2 Một bài trong Kinh th
2.1.1.5. Cần nghiệp
Nghề nghiệp là thứ mà bất cứ ai cũng cần phải có. Trong Chu Tử bất tự khí văn có nói rằng: “Làm ngƣời, kẻ làm cháu thì phải nhớ ơn sự cần lao của tổ tiên, kẻ làm con phải nhớ ơn sự khắc khổ của cha, cần mẫn chăm chỉ hoàn thành công việc của mình, sự nghiệp của kẽ sĩ mục đích là nổi danh, sự nghiệp của nông dân mục đích là gặt hái, sự nghiệp của thợ thủ công mục đích là tạo ra đồ tinh xảo, sự nghiệp của lái buôn mục đích là lợi nhuận, vì thế bản thân không có nghề nghiệp giống nhƣ ngƣời không có hồn” [1; tờ 6]. Ngƣời xƣa thƣờng nói: “Nhàn cƣ vi bất thiện.” Con ngƣời có nghề nghiệp để làm, chuyên tâm với việc làm của mình thì sẽ không còn thời gian để nghĩ về những điều tà ác.
Vì thế trong sách Quốc Ngữ có nói: “Các quốc vƣơng thánh minh xƣa vì bách tính mà bố trí nơi ở, lựa chọn vùng đất cằn cỗi bạc màu cho dân định
cƣ, cho dân lao động, phát huy tài năng của họ, vì thế (quân vƣơng) mới có thể thống trị thiên hạ lâu dài. Ngƣời dân phải lao động thì mới có suy nghĩ, phải có suy nghĩ thì mới có thể hƣớng tới điều thiện; nhàn tản an dật thì sẽ dẫn đến mọi ngƣời hƣởng lạc quá độ, hƣởng lạc quá độ thì sẽ quên đi những phẩm hạnh tốt đẹp, quên đi phẩm hạnh tốt đẹp thì sẽ sinh ra tà niệm. Ngƣời dân sống ở vùng đất phì nhiêu trình độ không cao, đó là do hƣởng lạc quá độ. Ngƣời dân sống ở vùng đất cằn cỗi không có ai là không hiểu đạo nghĩa, bởi vì họ chuyên cần, chăm chỉ.” [1; tờ 3].
Nguyễn Đức Đạt cho rằng: “Làm ngƣời ắt phải có một nghề, có một nghề sẽ lập nên một công, bền bỉ với nghề nghiệp của mình không phế bỏ thì kế sinh nhai sẽ vững bền” [1; tờ 24]. Ông đã liệt kê ra trong chƣơng Cần nghiệp những nhân vật đƣợc ghi chép trong cách sách Trung Quốc là những mẫu mực muôn đời trong việc chuyên cần, tận lực với nghề nghiệp của mình, bởi theo Nguyễn Đức Đạt, tận lực với nghề nghiệp của mình là đầu mối của tận hiếu, tận trung. Muốn phụng dƣỡng cha mẹ, trung thành với vua thì trƣớc hết phải tự đứng vững bằng nghề nghiệp của mình, chuyên cần với công việc của mình, đó chính là nền tảng của mọi phẩm chất đạo đức.
Sách Nhan Thị gia huấn cũng nói: “Con ngƣời sinh ra trên đời, ngƣời có nghiệp làm nông tất mƣu sinh bằng cày cấy, thƣơng nhân ắt mƣu sinh bằng buôn bán, thợ thủ công thì công cụ phải tinh xảo, làm ca nhi ắt phải thâm tƣ kỹ nghệ, nghề võ ắt phải thành thục cung tên, nghề văn ắt phải hiểu rộng
Kinh Thư. Ngạn ngữ có câu “Tiền muôn bạc vạn không bằng nghề mọn bên mình”. Kỹ nghệ dễ thạo mà đáng quý, cũng không thua kém gì kẻ đọc sách.” [1; tờ 5]. Sĩ, nông, thƣơng nghề nghiệp tuy khác nhau nhƣng đều lấy chức nghiệp làm gốc, chuyên cần ắt chức nghiệp thành, lƣời nhác ắt chức nghiệp bại. Nhà nông không thể vì hạn hán mà không canh tác, lái buôn không thể vì thua lỗ mà không buôn bán, quân tử không thể vì bần cùng mà biếng nhác rèn giũa đạo đức. Bởi Nhàn hạ là gốc của vạn ác, chuyên cần là gốc của vạn thiện.
Trung quốc là đất nƣớc của nền nông nghiệp, vì vật nghề nông là nghề nghiệp phổ biến nhất và cũng là nghề nghiệp chính nuôi sống ngƣời dân Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử. Nguyễn Đức Đạt đã tập trung liệt kê những ngƣời lập nghiệp bằng nghề nông, họ có thể là những quan viên chán ghét chốn quan trƣờng chật chội lui về ở ẩn chốn điền viên, cần cù, miệt mài với đồng ruộng; họ cũng có thể là những kẻ sĩ thanh khiết, không chụi cúi đầu hƣởng lộc của kẻ bất nghĩa mà lánh vào rừng núi khai khẩn, trồng trọt, sống cuộc sống khốn khó nhƣng thanh thản; họ còn có thể là những ngƣời hoặc có hoàn cảnh bần hàn nhờ nghề cày cấy mƣu sinh hoặc nhà nghèo nhƣng hiếu học.
Họ tuy có hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nhƣng họ đều có một điểm chung là tận tâm, tận lực với nghề nghiệp. Có thể lấy điển hình nhƣ: “Lão Lai Tử ngƣời nƣớc Sở cày ruộng ở Mông Sơn, uống nƣớc suối ăn quả rừng, khai khẩn núi mà gieo hạt giống.”[1; tờ 24]. Hay nhƣ “Lƣơng Hồng Bình ngƣời đất Lăng cùng với vợ là Mạnh Quang vào núi Bá Lăng để cày cấy lập nghiệp.”[1; tờ 24]. Lại nhƣ “Nhân Hy ngƣời Thành Đô, làm chức huyện lệnh Tử Đồng cáo quan về quê chuyên cần với nghiệp cày cấy.”5 Còn có trƣờng hợp chuyên tâm với công việc không màng đến những chuyện xung quanh nhƣ Lão Phụ trong Cao Sĩ truyện: “Tuyên Đế tuần du đến Cảnh Lăng, bách tính không ai không đến xem, riêng Lão Phụ vẫn cày dƣới ruộng không nghỉ. Thƣợng thƣ Trƣơng Ôn lấy làm lạ sai ngƣời tới hỏi, Lão Phụ cƣời không đáp" [1; tờ 24].
Nguyễn Đức Đạt cho rằng, vì nghề nông là nghề gốc của tổ tiên, cho nên gia nghiệp thịnh là do chuyên cần, hƣ phế là do lƣời nhác việc đồng áng. Chính vì thế “nhà nuôi con trai từ bé càng phải dạy đạo lý cày cấy gian nan cùng với các đạo lý sống khác, tối kỵ nhàn cƣ không nghề nghiệp" [1; tờ 20]. Bởi học tập không chuyên cần thì không biết đạo, cày cấy mà không chuyên cần thì không có thu hoạch. Trong Ngô chân nhân thi cũng nói: “Ao hồ tích
nƣớc đề phòng hạn hán, ruộng siêng cày cấy có thể nuôi sống cả nhà, dạy con dạy cháu phải gồm cả dạy nghề nghiệp, trồng dâu trồng chá6, cắt hoa...” [1; tờ 5].
Không riêng gì nông nghiệp mà bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào, chỉ cần chăm chỉ, hết lòng hết sức với công việc thì nó đều có thể trở thành phƣơng tiện mƣu sinh, đem lại cho ngƣời lao động cuộc sống no ấm và tốt đẹp. Tuy vậy theo Nguyễn Đức Đạt, “Cần nghiệp” không chỉ phải tận lực mà còn phải tận đạo: “Làm kẻ sĩ trƣớc tiên phải có đạo hạnh thứ đến mới là văn tài, tuyệt đối không đƣợc vì biết ít chữ mà vũ lộng văn pháp, đảo lộn thị phi, sinh đồ không đƣợc ra vào công môn, đi đứng tuỳ tiện, sĩ hoạn không đƣợc nhận hối lộ làm nhục tổ tiên, nông dân không đƣợc trộm nƣớc ruộng, trốn tránh tô thuế, thợ thủ công không thể làm ẩu, bán lén dụng cụ giả, thƣơng nhân không đƣợc đắm chìm tửu sắc, hoang phí xa xỉ, đến nhƣ chuyện cờ bạc gần đây đã thành thói, phàm những vụ khuynh gia bại sản đều không ngoài nguyên nhân này, phải đặc biệt răn giới" [1; tờ 6]. Điều đó có nghĩa là đi đôi với sự chuyên cần, chăm chỉ, miệt mài với công việc, trong bất cứ nghề nghiệp nào, trƣờng hợp, hoàn cảnh nào con ngƣời đều phải hƣớng đến suy nghĩ thiện, hành vi thiện.
Nƣớc ta do có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lại trải qua chiến tranh xâm lƣợc và thiên tai triền miên, hai chữ “Cần chức” càng có ý nghĩa đặc biệt, đức tính cần cù làm việc cũng là đức tính căn bản của mỗi ngƣời dân Việt Nam.
Ngay từ thuở lọt lòng, mỗi chúng ta ai là chƣa từng đƣợc nghe những lời dạy bảo:
Con ơi, muốn nên thân ngƣời, Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì dệt gấm thêu hoa, Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách ngâm thơ, Dùi mài kinh sử, để chờ kịp khoa.
Nữa mai nối đƣợc nghiệp nhà, Trƣớc là đẹp mặt, sau là hiển vinh.
(Ca dao)
Bởi ngƣời dân Việt Nam luôn tin tƣởng rằng, sự cần cù, chăm chỉ của mình cuối cùng sẽ đƣợc đền đáp xứng đáng:
“Ơn trời mƣa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nƣớc bạc ngày sau cơm vàng
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”.
(Ca dao)