II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
2. Cần chính (chuyên cần trong việc trị nƣớc)
Ngự trên ngai vàng nắm giữa quyền bính, thống nhiếp thiên hạ, chuyên cần tất hƣng đƣợc gốc của nƣớc, không chuyên cần tất phế bỏ nguồn gốc của nƣớc, những tấm gƣơng thời trƣớc đều bày ra trƣớc mắt.
không theo, Hoàng Đế theo đó mà chinh phạt, chƣa từng ở yên một chỗ. Bão Phác Tử viết: Hoàng Đế đƣợc trời trao cho cái thể của tự nhiên, vì thế ngựơc lại không thể ngồi thẳng lƣng mà đắc đạo đƣợc. Cho nên, lên Vƣơng Ốc mà nhận Đan kinh (sách dạy luyện đan), đến Đỉnh Hồ mà …, lên Không Đồng mà hỏi Quảng Thành, chuẩn bị đầy đủ mà phụng sự Đại Ngỗi. Đế vương thế kỷ viết: Đại Vũ làm Tƣ Không, đảm đƣơng việc trị thuỷ, vất vả chuyên cần, tay chân chai sạn. Cho nên ngƣời đời nói Vũ mắc bệnh liệt nửa ngƣời, chân chai sạn, thuật ngữ “vũ bộ” mà các vu sƣ ngày nay gọi là có nguồn gốc từ đây. Cách Tử viết: Đại Vũ nhận quà tặng một lần mà đáp lại 7 lần, nói rằng: Ta không sợ kẻ sĩ trong thiên hạ lƣu lại trên đƣờng mà sợ họ lƣu lại ở cửa nhà ta. Hoài Nam Tử viết: Đại Vũ khi di chuyển, mũ vƣớng không thèm để ý, giày rớt không thèm nhặt lại.
Kinh Thư viết: Văn Vƣơng từ sáng sớm đến chiều muộn không hề có chút nhàn rỗi để ăn, ăn uống cùng với vạn dân. Thông giám viết: Chu Tuyên Vƣơng thƣờng ngủ sớm dậy muộn, hơn nữa lại thƣờng ở lại hậu cung không muốn rời đi. Vì thế Khƣơng Hậu bèn lấy cây trâm trên đầu và khuyên tai tƣợng trƣng cho trang sức của vƣơng hậu xuống, đứng ở Vĩnh Hạng đợi tội. Vua vì thế mà chuyên cần trong việc chính sự, thăng triều sớm, bãi triều muộn, cuối cùng thành danh vua Trung Hƣng.
Thông Giám viết: Hán Tuyên Vƣơng hƣng nghiệp ở …, biết đƣợc nỗi gian nan của dân, chuyên tâm vàp việc chính sự, nghiêm khắc trong việc trị quốc…Lại viết: Quang Vũ Đế mỗi ngày thị triều đến lúc mặt trời xế bóng mới bãi, chủ trì công khanh giảng luận kinh lý, đêm khuya mới nghỉ. Hoàng thái tử thấy vua cần lao mà can gián. Vua nói: Ta tự thấy đó là niềm vui, không phải là chuyện vất vả.
Đường thư viết: Hiến Tông thƣờng cùng với tể tƣớng luận đạo ở điện Diên Anh, trời nóng nực, mồ hôi ƣớt đẫm ngự bào, tể tƣớng sợ long thể vua mệt mỏi xin lui. Vua giữ lại nói: “Ta vào cung cấm, ngƣời ở đó toàn cung nhân, thái giám, cho nên ta thích cùng khanh bàn về điều cốt yếu của việc trị
nƣớc, ta không thấy mệt.” Lại viết: Văn Tông thƣờng đọc chính yếu của Thái Tông rất xúc động, đến lúc tức vị, kiên quyết trong việc trị nƣớc, mỗi khi luận bàn với triều thần ở điện Diên Anh đều lậu thêm 11 khắc.
Tống sử viết: Thái Tôn rất chuyên cần chăm lo chính sự, mỗi ngày thị sự ở điện Thần Xuân xong lại xử lý công việc ở điện Sùng Chính, trời xế bóng còn chƣa ngự thiện. Lại nói Chân Tông thƣờng lấy lời chú của Trịnh Huyền trong Lễ ký - Thế tử thiên rằng: Văn Vƣơng vì cần lao mà tổn thọ, Vũ Vƣơng vì an lạc mà trƣờng thọ, trẫm lấy ý chỉ trong sách này chẳng đúng hay sao. Hơn nữa Hạ Vũ vất vả lo lắng, đƣợc ban ngọc khuê, mà đƣợc hƣởng vận nƣớc lâu dài. Cho nên Văn Vƣơng luôn có nỗi niềm lo lắng, không tự mình hƣởng nhàn hạ, dẫu rằng không cảm ứng, há lại hao tổn tuổi thọ hay sao?. Lại viết: Hiếu Tông mỗi lần hỏi chuyện chính sự thƣờng nói: “Trẫm rất chán ghét lời nói của hoạn quan, con cái, muốn cùng cách khanh nói những lời chân thành, muốn biết những khuyết thất của triều chính, lợi bệnh của dân tình.” Lại viết: Niên hiệu Gia Định, Phạm Chung làm sùng chính. Lý Tông hỏi ông ta rằng: “Thời Nhân Tông có rất nhiều chuyện phải không?” Chung đáp: “Thời Nhân Tông tuy nhiều chuyện nhƣng ngài lấy sự lo lắng, cần lao để trị vì. Thời Huy Tông tuy vô sự nhƣng những tai hoạ còn để lại đến tận ngày nay.” Lý Tông lấy làm vui sƣớng.
Kim sử viết: Tuyên Tông thƣờng nói với Thái tử rằng: “Ta thƣờng thức đêm để lo chuyện thiên hạ, thắp nến để ghi chép rõ ràng mà làm theo. Thông kỷ viết: Minh Thái Tổ bàn luận với thị thần rằng: “Trẫm tức vị đã đƣợc mấy năm, thƣờng lấy sự chuyên cần để tự khích lệ. Đợi đến sáng để lâm triều, sau khi nghiền ngẫm kỹ mới trở về cung. Đêm nằm không thể yên giấc, khoác áo trở dậy, hoặc ngửa mặt xem thiên tƣợng, thấy một ngôi sao mất ngôi thì lấy làm lo lắng; hoặc xem xét việc dân, nếu có chuyện tốc hành thì lập tức ghi chép lại một lần nữa để đợi đến sáng phát đi.” Lại viết: Minh Thế Tổ tuy tu đạo ở Huyền Tây nhƣng vẫn nắm việc chủ chốt trong triều, đêm chia năm lần đánh trống để duyệt tấu chƣơng.