Cần chức (chuyên cần trong chức vụ)

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 100)

II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

3.Cần chức (chuyên cần trong chức vụ)

Chu Kỷ viết: Chu Công răn dạy Bá Cầm rằng: “Ta mỗi lần gội đầu ba lần vắt tóc, mỗi lần ăn ba lần dừng lại để tiếp kiến kẻ sĩ, do sợ mất hiền nhân trong thiên hạ. Mạnh Tử viết: Chu Công cùng với ba vua (Vũ, Thang, Văn) để thi hành bốn việc, thời thế khác nhau, cho nên việc cũng có điều không hợp, phải suy ngẫm để đạt đƣợc, cái đạo lý ban đầu của nó ắt không khác nhau. Thi truyện viết: Chiêu Công cần lao cùng nhân dân, ngƣời nƣớc Yến nhớ mong mà làm bài phú Cam đƣờng. Lại viết: Xƣa năm Vũ Công tại vị đến 95 năm, là do ông khuyên bảo mọi ngƣời trong nƣớc rằng: “Từ công khanh xuống đến sƣ trƣởng, nếu là ngƣời tại triều, không đƣợc thấy ta già mà bỏ ta, tất phải đọc bài “ý”7 để tự cảnh giác. Thi ngoại truyện viết: Tử Tiện trị lý ở đất Đan Phụ, suốt ngày nghe đàn, thân không hạ đƣờng mà Đan Phụ vẫn yên trị; Vu Mã Kỳ (làm việc) từ khi sao mọc đến khi sao lặn, ngày đêm không nghỉ, mà Đan Phụ cũng yên trị.

Vũ biên viết: Ngô Khởi làm tƣớng nƣớc Nguỵ, ăn chung mặc chung với những sĩ tốt thấp nhất, nghủ không trải chiếu, xuất hành không ngồi xe, đích thân vác lƣơng thực, cùng sĩ tốt chia sẻ nỗi cực nhọc…Hán Thư - Triệu Quảng Hán truyện viết: Quảng Hán là ngƣời dũng lực thiên bẩm, dồn hết tinh lực trong chức vụ, gặp phải vấn đề gì thƣờng thức trắng đến sáng. Thiệu Tín Thần truyện viết: Tín Thần làm thái thú Nam Dƣơng, là ngƣời chuyên cần, muốn thích vì dân hƣng lợi, đích thân đi cày để khuyến nông, luôn ở ngoài ruộng, rất hiếm có lúc nghỉ ngơi.

Hậu Hán - Tiết Tuyên truyện viết: Tuyên vì Phùng Dực mà tận lực với chức vụ…Phùng Cần truyện viết: Phùng Cần là lang trung cấp sự thƣợng thƣ, để lo việc quân lƣơng, ông hết mực chuyên cần với chức vụ. Mỗi lần diện kiến, vua thƣờng quay lại nói với tả hữu rằng: “Đẹp thay quan kia (Phùng Cần)”. Đông Quan Hán ký viết: Vƣơng Đan mỗi năm đến mùa thu hoạch thƣờng chở rƣợu thịt ra giữa ruộng ban cho những ngƣời chăm chỉ,

cùng họ chia sẻ cực nhọc. Thông giám viết: Gia Cát Lƣợng thƣờng đích thân đối chiếu công văn, Chủ Bạc Trƣờng vào khuyên ông rằng: “Việc trị lý quốc gia là có chế độ, công việc của cấp trên và cấp dƣới không thể lẫn lộn. Cho nên cổ nhân nói: “Ngồi mà luận đạo, gọi là tam công, ngƣời chấp hành mệnh lệnh, đích thân thực hiện, gọi là sĩ đại phu, nay minh công trị lý, lại đích thân đối chiếu công văn, mồ hôi tuôn ra suốt ngày, chẳng phải là quá cực nhọc hay sao!”.

Tam quốc chí – Khương Duy truyện viết: Gia Cát Lƣợng cùng Tƣởng Uyển dâng thƣ nói: Khƣơng Bá Ƣớc trung thành, cần mẫn với chức vụ, suy nghĩ chu đáo, ngƣời này thực là bậc thƣợng sĩ Kinh Châu. Đỗ Dự đời Tấn lúc ở nhà thì dùi mài kinh sử, lúc làm quan thì hết lòng hết sức xử lý việc công, không có việc gì biết mà không làm. Tấn kỷ viết: Đào Khản trong thời gian làm thứ sử Quảng Châu, sự vụ tƣơng đối nhàn tản, mỗi sáng sớm thức dậy ông đều chuyển mấy trăm viên gạch ra ngoài nhà, buổi tối lại chuyển vào trong nhà. Có ngƣời nhìn thấy cảm thấy rất kỳ lạ hỏi nguyên cớ, ông đáp: “Ta nguyện dốc tận sức vì Trung Nguyên, nếu quá nhàn dật, ta sợ không kham nổi công việc cho nên phải tự lao động. Lại nói: Đào Khản khi làm đô đốc Kinh Châu coi giữ việc quân, tính tình thông minh mẫn tiệp, cung kính, chuyên cần, suốt ngày thu gối ngồi ngay ngắn, việc quân việc phủ đều kiểm tra xử lý không bỏ sót việc gì, chƣa từng thấy rảnh rỗi.”

Tấn thư viết: Tổ Địch trấn giữ Ung Khâu, đích thân cày cấy để khuyến khích nông tang, khắc kỷ bố thí cho kẻ dƣới, trăm họ vô cùng yêu mến. Nam sử - Tề Hà Kính Dung truyện viết: Từ đời Tấn, đời Tống đến nay, tể tƣớng đều thích an dật nhàn hạ, riêng Kính Dung luôn cần cù với công việc. Phạm Vân truyện: Thái tử Văn Huệ thƣờng đi tuần du đến Đông Điền xem gặt lúa, Phạm Vân luôn theo bên cạnh, Văn Huệ ngoảnh lại nhìn Phạm Vân nói: “Họ gặt thật nhanh”, Vân nói: Ba mùa thời vụ đều cần lao cực nhọc, mong điện hạ biết nỗi khó nhọc của nghề cày cấy mà bớt sự an nhàn hƣởng lạc.”

lang, Thƣợng sƣ sử bộ lang, Tham chƣởng truyện mộ rộng rãi…Miễn làm Tham chƣởng quân thƣ, ngày đêm chuyên cần, mấy tuần không về nhà. Mỗi khi về nhà, bầy chó thi nhau sủa (không nhận ra chủ), Miễn than rằng: “Ta vì mải lo việc nƣớc mà quên việc nhà, đến nỗi nhƣ thế này đây. Lƣơng Vi Duệ truyện: Huệ thảo phạt Hợp Phì, ngày tiếp khách lữ hành, đêm tính toán quân thƣ, canh ba đã dậy thắp đèn sáng trƣng nhắc nhở mọi ngƣời, thƣờng sợ không kịp, vì thế quân sĩ đua nhau về với ông ta. Đồn sở lập tức đƣợc tu sửa xây dựng, thành trì, hàng rào, tƣờng vách, tất cả đều theo khuôn thƣớc chuẩn mực.

Tôn Thất truyện: Ban đầu, Từ Vƣơng Phạm làm vệ uý, suốt đêm tuần hành trong thành, muốn hoàng đế biết đƣợc sự chuyên cần của ông ta. Đến khi đƣợc thăng chức, ban đêm lại đi tuần, nhƣng không muốn cho ngƣời khác biết. Có ngƣời hỏi nguyên cớ, ông nói: “Tuần gác trong đêm, quả thực rất vất vả, chúa thƣợng từ ái nghe nói sẽ ban cho đƣợc nghỉ. Làm trái chiếu chỉ thì không thể, nếu phụng chiếu thì phế bỏ công việc, vì thế (tôi) thƣờng sợ có ngƣời biết…”

Ngụy thị Xuân Thu: Cao Văn Huệ làm chức thích gian, đêm ngày kiên trì không biết mệt mỏi, đến nỗi bó gối ôm sách mà ngủ, Thái Tổ thƣờng vi hành ban đêm để xem xét tình hình nhìn thấy bèn cởi áo đắp cho ông ta rồi đi. Bắc sử - Tề Hộc Luật Quang truyện: Quang hành binh chƣa định đƣợc doanh trại ắt không vào trƣớng (nghỉ ngơi), hoặc suốt ngày không ngồi, mình không cởi áo giáp. Chu Bùi Hiệp truyện: Hiệp thƣờng mắc chứng trầm cảm, quân sĩ thân cận rất lo lắng, bỗng nghe 5 hồi trống, bèn hoảng hốt tỉnh dậy, nhìn sang tả hữu nói: “Có thể từ hƣớng phủ chăng?. Bệnh vì thế mà thuyên giảm, Tấn Công Hộ biết chuyện nói: Bùi Hiệp bệnh nguy cấp nhƣ thế mà vẫn không bỏ chức vụ, vì nghe tiếng trống, bệnh dần thuyên giảm, nhƣ vậy chẳng phải trời đã phù hộ cho sự cần lao của ông ta chăng?.

Quách Vinh truyện: Vinh tòng quân tấn công thành Liêu Đông, thƣờng dấn thân vào làn tên mũi đạn, ngày đêm không cởi bỏ áo giáp, vua biết

chuyện rất vui mừng, mỗi khi có chuyện vất vả thƣờng miễn cho ông ta. Thông giám: Phòng Huyền Linh đời Đƣờng thông đạt việc quan, dùng văn chƣơng để tô điểm, sớm tối tận tâm, chỉ sợ vạn vật bị mất chỗ của mình…

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 100)