2 Một bài trong Kinh th
2.2.1. Giá trị chính trị xã hộ
Cần, kiệm là hai mỹ đức cần thiết cho mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội, mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một quốc gia mạnh không bao giờ là quốc gia của những kẻ lƣời nhác và xa xỉ, đó là sự thực hiển nhiên. Riêng ở Việt Nam, từ khi lập quốc đến nay, Việt Nam chủ yếu vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Nghề nông là một nghề cực nhọc, nó không chỉ đòi hỏi ở ngƣời lao động sức khoẻ tốt, sự bền bỉ, dẻo dai mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện tự nhiên của Việt Nam lại mƣa nắng thất thƣờng do nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc và đông nam, gây ra nhiều thiên tai, hạn hán, mất mùa. Bên cạnh đó, do có nhiều tài nguyên thiên nhiên và là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, nên Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lƣợc của nhiều quốc gia.
Đối mặt với tất cả những bất lợi và thách thức đó, ngƣời dân Việt Nam không còn cách nào khác là phải có sự gắn bó cộng đồng bền chặt, sự thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, muốn xây dựng bảo vệ đất nƣớc, ngƣời Việt Nam phải hy sinh nhiều lợi ích riêng của mình, cùng nhau đoàn kết bảo vệ những lợi ích chung. Cũng chính từ những bất lợi và thách thức đó mà đức cần, kiệm đƣợc hình thành và dần trở thành một mạch nguồn vốn có trong mỗi ngƣời dân Việt Nam. Chuyên cần và tiết kiệm lại đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện, bối cảnh nƣớc ta hiện nay, khi những bất lợi và thách thức ngày càng lớn.
Kể từ khi dành đƣợc độc lập, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bức xúc của xã hội. Đó là những kết quả đáng khích lệ. Nhƣng bên cạnh đó, cũng đã có không ít những vấn đề nảy sinh. Hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng nhƣ một luồng gió mới ảnh hƣởng không ít đến quan điểm sống, đến định hƣớng giá trị của mọi ngƣời. Để tồn tại và phát triển, nền kinh tế này đòi hỏi tính tích cực, chủ động của mỗi ngƣời dân, mỗi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của tính tích cực, chủ động này là,
nhiều khi ngƣời ta quá chú trọng đến bản thân mình, không quan tâm đến ngƣời khác, làm giàu bằng mọi giá, bất chấp đạo lý. Cùng với đó là làn sóng toàn cầu hoá tràn vào Việt Nam. Những giá trị mang tính thực dụng, duy lý... của toàn cầu hoá, những giá trị mà dƣờng nhƣ trái ngƣợc với những giá trị đạo đức truyền thống đã làm cho nhiều ngƣời bị "choáng ngợp". Từ sự tiếp nhận chúng nhƣ là một tất yếu cho quá trình hội nhập đến việc đề cao thái quá đã làm cho tính tích cực của những giá trị này mang cả tính tiêu cực.
Tất cả những điều đó đã dẫn đến sự gia tăng các hiện tƣợng xã hội không lành mạnh. Đó là thói vị kỷ, tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thói lƣời nhác, thích hƣởng thụ, phạm pháp hình sự, tỷ lệ ly hôn, mâu thuẫn gia đình... Trƣớc tất cả những điều đó, suy ngẫm thực sâu xa chúng ta mới thấy đƣợc rõ ý nghĩa của việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, những lời giáo huấn quý báu của nhà Nho Nguyễn Đức Đạt, giá trị của những tấm gƣơng ngƣời xƣa đƣợc Nguyễn Đức Đạt liệt ra trong Cần kiệm vựng biên, và hơn hết, trực tiếp nhất vẫn là giá trị của hai chữ cần, kiệm. Mặt khác, trƣớc kia, các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò không nhỏ trong tiến trình xây dựng và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam, thì ngày nay, chúng sẽ vẫn có tác dụng. Nhƣng chúng ta phải có một thái độ thích hợp trong việc sử dụng chúng, sao cho chúng vẫn phát huy đƣợc mặt tích cực trong điều kiện xã hội mới.
Trong chƣơng Huấn cần, Nguyễn Đức Đạt nêu lên quan điểm rằng: “Dân sống đƣợc là nhờ vào chuyên cần lao động, chuyên cần tất không thiếu hụt” [1; tờ 3]. Câu nói này luôn luôn đúng. Hiện thực xã hội ngày nay đã chứng minh điều đó, sự chuyên cần của ngƣời dân Việt Nam ngày nay không còn đơn thuần là chuyên cần lao động mà còn là chuyên Cần học hỏi, tiếp thu cái mới, chuyên cần tìm tòi, chuyên cần sáng tạo và tiếp nhận những thành quả của khoa học kỹ thuật trên thế giới để dần hoàn thiện bản thân, tạo ra ngày càng nhiều hơn của cải vật chất phục vụ bản thân, gia đình và cả đất nƣớc. Cần cù lao động và sáng tạo đã trở thành một phẩm chất đạo đức
không thể thiếu đối với con ngƣời Việt Nam. Ngƣời Việt luôn nhắc nhở với nhau rằng, "năng nhặt chặt bị", "kiến tha lâu đầy tổ", họ luôn phê phán thói "ăn không ngồi rồi", bởi với họ, "nhàn cƣ vi bất thiện". Nguyễn Đức Đạt cũng dẫn lời di huấn của tiên vƣơng rằng: Từ vua xuống đến thứ dân, mặt trời nên bắt đầu làm việc, mặt trời lặn mới nghỉ ngơi, không thể có một ngày lƣời nhác, quân tử lao tâm, tiểu nhân lao lực [1; tờ 3]. Ngày nay không còn có vua hay thứ dân, cũng không còn phân biệt quân tử và tiểu nhân, nhƣng lời di huấn trên vẫn còn nguyên giá trị. Đó là tất cả mọi ngƣời thuộc mọi nghề nghiệp, mọi cơ quan đoàn thể, ngƣời lao động trí óc miệt mài, say mê tƣ duy sáng tạo, ngƣời lao động chân tay cần cù, chăm chỉ với công việc, với nghề nghiệp. Cho nên những kẻ lƣời nhác, không nghề nghiệp không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến chính bản thân họ mà còn là mối nguy hại cho cả cộng đồng, cả xã hội.
Theo Nguyễn Đức Đạt cần cù, chăm chỉ phải gắn liền với tiết kiệm, giản dị, bởi lẽ bởi lẽ, "buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện", "khi có mà không ăn dè, đến khi ăn dè chẳng có mà ăn", hay “tiết kiệm là phẩm chất mà ngƣời có đức cùng có” [1, tờ 28]. Điều này luôn luôn có giá trị và càng có giá trị hơn với bối cảnh xã hội nƣớc ta hiện nay. Đảng và Nhà nƣớc đang kêu gọi tinh thần tiết kiệm xem “tiết kiệm” là quốc sách. Bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con ngƣời và xã hội. Với một quốc gia nhƣ Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bƣớc đƣa đất nƣớc đi lên.
Nếu xƣa Nguyễn Đức Đạt yêu cầu tầng lớp thống trị: “Không đƣợc kiêu ngạo xa xỉ, không đƣợc hoang phí thái quá, không đƣợc chìm đắm vào nữ sắc, đem cung điện hào hoa đổi thành lều cỏ đơn sơ, tận hết trách nhiệm vì trăm họ” [1; tờ 28]. Thì ngày nay Đảng và Nhà nƣớc kêu gọi các cơ quan, đoàn thể: Hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc
tùng lãng phí… Những công trình lớn đƣợc xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lƣợng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xƣa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những ngƣời biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Đúng nhƣ Nguyễn Đức Đạt từng dẫn: “Những danh gia vọng tộc không gia tộc nào là không do tổ tiên cần kiệm mà lập nên, cũng không có gia tộc nào không do con cháu hoang phí biếng nhác mà sụp đổ. Thành lập khó nhƣ lên trời, sụp đổ dễ nhƣ trở bàn tay.” [1; tờ 31].
Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”. Xƣa Nguyễn Đức Đạt dẫn ra cách thức tiết kiệm cụ thể của từng thành phần trong xã hội nhƣ: Vua phải tiết kiệm tinh lực, quan phải tiết kiệm của cải, dân phải tiết kiệm thời gian, quân phải tiết kiệm sức lực. Ngày nay là: Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Ngƣời nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh, sinh viên thì điều quan trọng nhất là nên tiết kiệm nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động.
Hai chữ cần kiệm luôn luôn cần thiết, luôn có giá trị và không bao giờ là lạc hậu, chính hai mỹ đức đó đã tạo nên rất nhiều giá trị vật chất và tinh thần. Chừng nào trong xã hội còn tồn tại thói vị kỷ, biếng nhác, quan liêu, thích hƣởng thụ, thói xa xỉ, hoang phí, thói tham ô, hối lộ của công... thì những lời giáo huấn, những tấm gƣơng sáng chói trong Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt vẫn còn giá trị, trƣớc hết là giá trị chính trị, xã hội.