Cần học (chuyên cần trong việc học)

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 103)

II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

4.Cần học (chuyên cần trong việc học)

Việc học giỏi bởi chuyên cần, không chuyên cần chẳng bằng đừng học, mở rộng, hạn chế, há chẳng vui vẻ mà có thể thu đƣợc kết quả hay sao?...

Mặc Tử, Tử Mặc, Tử Nam chu du ở nƣớc Vệ, chở rất nhiều sách, Huyền Đƣờng Tử nhìn thấy lấy làm lạ, Mặc Tử nói: Xƣa Chu Công sáng đọc trăm trang sách, tối gặp 72 hiền sĩ. Địch (tên của Mặt Tử) ta trên không phụng sự quân vƣơng, dƣới không phải nếm trải cái gian nan của việc cày cấy nông tang, ta làm sao dám phế bỏ điều này (đọc sách).

Chiến quốc sách viết: Tô Tần đọc sách buồn ngủ, bèn dùng mũi khoan tự đâm vào đùi mình, máu chảy xuống chân, một năm tròn nghiền ngẫm mà thành tựu. Ngô Khoan Truyện - Sử Ký viết: Thúc Tôn Thông vì Hán Vũ Đế chế định lễ nghi, ngày đêm chuyên tâm nghiên cứu, trầm ngâm tƣ khảo, lúc ngủ còn ôm bút, ngay lúc đi cũng ôn luyện bài vở, khi nghĩ ra đƣợc (vấn đề) thì quên hết sở thích của mình. Tôn Kính học viết: Kính hiếu học đóng cửa đọc sách, lúc ngủ bèn dùng dây buộc tóc lên xà nhà, (vì thế) đƣợc ngƣời đời gọi là Bế Hộ tiên sinh.

Sở quốc tiên hiền truyện viết: Tôn Kính bện dƣơng liễu để viết kinh, sớm tối đọc sách. Cao Phụng truyện viết: Cao Phụng đọc sách thâu ngày thâu đêm, vợ ông ta ra đồng, phơi thóc ngoài sân bảo ông giữ gà (cho gà đừng ăn thóc). Trời mƣa to, Cao Phụng vẫn cầm roi đọc sách, thóc theo nƣớc trôi hết. Khi vợ ông ta về đến sân thì chỉ thấy trơ lại một con mọt sách Cao Phụng. Bao Hàm truyện viết: Hàm nhậm chức trong quân khởi nghĩa Xích Mi đƣợc hơn 10 ngày, sớm tối chỉ say mê đọc sách, giặc lấy làm lạ mà bỏ đi.

Tuần Sảng truyện viết: Sảng ngay từ lúc còn nhỏ đã rất hiếu học, năm 12 tuổi đã thông Hiếu kinh, Luận ngữ, thái uý Đỗ Kiều thấy thế khen ngợi: “Có thể làm thầy của ngƣời!”, Sảng vì thế luôn trầm tƣ đọc sách, khánh điếu

không tham gia, gọi tên không đáp, Dĩnh Xuyên Ngữ nói: Trong 8 con rồng nhà họ Tuần, Từ Minh (tên tự của Tuần Sảng) là vô song.

Thôi Kỳ truyện viết: Kỳ đi cày ngoài ruộng, thƣờng mang theo một quyển sách, lúc nghỉ lao thì mang ra đọc. Lỗ Bình truyện viết: Bình tính hiếu học, cần mẫn không biết mệt mỏi, cự tuyệt giao du, không trả lời chƣ hầu hỏi về lễ của kẻ sĩ, bạn bè thƣờng cho đó là khuyếm khuyết còn Bình lại vui vẻ tự đắc, vì thế mà tinh thông Ngũ kinh. Ninh Việt truyện viết: Việt khi còn nhỏ đã khổ vì việc cày cấy khó nhọc, có ngƣời bạn nói rằng: “Anh học 3 năm có thể tránh đƣợc bần tiện”, Việt nói: “Anh ăn tôi không ăn, anh ngủ tôi không ngủ, nhƣ vậy 15 năm sẽ có thể thành tựu, chỉ cần học sẽ thành.

Nguỵ Ưng truyện viết: Ƣng từ nhỏ đã hiếu học, đóng cửa học tập không giao du với quan lại đồng lƣu. Thừa Cung truyện viết: Cung lúc mới 8 tuổi phải nuôi heo mƣớn cho nhà ngƣời khác. Cùng làng có một ngƣời tên là Từ Tử Thịnh đem sách Xuân Thu truyền thụ cho rất nhiều học trò, Thừa Cung đi ngang trƣớc cửa nhà Từ Tử Thịnh nhìn thấy những học trò này học, quá thích thú mà quên cả việc nuôi heo đứng nghe Từ Tử Thịnh giảng bài. Từ Tử Soạn bèn giữ Thừa Cung lại làm học trò, Thừa Cung lên núi đốn củi, vất vả kham khổ vẫn cần mẫn học tập không biết mệt mỏi .…

Tam Quốc chí viết: Bộ Trắc lấy nghề trồng dƣa để nuôi thân, ngày chuyên cần lao động, đêm đọc kinh truyện. Nguỵ Lược viết: Thƣờng Lâm lúc nhỏ mồ côi nghèo khổ nhƣng rất hiếu học. Cuối đời Hán làm chƣ sinh, cày ruộng thƣờng mang theo kinh sách. Vợ của ông thƣờng tự …tuy ở chốn thôn que nhƣng vẫn kính nhau nhƣ khách. Thập di ký viết: Năm 14 tuổi cõng hòm sách theo thầy học tập, không sợ khó khăn hiểm trở, thƣờng nói: Ngƣời nếu không học, làm sao có thể thành ngƣời? Có lúc tựa dƣới gốc cây, dệt cỏ mao làm lều, vót cành mận gai làm bút, lấy chất lỏng của cây này chảy ra làm mực, đêm đọc sách dƣới ánh trăng, không có trăng thì bó cây gai lại đốt lửa để chiếu sáng…Huyền Án Xuân Thu viết: Dƣ học hoặc đêm quên ngủ, hoặc đếm bữa quên ăn, hoặc không biết ngày đêm, không màng đến sắc dục…

Kê Hàm tập viết: Hàm ban ngày vác bút mà giẫy cỏ, đêm mang sách mà nghỉ ngơi. Liên Tổ Cao Hiền truyện viết: Trƣơng Thuyên bản chất thanh cao, rất thích đọc sách, tuy đi cày cuốc vẫn mang theo sách… Nam sử - Thẩm Ước truyện viết: Ƣớc mồ côi bần hàn nhƣng rất hiếu học, ngày đêm không mệt mỏi. Mẹ Ƣớc sợ con lao lực quá độ sinh bệnh thƣờng bớt dầu tắt lửa, vì thế những điều đọc đƣợc vào ban ngày, ban đêm bèn học thuộc lòng.

Giang Tất truyện viết: Tất lúc nhỏ bần hàn, ban ngày bện giày cỏ kiếm sống, ban đêm đi theo ánh trăng đọc sách, khi trăng tà ông bèn trèo lên nóc nhà ngồi học. Thẩm Lân Sĩ truyện viết: Lân Sĩ dệt mành đọc sách, tay miệng không ngừng nghỉ, ngƣời trong xóm gọi là Chức Liêm tiên sinh. Vương Thiều Chi truyện viết: Thiều Chi nhà nghèo hiếu học, đến tháng ba hết lƣơng thực mà Thiều Chi vẫn ôm sách không buông, ngƣời nhà trách móc, ông nói: Ta đang tự cày cấy đây.

Nhan Thị gia huấn viết: Chu Chiêm ở Nghĩa Dƣơng, rất hiếu học, nhà nghèo không có cơm ăn, nhiều ngày không đun nấu, phải nuốt giấy cho đỡ đói, về sau trở thành học sĩ. Lại viết: Nƣớc Tề có một viên quan nội tham tên là Điền Bằng Loan, vốn là ngƣời Man (dân tộc ở phía Nam Trung Quốc thời xƣa). Năm 14, 15 tuổi, là một ngƣời gác cổng chùa, tiện biết hiếu học, thƣờng giấu sách trong ngực, ống tay áo, đêm ngày ngâm nga. Mỗi khi đến Văn Lâm quán, miệng thở dốc mình toát mồ hôi để hỏi những thứ bên ngoài sách vở, (tôi) không rảnh rỗi để giải đáp cậu ta. Sau đƣợc khen thƣởng, chức đến thị trung khai phủ.

Bắc sử Lý Huyền truyện viết: Huyền nhà nghèo, mùa xuân và mùa hạ phải cày cấy, đến mùa đông mới đƣợc học, ba tháng mùa đông không giữ gối, mỗi khi ngủ chỉ giả ngủ mà thôi. Lưu Thư truyện viết: Thƣ rất hiếu học, thƣờng đóng cửa đọc sách. Bắc Tề thư Lưu Địch truyện viết: Địch lúc nhỏ đã thông minh lanh lợi, ngay trong yến tiệc tay cũng không buông sách. Lương thư viết: Sử bộ lang Đào Điêu thƣờng qua sông thăm hỏi Cách, vào tiết đại hàn tuyết lớn, thấy Cách mặc áo bông rách ngồi một mình dƣới chiếu, say

sƣa đọc sách không biết mệt mỏi, Đào Điêu ca thán hồi lâu rồi cởi chiếc áo ngắn mình đang mặc, lại cắt nửa chiếc chăn nỉ lại cho Cách rồi đi.

Cố thị gia huấn viết: Lƣơng Nguyên Đế năm 11 tuổi đã rất hiếu học, lại mắc bệnh ghẻ vẫn đọc 20 quyển sách sử mỗi ngày, con nhà tôn thất còn làm đƣợc nhƣ vậy huống hồ là sĩ thứ? Lại viết: Đời Lƣơng, Lƣu Khởi ở Bành Thành gia cảnh nghèo khó, thắp nến khó nhìn thấy rõ, thƣờng mua …bẻ ra đốt lên lấy ánh sáng để đọc sách, về sau đỗ đạt làm quan.

Hậu Nguỵ thư- Nguỵ Thu truyện viết: Nguỵ Thu suốt mùa hạ ngồi lỳ trên giƣờng ván đọc sách, ván mòn mà tinh lực không mệt mỏi. Hậu Chu thư -Phàn Thâm truyện viết: Thâm tính hiếu học, tuổi đã cao mà không ngại sớm chiều vẫn thƣờng đọc sách, cho đến lúc chết cũng không thay đổi. Tuỳ thư Vương Thiệu truyện viết: Thiệu thích kinh sử, dùng mạch tƣ duy đã chuyên, tính tình có chút ngớ ngẩn, đến bữa ăn thƣờng nhắm mắt suy nghĩ, thịt trong mâm bị ngƣời hầu ăn mất mà không biết. Đường thư Tôn Thất Kham truyện

viết: Kham lúc nhỏ mồ côi, tính tình hiếu học, mùa rét phải đốn củi mƣu sinh, đêm đến đốt đèn dầu đọc sách, 30 tuổi đã thông lục kinh. Mã Y Tố truyện viết: Y Tố gia cảnh bần hàn không có cơm ăn, ban ngày phải đốn củi, ban đêm đốt củi lên đọc sách. Liễu Xán truyện viết: “Xán thủa nhỏ nhà nghèo hiếu học, ban ngày hái củi kiếm sống, ban đêm đốt lá đọc sách.

Dương Thành truyện viết: Thành rất hiếu học, đói quanh năm, phải hái ngọn du nấu cháo, học tập không biết mệt mỏi, nhà nghèo không mua đƣợc sách, bèn xin làm tƣ lại trong Tập Hiền viện để đọc sách trong viện, sớm tối không ra khỏi cửa, trong vòng 6 năm không sách nào là không thông. Vương Huyền Cảm truyện viết: Huyền Cảm tuy đã già nhƣng vẫn đọc sách thâu đêm.

Dung Đức Ngôn truyện viết: Đức Ngôn tuy đã cao tuổi nhƣng vẫn học tập khắc khổ…vợ ông ta can rằng: ông hà tất phải khắc khổ suốt ngày nhƣ vậy, ông đáp: Đối với lời của thánh hiền, há lại sợ mệt mỏi. Tương Văn truyện viết: Văn gắng chí học tập, đến già vẫn không biết chán, tuy thời tiết

rét mƣớt hay nóng nực sách vẫn không rời khỏi tay. Vi Trắc truyện viết: Trắc gia pháp nghiêm chỉnh, lệnh cho con phải học tập, đêm luân phiên nhau giám sát, thấy con chăm chỉ, buổi sáng vấn an thì sắc mặt vui vẻ, nếu chỉ hơi lƣời nhác thì bắt đứng dƣới thềm không nói chuyện cùng.

Sơn đường tứ khảo viết: Đƣờng Đỗ Hựu tính hiếu học, tuy có địa vị tôn quý nhƣng đêm vẫn chăm chỉ đọc sách. Khổng Thiếp Đƣờng Mã Tổng ham học, tuy việc quan cấp bách nhƣng sách không bao giờ rời khỏi mình. Lại viết: Bùi Viêm, lúc nhỏ theo học Hoằng Văn Sinh, mỗi khi đƣợc rảnh rỗi, chƣ sinh phần lớn ra ngoài ngao du, riêng Viêm không bỏ nghiệp học.

Ngũ Đại sử - Đường thần truyện viết: Lƣu Thế (Tán) ngƣời Nguỵ Châu, cha là Lƣu Tần đảm nhiệm chức huyện lệnh. Khi Lƣu Thế bắt đầu đọc sách, áo mà cậu mặc là áo vải xanh, mỗi khi đến bữa ăn, Lƣu Tần tự mình ăn thịt, lại lấy cơm chay bảo Lƣu Thế ngồi ăn bên cạnh bàn ăn. Lƣu Tần nói với Lƣu Thế rằng: “Thịt là bổng lộc hoàng thƣợng ban cho ta, nếu con muốn ăn thì phải gắng sức học tập để có đƣợc bổng lộc, thịt của ta không phải con có thể ăn đƣợc.” Từ đó Lƣu Thế càng nỗ lực học tập, về sau thi đỗ tiến sĩ. Lại nói: Tang Duy Hàn thi tiến sĩ, vì quan chủ khảo ghét họ của ông mà không tuyển chọn, ông bèn đúc một chiếc nghiên bằng sắt, thề rằng, nếu nghiên sắt này mài thủng mà vẫn chƣa đỗ thì ta sẽ đổi họ.

Tống sử viết: Dƣơng Thái Chi từ nhỏ đã khắc chí học tập, ngủ không bén giƣờng. Ninh Văn Chi Thiệu truyện viết: Thiệu làm quan, 40 tuổi vẫn tự cƣờng học tập, không thay đổi chí hƣớng. Tiềm thạch loại thư viết: Phạm Trọng Yêm đời Tống đêm đọc sách trong màn, màn ám đen nhƣ mực. Đến lúc hiển quý, vợ ông đêm chuyện này nói với các con: “Cha các con lúc nhỏ chuyên cần học tập, đây chính là dấu tích của ngọn đèn.”

Tính lý viết: Thiệu Ung lúc nhỏ học ở Bách Tuyền, khắc khổ học tập, mùa đông không dùng lò sƣởi, mùa hạ không dùng quạt, đêm không dùng chiếu hàng mấy năm trời. Phạm Tổ Vũ tập viết: Tƣ Mã Quang dùng gỗ tròn làm gối báo thức, lúc ngủ gối sẽ di chuyển giúp ông tình giấc để đọc sách.

Kim sử - Nguyên Đức Minh truyện viết: Đức Minh từ nhỏ đã ham đọc sách, tuy mặc áo vải ăn cơn rau vẫn rất điềm nhiên, ngƣời nhà cũng không dám lấy gánh nặng cơm áo làm phiền luỵ đến ông. Nguyên sử Triệu Hoằng Nghị viết: Hoằng Nghị từ nhỏ đã hiếu học, nhà nghèo không có sách đọc bèn xin làm đầy tớ cho nhà giày, ban ngày làm việc, ban đêm mƣợn sách đọc.

Quảng Dư Ký viết: Đào Tôn …ngƣời Thiên Thai đời Nguyên tránh nạn ở làng Hƣởng Lâm phía Nam Phủ Thành…

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt.PDF (Trang 103)