Nội dung của Cần kiệm vựng biên với chữ “Kiệm”

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 60)

2 Một bài trong Kinh th

2.1.2. Nội dung của Cần kiệm vựng biên với chữ “Kiệm”

Bốn đức tính hàng đầu về đạo đức cách mạng trong quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh thì chữ “kiệm” đƣợc xếp thứ hai chỉ sau chữ “cần”. Tiết kiệm là một mỹ đức và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của từng cá nhân và toàn xã hội; nó là nền tảng cho các phẩm chất đạo đức khác nhƣ liêm khiết, trong sạch, giản dị. “Kiệm” luôn đi đôi với “cần” bởi một ngƣời chăm chỉ lao động nhƣng lại hoang phí, xa xỉ thì sẽ không thấy đƣợc thành quả lao động và nếu không tiết kiệm thì sự chăm chỉ sẽ trở thành vô nghĩa.

Cũng tƣơng tự nhƣ phần bàn về chữ “cần”, phần bàn về chữ “kiệm” này Nguyễn Đức Đạt cũng chia thành năm nội dung chính, ngoài phần Huấn kiệm là lời răn dạy chung về đức tính tiết chế, giản dị, sự cần thiết cùng tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và phần “Tập kiệm” bàn về sự thực hành và rèn luyện đức tính tiết kiệm, ba phần còn lại bao gồm “Chủ kiệm” (sự tiết kiệm của ngƣời làm vua - ngƣời lãnh đạo), “Phụ kiệm” (sự tiết

kiệm của ngƣời phụ tá – viên chức) và “Nho kiệm” (sự tiết kiệm của nhà Nho – trí thức). Đây là ba đối tƣợng mà Nguyễn Đức Đạt cho là cần phải thực hành chữ “kiệm” nhất, bởi đây là những đối tƣợng mà tƣ tƣởng và hành động của họ có ảnh hƣởng lớn nhất đến toàn thể xã hội.

2.1.2.1. Huấn kiệm

Về tầm quan trọng của chữ “kiệm”, Nguyễn Đức Đạt cho rằng: “Đạo của trời không kiệm không lấy gì để sinh, lý của ngƣời không kiệm không lấy gì để thành" [1; tờ 28]. Từ quan điểm này, ông tập hợp trong phần “Huấn kiệm” những lời dạy của các bậc thánh đế, tiên nho, hiền triết trong các sách kinh, sử, tử, tập của Trung Quốc về lý do phải thực hành tiết kiệm, sự cần thiết, lợi ích mang lại từ việc thực hiện tiết kiệm.

Các sách đƣợc trích dẫn trong chƣơng này hầu hết là các kinh điển Nho Gia nhƣ: Dịch, Thi, Thư, Lễ... Sách của chƣ tử nhƣ: Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Tử Hƣ, Văn Tử, Tuân Tử, Đàm Tử, Gia Cát Vũ Hầu... Các sách sử nhƣ: Sử ký, Nam sử, Tống sử, Kim sử, Minh sử biên niên... Các sách gia huấn nhƣ: Nhan thị gia huấn, Liễu Tần gia huấn...Những lời giáo huấn trong cách sách này dƣờng nhƣ đã trở thành những chân lý bất biến và nó nghiễm nhiên đƣợc tất cả mọi ngƣời thừa nhận. Nó đƣợc đúc kết từ chính những trải nghiệm của các thánh đế, tiên Nho, hiền triết trong lịch sử và cũng chính lối sống tiết chế, giản dị, thanh liêm, trong sạch đã góp phần khiến cho tên tuổi của họ sống mãi với thời gian.

Để thuyết minh cho lý do phải thực hành tiết kiệm, Nguyễn Đức Đạt dẫn lời trong Kinh Dịch: “Trời đất có chừng mực nên mới hình thành bốn mùa, tiết chế có chừng mực thì sẽ không tổn tài, không hại dân” [1; tờ 28]. Hay dẫn lời của Văn Vƣơng nói với thái tử Phát rằng: “Không đƣợc kiêu ngạo xa xỉ, không đƣợc hoang phí thái quá, không đƣợc chìm đắm vào nữ sắc, đem cung điện hào hoa đổi thành lều cỏ đơn sơ, để tận hết trách nhiệm vì trăm họ” [1; tờ 28]. Lại dẫn lời Vƣơng Cát trong Hán thƣ nói: “Dân thấy tiết kiệm ắt quay về với gốc, gốc vững thì ngọn thành” [1; tờ 28].

Để giáo huấn về tầm quan trọng, ý nghĩa và lợi ích mang lại từ sự tiết kiệm Nguyễn Đức Đạt" [1; tờ 28]. Hay dẫn lời của Phạm Thuần Nhân trong

Tống sử: “Duy có kiệm có thể bồi đắp cho liêm (thanh liêm), duy có thứ (khoan thứ) mới có thể hình thành nên đức” [1; tờ 28]. Nguyễn Đức Đạt còn dẫn lời chƣ tƣ về tầm quan trọng của chữ “kiệm” trong đời sống. Lão Tử dạy rằng: “Trị ngƣời, phụng sự trời không gì bằng tiết kiệm.” [1; tờ 29]. Tử Hƣ cũng nói: “Phúc sinh ra từ thanh bần tiết kiệm, đức sinh ra từ khiêm tốn nhún nhƣờng, đạo sinh ra từ an lạc, mệnh sinh ra từ hoà mục. Hoạn sinh ra từ dục vọng, hoạ sinh ra từ tham lam” [1; tờ 29]. Văn Tử lại cho rằng: “Lƣợng bụng mà ăn, đo thân hình mà mặc, tiết kiệm ở bản thân mình thì tâm tham ô không có chỗ để sinh” [1; tờ 29]. Tuân Tử phát biểu: “Biện pháp khiến cho quốc gia no đủ là tiếp kiệm chi dùng khiến cho bách tính no đủ và khéo tích trữ những của cải dƣ thừa tiết kiệm đƣợc…” [1; tờ 29]. Riêng Khổng Tử, ông có một cách nhìn rất sâu sắc, cho rằng tiết kiệm gần với lễ. Trong Luận Ngữ, Khổng tử nói: “Lễ cần ở sự tiết kiệm hơn là xa hoa” [1; tờ 28]. Trong đám tang, sự thƣơng xót còn đáng quý hơn lễ vật xa xỉ. Trong

Kinh Dịch cũng nói: “Chỉ cần dùng hai cái bình cúng để dâng lên thôi cũng đƣợc” [1; tờ 28]. Ý nghĩa của nó là, lễ vật cúng tế không phải cứ phải nhiều, phải quý mới hợp với lễ, điều quan trọng là ở lòng thành kính.

Tiết kiệm có thể mang lại lợi ích thiết thực cũng nhƣ có thể tránh đƣợc các mối hại trƣớc mắt cho con ngƣời. Nhƣ Đàm Tử nói: “Tiết kiệm nghe có thể dƣỡng hƣ, tiết kiệm nhìn có thể dƣỡng thần, tiết kiệm lời nói có thể dƣỡng khí, tiết kiệm của riêng có thể thu đƣợc phúc, tiết kiệm của công có thể giữ đƣợc quý, tiết kiệm trong nhà có thể tránh đƣợc trộm cƣớp, tiết kiệm ngoài đƣờng có thể tránh đƣợc phản loạn, tiết kiệm trong chức quan có thể tránh đƣợc đố kỵ, tiết kiệm đối với nữ sắc có thể giữ đƣợc thọ, tiết kiệm trong tâm có thể thoát khỏi sinh tử, cho nên tiết kiệm có thể là đầu mối của thiên biến vạn hoá” [1; tờ 20]. Sự tiết kiệm của mỗi thành viên trong xã hội đều rất quý, rất cần thiết, thánh quân tiết kiệm thần lực của mình ắt đất nƣớc

cƣờng thịnh, nhân dân tiết kiệm của cải ắt gia đình sung túc. Một ngƣời biết tiết kiệm ắt một nhà phú túc, bậc vƣơng giả biết tiết kiệm ắt thiên hạ phú túc.

Tuy nhiên theo Nguyễn Đức Đạt, tiết kiệm nghĩa là có chừng mực, tự khắc chế bản thân, sống đúng theo khuôn phép đạo đức chứ không phải quá cứng nhắc, quá keo kiệt. Tác giả dẫn lời trong Nhan Thị gia huấn rằng: “Ngƣời tiết kiệm là ngƣời giản ƣớc mà vẫn đúng lễ, kẻ bủn xỉn là lúc cùng cấp vẫn không cứu giúp, nhƣ bố thí mà không quá hoang phí, tiết kiệm mà không quá keo kiệt mới là đáng quý” [1; tờ 31]. Ông cũng chỉ ra rằng “Những danh gia vọng tộc không gia tộc nào là không do tổ tiên cần kiệm mà lập nên, cũng không có gia tộc nào không do con cháu hoang phí biếng nhác mà sụp đổ. Thành lập khó nhƣ lên trời, sụp đổ dễ nhƣ trở bàn tay” [1; tờ 31].

Về phƣơng thức cụ thể để thực hành tiết kiệm, Nguyễn Đức Đạt quan niệm rằng: Ngƣời ta sống, mặc là để che mƣa nắng, ăn là để tránh đói khát, cho nên bên trong thân thể không đƣợc quá hoang phí, bên ngoài thân thể không đƣợc quá xa xỉ. Nhà cửa không cần cao lớn, chỉ cần đủ che mƣa che nắng là đƣợc, áo quần không cần là lƣợt, chỉ cần đủ ấm là đƣợc, cơm không cần quá thịnh soạn chỉ cần đủ no là đƣợc [1; tờ 31].

Từ những quan điểm vựng tập trên đây chúng ta có thể hình dung đƣợc một cách đầy đủ quan niệm sống cũng nhƣ mong muốn, nguyện vọng của nhà nho Nguyễn Đức Đạt đối với con ngƣời và xã hội Việt Nam đƣơng thời. Trong bối cảnh đất nƣớc thời Nguyễn, tình hình kinh tế trong nƣớc hết sức khó khăn, ngƣời dân chủ yếu sống bằng nghề nông lại liên tục gánh chịu thiên tai, bên cạnh đó là nền chính trị bất ổn. Trƣớc bối cảnh lịch sử đó, tinh thần cần kiệm, lối sống giản dị càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa. Việc cho ra đời tác phẩm vựng tập này của Nguyễn Đức Đạt cũng không ngoài mục đích nên cao ý nghĩa, tầm quan trọng của sự cần kiệm, hƣớng đến mọi đối tƣợng, mọi tầng lớp trong xã hội.

2.1.2.2. Chủ kiệm

Chữ “chủ” mà Nguyễn Đức Đạt dùng trong tác phẩm này là để chỉ một đối tƣợng có địa vị và quyền hạn cao nhất trong xã hội Phong Kiến, đó là vua. Trong chế độ quân chủ, vua là ngƣời nắm giữ trong tay thẩm quyền quyết định cuối cùng về tất cả các mặt của xã hội, đi đôi với thẩm quyền tối cao đó, vua cũng là đối tƣợng để trăm họ trông vào, là chiếc gƣơng để nhân dân soi chiếu, nhất cử nhất động của vua đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi tầng lớp nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đức Đạt đƣa chƣơng

Chủ kiệm đặt lên đầu tiên, thực chất tác giả muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa to lớn và sâu sắc của việc thực hiện hành vi tiết kiệm, lối sống giản dị của ngƣời làm vua, nó không còn là sở thích nữa mà thực sự là trách nhiệm, trách nhiệm với dân, với nƣớc.

Nguyễn Đức Đạt quan niệm, kẻ làm vua phải là bậc minh quân thánh chúa “Lấy đức công làm bùa thiêng, lấy đức minh làm đuốc sáng” [1; tờ 31], ông cực lực phê phán những hôn quân bạo chúa “Thích lầu gác cao, hồ ao sâu, vƣờn tƣợc rộng, thân cận kẻ xảo trá, quý châu ngọc, yêu kẻ quyền gian, thích săn bắn, ham du chơi, yến tiệc” [51, tr 37]. Theo ông, ngôi vua là quý báu, quan hệ đến đời sống nhân dân, thịnh suy của đất nƣớc. Mƣợn lời Hoài Nam Tử ông nói: “Vua là ngƣời đƣa đƣờng cho bề tôi, bề tôi là ngƣời để dân chúng trông chờ, nhà vua muốn lấy gỗ thì bề tôi phá hoại cây rừng, nhà vua muốn lấy cá thì bề tôi tát cạn khe ngòi...Nhà vua nhiều ham muốn thì không có kẻ lại thanh liêm, nhà nƣớc bắt đóng góp nặng thì không có làng nào giàu.” [51, tr 37].

Nguyễn Đức Đạt cho rằng: “Vua là ngƣời dùng một ngƣời để cai trị thiên hạ chứ không phải dùng thiên hạ để cung phụng một ngƣời” [1; tờ 34]. Nếu một ông vua có tƣ tƣởng thiên hạ kia lao động là để cung phụng cho bản thân mình mà mặc sức hoang phí, xa xỉ thì sự tồn tại của ông vua đó không thể nào lâu bền đƣợc. “Một ngƣời biết tiết kiệm ắt một nhà phú túc, bậc vƣơng giả biết tiết kiệm ắt thiên hạ phú túc” [1; tờ 34]. Việc làm của một

ngƣời bình thƣờng chỉ có thể ảnh hƣởng đến một gia đình nhƣng việc làm của một ông vua có thể ảnh hƣởng đến cả thiên hạ, sự tiết kiệm cũng vậy. Cho nên “Minh chúa phải có đạo đức cao, ân tín sâu, rộng dùng hiền tài, cứu giúp dân, quý mƣu lƣợc, thông Nho thuật, chăm lo việc cấy cày, kíp việc hình án” [51; tr 38]

Nguyễn Đức Đạt thừa nhận quan điểm trong Kinh Dịch: “Trời đất có chừng mực nên mới hình thành bốn mùa, (vua) tiết chế có chừng mực thì sẽ không tổn tài, không hại dân” [1; tờ 34]. Trong nền kinh tế tự khép kín tự cung tự cấp xƣa: “Mọi ngƣời an định tại chỗ của mình, vui với phong tục của mình, ăn thức ăn của mình, dùng công cụ của mình. Vì thế hàng hoá ở nơi cách xa nhau không thể trao đổi đƣợc với nhau...” 1; tờ 34] thì việc tiết kiệm của ngƣời làm vua càng trở nên thần thiết. “Cho nên vua không đƣợc lạm dụng lợi ích, bớt xén chi phí, không lạm dụng lợi ích ắt quay về với gốc, không bớt xén chi phi ắt dân có cái để chi tiêu” [1; tờ 34]. Điều đó có nghĩa là sự kiệm ƣớc, coi trọng chừng mực của ngƣời làm vua chính là việc làm chăm lo đến cái gốc, có gốc thì sự phát triển mới thực sự bền vững.

Nguyễn Đức Đạt dẫn Thi ngoại truyện rằng: “Đất đai rộng lớn, ngƣời nắm giữ biết tiết kiệm thì sẽ an ổn” [1; tờ 34]. Bởi Nguyễn Đức Đạt hiểu rằng ngƣời cai trị nếu không biết “an dân” khiến dân đói khổ, liều mạng không sợ chết thì không thể dùng pháp luật mà ngăn cản, cấm đoán họ đƣợc. Cho nên, ông vua muốn giữ ngôi đƣợc lâu dài không những cần có oai, mà còn rất cần đến đức, trƣớc hết là đức cần, kiệm. Nguyễn Đức Đạt lý giải rằng, dân không sợ là vì vua không có oai, dân không yêu là vì vua không có đức, đức nhiều thì vua đƣợc dân yêu, oai nghiêm nhiều thì vua đƣợc dân trọng.

Theo Nguyễn Đức Đạt, pháp luật có thể trừng phạt trộm cắp, nhƣng không thể khiến cho dân trở thành ngƣời có đức hạnh nhƣ Bá Di, mệnh lệnh có thể ngăn cấm xa xỉ, nhƣng không thể khiến cho dân trở nên ngƣời cần kiệm nhƣ Mặc Địch. Ông còn nói: “Ngƣời điều khiển ngựa khiến cho ngựa

sợ bằng roi chứ không dùng gƣơm. Ngƣời chế ngự voi khiến cho voi sợ bằng búa chứ không dùng súng. Gƣơm và súng là thứ khí giới giết hại ngựa voi chứ không phải là thứ để ra uy với chúng. Không có cái thuật khiến cho voi ngựa sợ mà lại hãm hại chúng thì không có ích gì cho việc cƣỡi voi ngựa. Nhà vua ra uy với dân không có cái đạo ấy mà chỉ đặt ra pháp luật nghiêm khắc thì không ích gì cho việc trị dân” [19, tờ 12].

Nguyễn Đức Đạt đã nói rõ cách làm cho dân no đủ. Ông phân biệt năm cách ngƣời trị nƣớc cất chứa của cải: cất chứa trong dân (làm cho dân giàu), cất chứa trong kho đụn (tập trung của cải trong kho tàng của nhà nƣớc), cất chứa ở kho riêng của nhà vua; cất chứa ở hậu cung (nhƣ Trịnh Giang bán quan tƣớc để lấy tiền chi tiêu trong cung); cất chứa ở hang núi (nhƣ Trần Phế Đế chôn giấu của cải ở núi Thiên Hiện). Trong năm cách đó, Nguyễn Đức Đạt gọi cách chứa của cải trong nhân dân là vƣơng đạo, bốn cách còn lại đƣợc ông gọi tƣơng ứng là của bá đạo, của kẻ tham, của kẻ hôn mê và của ngƣời ngu.

Nhƣ vậy, có thể rút ra lời kết luận rằng, bên cạnh việc coi trọng vai trò của pháp luật, ông đặc biệt coi trọng vai trò của đạo đức, vua biết dùng đức để trị dân thì dân sẽ tuân thủ bằng ý thức tự giác (điều này rất gần với quan điểm của Mạnh Tử). Pháp luật có thể cấm dân xa xỉ nhƣng không thể khiến dân trở thành ngƣời cần kiệm, duy chỉ có bằng đạo đức của ngƣời làm vua mới có thể khiến cho dân trở thành ngƣời có đạo đức, duy chỉ có bằng sự cần kiệm của vua mới có thể khiến cho dân thành ngƣời cần kiệm. Đó là chân lý luôn luôn đúng không chỉ trong xã hội đƣơng thời mà trong mọi thời đại chân lý đó không bao giờ là lỗi thời.

1.1.2.3. Phụ kiệm

Chữ “Phụ” mà Nguyễn Đức Đạt dùng ở đây theo nghĩa hẹp là chỉ những ngƣời phụ tá bên cạnh vua, những ngƣời trụ cột trong triều đình, những ngƣời nắm giữ chức vụ và quyền hạn quan trọng; còn theo nghĩa rộng “phụ” là chỉ toàn bộ hệ thống quan lại từ cao đến thấp, bởi xét cho cùng tất cả các chức quan từ to đến nhỏ không có chức quan nào là không có trách nhiệm

phụ tá quân vƣơng cai trị dân, quản lý đất nƣớc. Cho nên nói đến “Phụ kiệm” là nói đến đức tiết kiệm của toàn bộ tầng lớp thống trị (trừ vua), toàn bộ hệ thống quan lại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những ngƣời phụ tá bên cạnh vua, nắm giữ chức vụ và quền hạn quan trọng trong triều đình hoặc đứng đầu một quận.

Đối với Nguyễn Đức Đạt, quan là những kẻ giúp vua trị nƣớc yên dân, ông quan niệm rằng, quan giống nhƣ “ngƣời vú già”, kẻ “thị tì” đƣợc nhà vua uỷ thác việc giúp dân, nuôi dân, nếu lại làm hại dân là trái với sự uỷ thác ấy. Quan lại đã đƣợc uỷ thác là ngƣời giúp việc trị nƣớc thì phải “Lấy liêm khiết làm gốc, lấy tiết kiệm làm của cải, bổng lộc mỏng là do phụng sự ít, vạn chung cửu đỉnh há lại để đáp ứng cho việc ăn uống hay sao?” [1; tờ 45]. Ngƣời phụ tá nhà vua, ăn lộc vua là để phục vụ dân, làm công bộc cho dân. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, ngoài việc phải siêng năng, sáng suốt, chăm làm việc ích lợi cho dân sự, và trừ điều tệ hại trong dân gian thì trƣớc hết phải

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)