Nội dung của Cần kiệm vựng biên với chữ Cần

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 36)

1 Theo Ngô Đức Thọ, Nguyễn Đức Đạt – Nhà giáo và học giả nửa cuối thể kỷ 9, đề tài luận văn thạc sĩ

2.1.1.Nội dung của Cần kiệm vựng biên với chữ Cần

Trong tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính của chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào tháng 6/1949, Ngƣời viết: ...Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng thi đua ái quốc.

“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phƣơng: Đông, tây, nam, bắc.

Ngƣời có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời.

Thiếu một phƣơng thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành ngƣời.” [32; tr. 631].

“Cần” nghĩa là siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ, bền bỉ, nỗ lực, dẻo dai. Đây là đức tính cần thiết nhất, đƣợc đặt lên hàng đầu đối với mỗi cá nhân theo nghĩa hẹp và đối với tập thể, đất nƣớc theo nghĩa hẹp. Bác Hồ cũng nói:

“Ngƣời siêng năng thì mau tiến bộ Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.

Cả nƣớc siêng năng thì nƣớc phồn thịnh.”[32, tr. 62]

Sự quan trọng, cần thiết của chữ cần không phải đến Bác Hồ mới là ngƣời đầu tiên nêu ra ra mà nó đã đƣợc nêu ra, đƣợc chứng minh từ khi con ngƣời mới hình thành. Sự chuyên Cần chính là động lực thúc đẩy sự tiến hoá của con ngƣời và xã hội loài ngƣời theo cả hai nghĩa vật chất và tinh thần. Con ngƣời chỉ có thể tồn tại theo đúng nghĩa của một con ngƣời khi lao động một cách chăm chỉ để tạo ra sản phẩm. Từ cổ chí kim đã có hàng ngàn tấm gƣơng về sự chuyên cần, bền bỉ, đƣợc ghi chép lại trong văn hiến. Ở Trung Quốc, với lịch sử phát triển lâu đời, dân cƣ đông đúc thì tầm quan trọng của chữ cần càng đƣợc chứng minh rõ ràng hơn.

Những điển hình, những lời răn dạy của ngƣời xƣa về sự chuyên cần đƣợc ghi chép lại trong các sách kinh, sử, tử, tập của Trung Quốc đƣợc Nguyễn Đức Đạt vựng tập thành bốn chủ điểm chính, cũng là bốn lĩnh vực mà theo ông không thể thiếu đƣợc chữ cần, đó là: Cần chính, là chuyên cần trong việc trị nƣớc; Cần chức, là chuyên cần trong chức vụ; Cần học, là chuyên cần trong việc học tập và Cần nghiệp, là chuyên cần trong nghề nghiệp.

sự cần thiết của chữ cần đối với tất cả các đối tƣợng thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội từ vua chúa, quan lại, trí thúc cho đến dân thƣờng. Vua thì chuyên cần, gắng sức trong việc trị nƣớc, giữ vững vận mệnh dân tộc; quan thì chuyên cần, nỗ lực trong chức vụ của mình, chăm lo đời sống nhân dân; trí thức thì chuyên cần, kiên trì trong việc dùi mài kinh sử, tƣơng lai có thể đóng góp tài trí cho đất nƣớc; dân thƣờng thì chuyên cần, cố gắng trong nghề nghiệp của mình. Thƣơng nhân thì siêng năng buôn bán tạo ra lợi nhuận, thợ thủ công thì siêng năng lao động sáng tạo làm ra những sản phẩm tinh xảo, nông dân thì siêng năng cày cấy, tạo ra lƣơng thực thực phẩm... Sự chuyên cần, nỗ lực của từng thành viên sẽ tạo nên sự cƣờng thịnh cho cả dân tộc, cả đất nƣớc.

Trong phần nói về chữ cần này, Nguyễn Đức Đạt cũng trực tiếp liệt kê những tấm gƣơng điển hình về sự chuyên cần, chăm chỉ trong lịch sử Trung Quốc dƣới hình thức trích dẫn, mỗi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, chủ yếu là từ các sách nhƣ kinh, sử, truyện... Các trích dẫn đƣợc sắp xếp theo logic nội dung, nghĩa là các trích dẫn có nội dung gần giống nhau đƣợc xếp gần nhau, tạo nên sự nhuần nhuyễn, liền mạch của tác phẩm, tạo nên giá trị liên tƣởng rất cao.

2.1.1.1 Huấn cần

Huấn cần nghĩa là lời dạy về sự chuyên cần. Chính từ chữ “huấn” này mà Cần kiệm vựng biên đƣợc xếp vào thể loại gia huấn, nhƣng theo kết quả khảo sát của ngƣời nghiên cứu, Cần kiệm vựng biên đã vƣợt ra ngoài phạm vi gia huấn (răn dạy trong gia tộc) trở thành tác phẩm dành cho tất cả các đối tƣợng, các thành phần trong xã hội, từ vua đến quan, từ trí thức đến dân thƣờng. Là mẫu mực, quy chuẩn để tất cả mọi ngƣời tự soi mình vào đó, để học tập theo hành động, phẩm chất của tiền nhân.

Trong chƣơng Huấn cần, Nguyễn Đức Đạt chủ yếu vựng tập từ các kinh, sử, truyện. Các kinh chủ yếu nhƣ Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi... Các sử nhƣ: Sử ký Tư ký hiệu Thiên, Minh sử... Các truyện như: Tả truyện, Mao

Trường truyện Khổng Tùng Tử, Tuân Tử, Hoàn Phạm, Liễu Đồn Điền khuyến học văn...Ngoài ra còn có các thể loại nhƣ quốc ngữ, luận, gia huấn. Tất cả các trích dẫn đều là những lời dạy sâu sắc, chí lý của cổ nhân về sự chuyên cần.

Ngay đầu chƣơng tác giả trích một câu trong Kinh Dịch: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cƣờng bất tức” (trời vận động mạnh mẽ, ngƣời quân tử lấy tự cƣờng không ngừng nghỉ) [1; tờ 2]. Câu đó có nghĩa ngƣời quân tử chuyền cần không biếng nhác là thuận theo đạo của trời, trời luôn luôn vận động thì con ngƣời không cớ gì lại ngừng nghỉ. Ngƣời quân tử ở đây trƣớc hết phải là vua: “Khắc cần vu bang” (chuyên vần trong việc nƣớc)[1; tờ 2]; là bề tôi: “Kẻ bề tôi phụng sự sứ mệnh phải cần cù với việc công”[1; tờ 3]; là dân thƣờng: “Phải lao động thì mới có suy nghĩ, phải có suy nghĩ thì mới có thể sinh ra thiện tâm” [1;tờ 3].

Chƣơng này còn chỉ ra rằng “lƣời biếng” là kẻ địch của chữ “cần”, bởi: “Nhàn tản an dật thì sẽ dẫn đến hƣởng lạc quá độ, hƣởng lạc quá độ thì sẽ quên đi những phẩm hạnh tốt đẹp, quên đi phẩm hạnh tốt đẹp thì sẽ sinh ra tà niệm.” Cho nên: “Ngƣời dân sống ở vùng đất phì nhiêu trình độ không cao là do họ hƣởng lạc quá độ. Ngƣời dân sống ở vùng đất cằn cỗi không ai là không hiểu đạo nghĩa vởi họ chuyên cần, chăm chỉ” [1, tờ 3]. Từ đó có thể thấy rằng sự chuyên cần không những mang lại giá trị vật chất mà còn mang lại giá trị tinh thần (trình độ dân trí) của cả xã hội.

Ngoài những lời giáo huấn chung, tác giả còn trình bày phƣơng thức thực hiện chữ “cần” một cách cụ thể: Đối với bậc thiên tử: “Sáng sớm phải mặc áo thêu hoa văn ngũ sắc để tế tự mặt trời một cách long trọng, khiến cho tam công cửu khanh hiểu biết về sản xuất nông nghiệp, giữa trƣa khảo sát việc chính trị, bàn giao công việc phải làm cho bách quan. Buổi tối phải mặc thiên y ba màu tế tự mặt trăng, cùng với thái sử, tƣ tải ghi chép tỉ mỉ thiên tƣợng, đêm khuya phải đốc thúc các tần phi, khiến họ chuẩn bị tốt ngũ cốc và đồ đựng, sau đó mới đƣợc nghỉ ngơi” [1; tờ 3]. Đối với chƣ hầu: ”Sáng

sớm nghe thiên tử bố trí công việc và huấn đạo, ban ngày hoàn thành những công việc thuộc trách nhiệm của mình, gần tối kiểm tra lại những điển chƣơng là pháp quy có liên quan, buổi tối dặn dò các quan, nhắc nhở họ không đƣợc hƣởng lạc quá độ, sau đó mới nghỉ ngơi”[1; tờ 3,4]. Đối với các quan đại phu: “Sáng sớm phải trù tính, sắp xếp việc chính sự, ban ngày cùng với các liêu thuộc (quan cấp dƣới) thƣơng lƣợng xử lý việc chính sự, chiều tối kiểm tra lại một lần nữa công việc của ngày hôm đó, buổi tối xử lý những công việc trong nhà, sau đó mới đƣợc nghỉ ngơi” [1; tờ 4]. Đối với Thanh niên quý tộc: “sáng sớm tiếp thụ bài học buổi sáng, ban ngày nghiên cứu và học tập những tri thức học đƣợc, chiều tối ôn tập lại, buổi tối phản tỉnh bản thân có lỗi lầm gì không và có chỗ nào không đƣợc nhƣ ý, sau đó mới nghỉ ngơi”[1, tờ 4]. Từ bình dân trở xuống: “Mặt trời nên bắt đầu làm việc, mặt trời lặn mới nghỉ ngơi, không thể có một ngày lƣời nhác.”[1, tờ 4].

Thông qua việc lựa chọn, trích dẫn các sách Trung Quốc, dƣới lập trƣờng vựng tập của mình Nguyễn Đức Đạt đã cho ngƣời đọc hình dung đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của chữ “cần” đối với mọi con ngƣời, mọi thời đại. Cũng giống nhƣ Trung Quốc, xã hội Việt Nam thời Nguyễn Đức Đạt là xã hội phong kiến, chế độ là chế độ quân chủ tập quyền, nghề nghiệp chính là nông nghiệp. Hơn nƣớc nào hết, ở Việt Nam chúng ta, tầm quan trọng của chữ “cần” càng trở nên nổi bật nhất. Cho nên những lời răn dạy đƣợc trích dẫn trong Huấn cần chính là lời mà Nguyễn Đức Đạt mong muốn truyền đạt cho các thế hệ ngƣời Việt Nam ở đủ mọi chức vị xã hội từ chức vị cao nhất là vua cho đến thấp nhất là thứ dân.

2.1.1.2. Cần chính

Trị nƣớc là công việc nặng nề nhất, khó khăn nhất của ngƣời đứng đầu quốc gia, đặc biệt là dƣới chế độ quân chủ tập quyền, chế độ mà quyền hạn tập trung vào một tay đấng quân vƣơng. Một thời đại thịnh trị chỉ khi vị vua trị vì thời đó quan tâm đến việc nƣớc, chăm lo đến đời sống nhân dân, cần mẫn, kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của đất nƣớc, của

dân tộc. Làm một vị vua thánh minh, bên cạnh các đức tính nhƣ trí dũng, khiêm hoà, uy đức, từ bi... thì chuyên cần cũng là một đức tính vô cùng cần thiết, chuyên cần là biểu hiện ra bằng hành động thực tế của những đức tính khác.

Nội dung của chƣơng Cần chính là xoay quanh việc liệt kê những tấm gƣơng là các đấng quân vƣơng chuyên cần trong việc trị nƣớc. Qua đó chứng minh rằng thời thế thịnh suy một phần đƣợc quyết định bởi ngƣời ngồi trên ngay vàng cần mẫn hay biếng nhác với việc chính sự. Nguyễn Đức Đạt cho rằng: “Ngƣời ngự trên ngai vàng nắm giữ quyền bính, thống nhiếp thiên hạ, chuyên cần ắt hƣng đƣợc gốc của nƣớc, lƣời nhác tất phế bỏ gốc của nƣớc”[1; tờ 7]. Ông chứng minh nó bằng những tấm gƣơng đế vƣơng trong lịch sử Trung Quốc.

Các sách đƣợc ông trích dẫn thƣờng là sử, truyện, ký nhƣ Đế vương thế kỷ, Thông kỷ, Bão Phác tử, Cách tử, Chuẩn Nam tử, Thông giám, Đường thư, Tống sử, Kim sử, Lễ ký...Các vị đế vƣơng đƣợc Nguyễn Đức Đạt nêu gƣơng là Thần Nông, Hoàng Đế, Đại Vũ, Văn Vƣơng, Chu Tuyên Vƣơng, Hán Tuyên Vƣơng, Hiến Tông, Văn Tông, Thái Tông, Hiếu Tông, Nhân Tông, Tuyên Tông... Đây đều là những đế vƣơng thánh minh trong lịch sử, thời đại mà các vị vua này trị vì đều là những thời đại thịnh trị.

Nguyễn Đức Đạt dẫn lời trong Bão Phác tử cho rằng: “Hoàng Đế đƣợc trời trao cho cái thể của tự nhiên, vì thế ngƣợc lại không thể ngồi thẳng lƣng mà đắc đạo đƣợc.”[1; tờ 7]. Câu này có nghĩa là không có thứ gì tự nó đến cả, tất cả đều phụ thuộc vào công sức lao động của con ngƣời, việc trị nƣớc của đấng quân vƣơng lại càng đòi hỏi sự cần lao, chăm chỉ. Tác giả chỉ ra những tấm gƣơng trong thực tế nhƣ: “Đại Vũ khi làm Tƣ không, đảm đƣơng việc trị thuỷ, vất vả chăm chỉ đến mức tay chân chai sạn, liệt nửa ngƣời.”[1, tờ 7] Hay “Khi di chuyển, mũ vƣớng không thèm để ý, giày rớt không thèm nhặt lại.”[1; tờ 8] Lại nhƣ Văn Vƣơng: “Từ sáng sớm đến chiều muộn không hề có chút nhàn rỗi để ăn cơm”[1; tờ 8] Hay nhƣ Quang Vũ Đế: “Mỗi ngày

thị triều đến lúc mặt trời xế bóng mới bãi, chủ trì công khanh giảng luận kinh lý, đêm khuya mới nghỉ.”[1; tờ 8] Ông tự thấy việc cần lao là niềm vui, không phải là chuyện vất vả. Lại nhƣ Thái Tông: “Mỗi ngày thị sự ở điện Thần Xuân xong lại xử lý công việc ở điện Sùng Chính, trời xế bóng còn chƣa ngự thiện.” [1; tờ 8]

Nguyễn Đức Đạt còn trực tiếp dẫn lời nói của các vị vua, vừa để bày tỏ suy nghĩ của mình, vừa để nêu gƣơng cho thiên hạ. Nhƣ Tuyên Tông thƣờng nói với thái tử rằng: “Ta thƣờng thức đêm để lo chuyện thiên hạ, thắp nến để ghi chép rõ ràng mà làm theo” [1; tờ 9]. Hay Minh Thái Tổ bàn luận với thị thần rằng: “Trẫm tức vị đã đƣợc mấy năm, thƣờng lấy sự chuyên cần để tự khích lệ. Đợi đến sáng để lâm triều, sau khi nghiền ngẫm kỹ mới trở về cung. Đêm nằm không thể yên giấc, khoác áo trở dậy, hoặc ngửa mặt xem thiên tƣợng, thấy một ngôi sao mất ngôi thì lấy làm lo lắng; hoặc xem xét việc dân, nếu có chuyện tốc hành thì lập tức ghi chép lại một lần nữa để đợi đến sáng phát đi.” Lại nhƣ Hiếu Tông mỗi lần hỏi chuyện chính sự thƣờng nói: “Trẫm rất chán ghét lời nói của hoạn quan, con cái, muốn cùng cách khanh nói những lời chân thành, muốn biết những khuyết thất của triều chính, lợi bệnh của dân tình.” [1; tờ 9]

Thực tế trong lịch sử Việt Nam những tấm gƣơng quân vƣơng trị vì theo quan điểm Nho giáo về “Cần chính” cũng không phải ít. Điển hình nhất phải kể đến nhƣ vua Đinh Bộ Lĩnh - vị vua sáng lập ra triều nhà Đinh, nƣớc Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là ngƣời có công đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế. Đinh Bộ Lĩnh không những có tài mƣu lƣợc mà còn nổi tiếng kiên trì, nhẫn nại, biết nuôi chí hƣớng từ thời niên thiếu. Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã trở thành biểu tƣợng cho tuổi trẻ Việt Nam:

“Bé thì chăn nghé chăn trâu Trận bày đã lấy bông lau làm cờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớn lên xây dựng cơ đồ

Mƣời hai sứ tƣớng bây giờ đều thua.” (Hoàng đế cờ lau)

Hay phải kể đến vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Ông không chỉ có công chống quân Tống phƣơng Bắc, quân Chiêm Thành phƣơng Nam, giữ gìn củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành đƣợc nhận định là vị vua: “Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trƣởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lƣ phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lƣu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nƣớc, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng” [16; tr129].

Hay nhƣ vua Lý Thái Tổ, bằng tài ba và nỗ lực không ngừng của ông, triều đình trung ƣơng đƣợc củng cố, các thế lực phiến quân đƣợc đánh dẹp, triều đình đƣợc dời từ Hoa Lƣ về Đại La, đổi tên thành Thăng Long. Lý Thái Tổ không chỉ là vị vua quản việc chính sự trên giấy mà còn là vị chủ soái thân chinh đi đánh dẹp các thế lực phản nghịch, đƣợc nhận định là vị vua: “Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nƣớc, lòng nhân thƣơng dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mƣu lƣợc của bậc đế vƣơng” [21; tr80].

Trong những tấm gƣơng sáng về chuyên cần trong việc triều chính, chúng ta không thể không kể đến vua Trần Nhân Tông – vừa là vị anh hùng dân tộc vừa là tổ sƣ của một chi phái Phật giáo việt Nam. Tuy sùng tín đạo Phật, nhƣng ngay cả lúc đang ở ngôi hoặc sau khi đi tu, vua không bao giờ xao lãng việc triều chính, chăm lo cho dân cho nƣớc đến giờ phút cuối cùng, đã đi khắp nơi khắp nơi trong nƣớc để dẹp bỏ quan dâm, quan tham khiến dân đói rách, lầm than cực khổ, đem 10 điều thiện và giới Bồ Tát giảng bày cho dân chúng làm theo, gia đình và xã hội nhờ đó đƣợc yên bình, bớt loạn lạc. Thậm chí ngay cả khi đã nhƣờng ngôi cho con là Trần Anh Tông ông vẫn luôn rất quan tâm, lo lắng đến đời sống thƣờng ngày của ngƣời dân; thƣờng xuyên thị sát, đốc thúc các hoạt động để phát triển kinh tế xã hội.

Nhờ đó dƣới triều vua Trần Nhân Tông, triều đình ổn định, vững chắc, nhân dân yên ổn, ấm no.

Và vị lãnh tụ vĩ đại mà chúng ta không thể không nhắc tới là chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời cống hiến suốt cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nƣớc. Nhân dân Việt Nam nhớ đến Bác Hồ là nhớ đến

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 36)