực, bèn lấy nghề mài gƣơng để tự sống chứ không nhận của ngƣời khác cho. Liệt nữ truyện viết: Vợ của Ngô Hứa Thăng, là con của Lã Hậu, tên tự là Vinh. Thăng ham cờ bạc, không quan tâm gì đến chuyện làm ăn, Vinh tự

mình chuyên cần làm việc để phụng dƣỡng mẹ chồng, khuyên nhủ Thăng tu học.

Tấn thư Hoàng Phụ Mật truyện viết: Mật mắc bệnh tê thấp, nhƣng vì ham tập mà tay không ngơi nghỉ. Lưu Thực truyện viết: Thực là ngƣời hầu của Trƣợng Sách, mỗi khi chủ gặp khó khăn, Thực không bao giờ buồn rầu, chuyện ăn mặc của chủ nhân đều tự mình đảm nhiệm. Dữu Cổn truyện viết: Cổn buôn bán để phụng dƣỡng mẹ, mẹ thấy Cổn vất vả mà nói rằng: (Con vất vả thế) ta ăn không thấy ngon. Cổn đáp lại rằng: “Nếu mẹ ăn không ngon thì Cổn con sẽ ở đâu đây?” Mẹ cảm động mà yên lòng. Tiêu Tú truyện: Tú thƣờng đội mũ nan mặc áo cũ, đích thân cày ruộng, lánh nạn ở Đãng Cừ…Tú đã 80 tuổi, mọi ngƣời muốn thay ông gánh vác trách nhiệm, Tú nói: Mọi ngƣời ai cũng sẽ già yếu, nên trƣớc phải mƣu sinh. Ta khí lực còn có thể kham nổi, há lại lấy sự già nua làm luỵ đến mọi ngƣời hay sao?

Quách Văn truyện: Văn ẩn cƣ trong núi, phát cỏ trồng mạch để tự cung cấp. Đào Tiềm truyện: Đào Tiềm cùng với vợ có cùng chí thú, chồng cày phía trƣớc, vợ cuốc phía sau. Lại viết: Đào Khản gia cảnh bần hàn, mẹ Khản phải kéo sợi để duy trì cuộc sống. Tắc thần hậu ký: Chu Trừu nhà nghèo nhƣng vui với đạo, vợ chồng đi cày ban đêm. Hậu Yến lục: Vợ chồng Vƣơng cao ban ngày cày cuốc, ban đêm phát cỏ. Nam sử: Trần hoàng hậu của Tề Hiếu Tuyên lúc nhỏ gia cảnh bần hàn, rất chăm chỉ làm việc, sau khi làm hoàng hậu đức tính đó vẫn không đổi. Trình Linh Tẩy truyện: Linh Tẩy tính thích trồng trọt, chuyên cần cày cấy, đến lão nông cũng không theo kịp, thê thiếp đều không ai ngồi không (vì cảm cái đức của ông). Tuyền Hoà thƣ phổ: Đào Hoằng Cảnh học Thƣ, khổ tâm đốc chí, nhà nghèo không có giấy mực, bèn lấy bông lau đốt thành muội làm mực, chƣa từng biết mệt mỏi. Vệ Văn Công giả Vƣơng Thừa Phúc truyện: Phúc làm binh sĩ vâng mệnh dẹp loạn nông dân Thiên Bảo ở Trƣờng An trở về, sống nhờ vào nghề thợ nề đã hơn 30 năm. Ông ta nói rằng: Ngƣời có lớn có bé, mỗi ngƣời đều có khả năng riêng của mình, nếu khí cụ (dùng để làm việc) còn thí còn có cái ăn,

còn lƣời nhác trong công việc của mình rất có trời báo ứng. Cho nên ta không dám một ngày bỏ cái bay (đồ dùng làm thợ nề) của mình đƣợc.

Kiến văn chí: Chung Ẩn muốn học bút pháp của Quách Càn Huy, bèn mai danh ẩn tích giả làm nô bộc trong phủ họ Quách mà Càn Huy không hề hay biết. Một hôm Ẩn vẽ lên tƣờng một con hạc, Càn Huy kinh ngạc nói: Ngƣơi chẳng phải Chung Ẩn hay sao? Chung Ẩn lại bái (xin làm học trò), Càn Huy vui mừng nói: “trẻ con có thể dạy đƣợc”. Tống sử - Tân Nghiệp Điệt truyện. Nghiệp Điệt thƣờng nói ngƣời sống đƣợc nhờ chuyên cần, lấy việc dốc sức vào nghề nông làm đầu, cho nên lấy cày cấy để ngẩng cao đầu. Đông Pha chí: Trƣơng Chi luyện chữ dùng nƣớc hồ rửa bút, đến nỗi nƣớc hồ biến thành màu đen nhƣ mực. Nguyên sử: Lôi Ứng truyện: Ứng lên 7 mồ côi cha, mẹ là Hầu thị kéo sợi dệt vải để nuôi ứng ăn học. Phạm Quách truyện: Quách khi ở nhà ắt khom lƣng thủ tiết, dốc lòng phụng dƣỡng cha mẹ, khi ra ngoài ắt dùng tài ứng biến của mình để bố thí cho ngƣời khác. Lƣu Mẫn truyện: Mẫn lấy đức hiếu liêm để làm quan, chiều tối đến Long giang cắt lau, sáng sớm chở về nhà sau đó lo liệu việc quan, vợ lấy nghề kéo sợi dệt vải để phụng dƣỡng mẹ.

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 108)