6. Cấu trúc luận văn
1.1.3.3. Khuynh hướng tiểu thuyết triết lý
Cảm hứng triết luận hay triết lý là sự bình luận, lí giải, phân tích về một vấn đề thông qua hình tượng nghệ thuật với sức mạnh của lí trí tỉnh táo, gắn liền với việc soi xét đối tượng dưới các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Trong văn học Việt Nam, từ trước Đổi mới, khuynh hướng này đặc biệt trở thành một nét nổi bật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu với Bức tranh, Bến quê, Dấu vết nghề
nghiệp, Chiếc thuyền ngoài xa, v.v, và đặc biệt là nhà văn Nguyễn Khải với một
loạt các sáng tác như Xung đột, Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa, Một người Hà Nội,
Gặp gỡ cuối năm,Cha và con và…, Thời gian của người, v.v. Sự gia tăng yếu tố triết luận trong văn xuôi thời kì Đổi mới là một đặc điểm quan trọng. Sự phát triển của khuynh hướng tiểu thuyết giàu tính triết luận là một biểu hiện thể hiện rõ sự trăn
trở trong suy tư của người cầm bút về những vấn đề của con người và đạo đức nhân sinh.
Những tác phẩm viết theo khuynh hướng triết luận ra đời trong thời gian gần đây phần nào biểu hiện nhu cầu tuyên ngôn về quan niệm sáng tác của người cầm bút tại thời điểm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng đặt ra yêu cầu đổi mới, cách tân thể loại. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều tác phẩm tiểu thuyết thời kì này thường xuất hiện hình ảnh nhân vật nhà văn. Với cuốn tiểu thuyết đầu tay gây nhiều tranh cãi: Cơ hội của Chúa do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1999, Nguyễn Việt Hà đã xây dựng một loạt các nhân vật mà trọng tâm là giới trí thức (đặc biệt là nhân vật nhà văn Hoàng).Tiểu thuyết Cơ hội của chúa có sự phong phú của rất nhiều chủ đề, từ tình yêu, tình bạn, tình anh em đến các lĩnh vực tôn giáo, văn hoá, kinh tế, chính trị, v.v. và sự đa dạng của một loạt các nhân vật mà trọng tâm là giới trí thức. Tác phẩm với bộn bề những nhân vật, sự kiện đã thể hiện suy ngẫm của nhà văn về nhiều vấn đề trong thực tiễn xã hội mà trọng tâm là mối quan hệ giữa trí thức và cuộc đời, về tôn giáo, v.v.
Sau tiểu thuyết Cơ hội của chúa và thành công của tập truyện ngắn Của rơi, năm 2005, nhà văn Nguyễn Việt Hà tiếp tục cho ra đời tiểu thuyết Khải huyền
muộn. Cũng giống như sáng tác trước đó, Khải huyền muộn là một tiểu thuyết tương
đối khó đọc với độc giả thông thường. Với một cấu trúc tác phẩm mang “hơi thở” của cuộc sống đương đại giữa rất nhiều các sự kiện đan xen và đều dang dở như chính nó, tác giả Nguyễn Việt Hà đã cố gắng thể hiện quan niệm về công việc viết văn của mình, của những người trong giới mình. Dường như tác giả chỉ làm công việc là kể lại, viết lại chính những gì mình đang trải qua, đang làm (viết văn). Trong tác phẩm, nhà văn không đưa ra một tuyên ngôn “đao tao búa lớn” về Chân, Thiện, Mỹ mà chúng ta thường bắt gặp. Đằng sau những câu chuyện dường như không có kết thúc ấy tác giả muốn nói điều gì? Sống thật khó sống và công việc viết văn là công việc không dễ dàng gì nhưng vẫn phải viết dù biết công việc viết văn ấy ẩn tàng rất nhiều may rủi nhưng vẫn phải viết vì nó là thiên chức của người cầm bút.
Có thể thấy, từ Cơ hội của chúa tới Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà đã thể hiện suy ngẫm của người trí thức về tình yêu cuộc sống, khát vọng sống chân chính và đặc biệt là gửi gắm không ít các ý tưởng nhằm nói về chuyện nghề, về công việc viết văn của chính mình, của giới mình. Với nỗ lực luôn hướng tới và không ngừng tìm kiếm một lối viết mới, Nguyễn Việt Hà là nhà văn đương đại tiêu biểu có những đóng góp nghệ thuật tích cực vào công cuộc cách tân thể loại văn xuôi, tiểu thuyết đang diễn ra sôi nổi hiện nay đồng thời, các tác phẩm đã thể hiện sự dũng cảm của nhà văn trong việc tạo dựng phong cách nghệ thuật độc đáo.
Trong xu hướng vận động nói chung, hầu như ở các tác phẩm tiểu thuyết từ sau Đổi mới ít nhiều đều thể hiện những boăn khoăn, suy ngẫm của nhà văn trước những vấn đề nhân sinh của đời sống. Bộ phận nhóm sáng tác này phần nào đã phản ánh nhu cầu được nói lên những suy nghĩ, trăn trở của nhà văn trước những vấn đề có liên quan trực tiếp tới số phận con người, nhân dân, đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thuộc thế hệ các nhà văn đương đại sớm thành danh, Tạ Duy Anh là cây bút sung sức không chỉ ở lĩnh vực tiểu thuyết mà còn ở rất nhiều truyện ngắn. Tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh ngay khi ra mắt lần đầu tiên đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của độc giả ở nhiều lứa tuổi. Với một cuốn sách chỉ có độ dày hơn một trăm trang nhưng tác phẩm phản ánh được nhiều vấn đề hiện thực cuộc sống cũng như chuyên chở và truyền tải trọn vẹn thông điệp của tác giả. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một đứa trẻ hài nhi trong bụng mẹ. Những câu chuyện được nghe bởi một bào thai, trong một bệnh viện phụ sản, nơi những người mẹ, dù muốn hay không muốn có con, đã cho thấy sự cạn kiệt về nhân tính ở con người trong một đời sống hiện đại đã trở thành phổ biến. Bên cạnh hiện thực tàn nhẫn tràn đầy khắp các chi tiết, Thiên thần sám hồi là tiểu thuyết mang tính luận đề rất cao. Tác phẩm là câu hỏi nhức nhối về thân phận con người, là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với con người về những giá trị nhân bản trong đời. Và qua việc thể hiện cảm nhận bi đát về cuộc đời, nhà văn Tạ Duy Anh cũng gieo vào lòng người đọc một niềm hy vọng về sự sống, về lòng nhân ái và sự dũng cảm đối mặt với cái ác, cái ồn tạp trong cuộc đời khi vẫn để đứa bé hài nhi chào đời.
Các tác phẩm tiểu thuyết thuộc khuynh hướng triết lý trong thời kì Đổi mới đã cho thấy sự sáng tạo đáng ghi nhận cả về mặt thi pháp và nội dung biểu hiện. Tiểu thuyết triết lý phần nào đã phản ánh được những suy tư, chiêm nghiệm, đúc kết, lý giải của nhà văn về cuộc đời, con người và các vấn đề có mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân sinh. Chất triết lý trong các sáng tác đương đại có thể được các nhà văn bộc lộ trực diện bằng lời văn trên trang viết hoặc thông qua việc xây dựng hình tượng hay cách đặt vấn đề, v.v. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào, với các sáng tác này, nhà văn đã để lại những khoảng lặng cho người đọc tự ngẫm và đưa ra những câu trả lời cho riêng mình.
1.1.3.4. Khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
Huyền thoại hay thần thoại với tư cách là ý thức nguyên hợp của các cộng đồng người thời nguyên thuỷ. Từ những mảnh vỡ còn sót lại của ý thức nguyên thuỷ, huyền thoại hoá đã đi vào ý thức sáng tạo văn học. Tiêu biểu cho những sáng tạo này phải nhắc tới sự bùng nổ văn xuôi Mỹ La tinh vào những năm 60 của thế kỷ XX. Những sáng tác này tạo thành trào lưu văn học theo “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Và như vậy, trong tác phẩm văn học, huyền ảo được xem là một yếu tố nghệ thuật. Huyền ảo bao giờ cũng có sự pha trộn giữa cái thực và cái ảo. Việc sử dụng yếu tố huyền ảo trong tác phẩm văn học sẽ giúp cho tác phẩm trở nên lạ hoá, đa nghĩa, tạo ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
Với tư cách là một khuynh hướng, huyền ảo thực sự có rõ rệt và có thành tựu lớn trong sáng tác của các nhà văn thời kỳ Đổi mới. Trong Thiên sứ, nhà văn Phạm Thị Hoài đã có dụng ý rõ rệt qua việc sử dụng triệt để các yếu tố huyền thoại. Hình tượng thiên sứ với sự ra đời kì lạ của bé Hon, nụ cười và đôi môi của bé, cả cái chết trong sạch vô ngần của bé nữa đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Huyền thoại hóa còn thể hiện ở nhân vật Hoài (một nhân vật được xây dựng dưới dạng “hóa thân”, biến dạng). Qua con mắt của cô bé “mãi giữ cho mình ở tuổi mười bốn”, một thế giới của sự sống đầy sự tha hoá hiện lên một cách lạ lùng thậm chí cay nghiệt.
Cũng trong mạch sáng tác này, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh là tác phẩm tiêu biểu khi tác giả sử dụng khá thành công thủ pháp nghệ thuật huyền ảo. Một thế giới vừa hư vừa thực trong Đi tìm nhân vật tạo nên sức ám ảnh nơi người đọc trước hiện thực ồn tạp. Đúng như tiêu đề của tiểu thuyết, một quá trình đi tìm bản ngã của chính mình đã theo đuổi nhân vật “tôi” như một nỗi ám ảnh về sự sống và cái chết từ những bí ẩn của quá khứ, những tổn thương tâm hồn hiện tại, những va chạm đầy lạ lùng từ những cuộc gặp gỡ trong cuộc đời, … Ra đời năm 1996, tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế của Hồ Anh Tháicó sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố
ảo – thực.Với việc xuất hiện liên tiếp ba cái chết đầy bí ẩn của ba thanh niên có tính cách ngang ngược là Phũ, Cốc, Bóp đều liên quan tới một cô gái. Nhân vật chính là chàng trai, người kể chuyện, đã chứng kiến sự việc. Anh đã lần tìm theo dấu vết của cô gái có tên Mai Trừng để tìm ra nguồn cội của ba cái chết cũng như sức mạnh kì lạ ở cô. Trong tác phẩm, yếu tố huyền ảo được xem là chìa khoá để tác giả tạo nên sự bí ẩn cũng như giải mã mọi bí ẩn đã khiến các sự kiện trở nên sinh động, cuốn hút sự dõi theo nơi người đọc.
Trong số các tác giả đương đại, Nguyễn Bình Phương là nhà văn rất có ý thức trong việc sử dụng huyền thoại với mật độ dầy trong các tác phẩm. Từ những sáng tác đầu tiên như Vào cõi (1991), Bả giời (1992) và đặc biệt sau này là Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thuỷ
(2004), Ngồi (2006) đã bộc lộ rõ sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương. TS. Phạm Xuân Thạch cho rằng nếu chọn một hiện tượng văn học tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì “ưu tiên số một” là các sáng tác của Nguyễn Bình Phương, “sáng tác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ hậu chiến cả trên bình diện mỹ học lẫn kỹ thuật sáng tác và mô hình tiểu thuyết” [96]. Sự thay đổi trên đã dẫn tới hiện thực phản ánh trong tác phẩm của anh thường có “độ lệch” rất lớn so với hiện thực trong thực tế. Đó là một thế giới được “trộn lẫn” giữa cái hiện tại và hiện thực trong vô thức mang đậm màu sắc ma quái, tâm linh, dường như chúng không thực hiện hữu.. Mô hình hai thế giới thực - ảo là môtip quen thuộc trong nhiều tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương. Với tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ, người đọc bắt gặp trong tác phẩm một thế giới hiện thực và một thế giới của cõi hư ảo mà ở đó người đọc có thể nhận diện ra sự tha hoá của cuộc sống này một cách cụ thể hơn. Một lần nữa ta lại bắt gặp mô hình thế giới kép trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật và các sự kiện trong câu chuyện dường như được tác giả “thả tự do” và “đang rơi tự do” giữa hai thế giới thực - ảo. Họ từ đâu tới? cuộc đời của họ rồi sẽ ra sao? Tất cả là những điều bí ẩn với bạn đọc.
Ở các sáng tác thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, sự giao thoa của thế giới ảo – thực đã tạo nên các khoảng trống buộc người đọc không ngừng đặt ra những câu hỏi về giá trị của cuộc sống, về thân phận con người. Các nhà văn thường chú ý khám phá hiện thực trong cõi vô thức đồng thời sử dụng triệt để các biểu tượng có sức khái quát và gợi nghĩa cao. Và một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở nhiều tiểu thuyết là dạng thức “mờ hoá” nhân vật hoặc xuất hiện kiểu nhân vật “mất tích” một cách vô cớ. Xuất hiện rồi đột ngột ra đi khỏi cõi đời này của Bé Hon trong Thiên sứ, việc đến và đi đều lặng lẽ của “cô gái câm” giữa cuộc đời nhân vật “tôi” ở Đi tìm nhân vật mãi mãi là niềm bí ẩn khôn nguôi, những con người đột nhiên đi khỏi cuộc đời không một dấu vết như người cha của Nhung hay Quân trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương được xem như những “dấu lặng” gieo vào lòng độc giả.
Tương tự, trong tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước (2007) của Trần Nhã Thuỵ, sự mất tích của nhân vật người vợ dường như bị xoá sạch khỏi đời sống hiện thực đã tạo nên những khoảng trống và sự hụt hẫng lớn nơi tâm hồn nhân vật “tôi” – người chồng. Đây là cuốn sách đầu tay gây được tiếng vang trong giới sáng tác và phê bình văn học của tác giả. Cuộc sống thật mong manh và có một lúc nào đó con người muốn biến mất khỏi thế giới này như một lối thoát nhằm giải thoát mình khỏi những mệt mỏi, ngột ngạt, … đang diễn ra hàng ngày. Đó chính là ý nghĩa ngầm ẩn mà Trần Nhã Thuỵ muốn bộc lộ trong tác phẩm. Đối diện thường trực với hiện thực và viết về những điều mình cảm nhận là lựa chọn của Trần Nhã Thuỵ trước nỗi đau,
những điều chưa tốt, những điều bất công trong cuộc sống. Những suy tư, chiêm nghiệm trong Sự trở lại của vết xước được gợi lên qua sự kiện người vợ mất tích và đặc biệt là những “vết xước” vô hình và hữu hình hiện diện ở nhân vật “tôi”. Đấy là nỗi hoang mang, lo lắng của con người trước hiện tượng “nhiễm độc từ từ” cả về thể chất và tâm hồn.
Khuynh hướng sử dụng yếu tố huyền ảo trong sáng tác tiểu thuyết đã tạo thành một bộ phận sáng tác quan trọng thể hiện khát vọng sáng tạo và luôn tìm tòi của các nhà văn. Ở các tác phẩm viết theo khuynh hướng này, trong cấu trúc tiểu thuyết, yếu tố lạ hoá được thể hiện rõ rệt từ việc mờ hoá nhân vật, sử dụng các thủ pháp lắp ghép, phân mảnh, sự linh hoạt trong cách dùng ngôi kể và sự di chuyển điểm nhìn cũng như tạo sự lạ hoá trong sử dụng ngôn ngữ. Trên phương diện nội dung, tác phẩm được kể không tuân theo logic nhân quả, cái ảo và thực đan xen nhau, các đoạn hội thoại không đặt nặng tính hô ứng rõ rệt, câu chuyện thường hình thành theo kiểu đan xen lẫn lộn giữa rất nhiều câu chuyện. Và vì thế, hình thức truyện lồng truyện được nhiều nhà văn đương đại sử dụng.
1.2. Nguyễn Xuân Khánh và văn học Việt Nam đương đại
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Trong đời sống văn học đương đại những năm trở lại đây, nhắc tới nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhiều độc giả yêu văn học sẽ nhắc ngay tới hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của ông. Hiện nay, tại căn nhà số 36 trên ngõ Trần Khát Chân thuộc quận Hai Bà Trưng Hà Nội, nhà văn ở tuổi thấp thập cổ lai hy vẫn tiếp tục dự định cho những tác phẩm mới của mình.
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932 tại phố Huế Hà Nội, từng đỗ tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội. Thời trai trẻ, Nguyễn Xuân Khánh được biết đến là một người rất say mê âm nhạc. Bước vào ngưỡng tuổi hai mươi, Nguyễn Xuân Khánh ra vùng tự do tham gia vào lực lượng quân đội. Trong quãng thời gian quân
ngũ này, năm 1955, Nguyễn Xuân Khánh đã viết những tác phẩm đầu tiên. Năm 1957, truyện ngắn Một đêm của tác giả được giải thưởng cuộc thi truyện ngắn đầu