6. Cấu trúc luận văn
1.1.3.2. Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới
Sự thành công của một loạt các sáng tác tiểu thuyết lịch sử trong đời sống văn học đương đại đã trở thành đề tài tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu phê bình về các vấn đề như ranh giới của một cuốn sách về lịch sử và một tác phẩm tiểu thuyết, vai trò của hư cấu, có hay không tính chân thực ở một cuốn tiểu thuyết lịch sử, v.v. Xung quanh các vấn đề này, giới phê bình cũng như phần đông dư luận đều cho thấy chính những thay đổi về quan niệm sáng tác khiến các nhà văn đã có cách cảm và cách thể hiện khác trước về đề tài lịch sử. Các tiểu thuyết gia đương đại đã đứng ở góc nhìn cá nhân đưa các nhân vật lịch sử lên trang sách để từ đó họ tự bộc lộ tính cách, thể hiện cách nhìn về các vấn đề lịch sử một cách khách quan hơn thậm chí trái ngược với những suy nghĩ từ trước đến nay về sự kiện và nhân vật lịch sử.
Quan sát các sáng tác thuộc khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới có thể nhận thấy “một hiện tượng có tính chất phổ quát: quá trình cá nhân hoá hư cấu” [97]. Ở đây, nhà văn không chịu sự chi phối và lệ thuộc từ các quan niệm của cộng đồng mà hoàn toàn đưa ý kiến chủ quan của mình vào trung tâm các sáng tác tự sự. Trên tinh thần của kịch bản Hội thề đoạt giải A trong Cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã viết tiểu thuyết
cách nhìn, cách quan niệm lịch sử của nhà văn. Nguyễn Trãi được Nguyễn Quang Thân khắc họa như một điển hình của sỹ phu Bắc Hà, nho nhã trong từng lời ăn tiếng nói. Trái lại, các tướng lĩnh Lam Sơn, qua sự tái hiện của nhà văn, là những người mang đậm tính cách võ biền, ít học, thô lỗ. Cuốn tiểu thuyết vẻn vẹn 300 trang thêm một lần nữa đem đến cho người đọc một cách hình dung về nhân vật lịch sử đặc biệt là hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Với một sáng tác đầu tay, tác giả Kiều Thanh Tùng đã chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử làm “mảnh đất” để thể hiện những suy nghĩ riêng của mình trong cách biểu hiện đề tài. Ở Sắc đẹp khuynh thành, nhà văn chú trọng vào việc miêu tả một loạt các nhân vật lịch sử trong thời điểm chuyển giao giữa hai triều đại Lý – Trần, đặc biệt là hình ảnh Trần Thị Thu Ngừ (Trần Thị Dung). Nhân vật lịch sử hiện lên gần gũi với những chi tiết đời thường hàng ngày, có tính đời tư như việc ăn, uống, tắm giặt, v.v. với cách nói năng mang khẩu ngữ dân giã của người bình thường. Trong xu hướng cách tân, đổi mới tiểu thuyết lịch sử đương đại, đến với lịch sử bằng cái nhìn mang nặng dấu ấn của sự hư cấu cá nhân như Sắc đẹp khuynh thành cũng là một hướng tiếp cận lịch sử hết sức mới mẻ, ít nhiều tạo nên sự thích thú trong tâm lý tiếp nhận của bạn đọc yêu văn học.
Sự thay đổi trong phương thức tiếp cận đề tài lịch sử của các nhà văn đương đại đã dẫn tới một loạt những biến đổi trong cấu trúc tiểu thuyết. Ở các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử sáng tác theo khuynh hướng này, cốt truyện tiểu thuyết truyền thống đã bị phá vỡ bằng các kỹ thuật xáo trộn thời gian tự sự khi nhà văn phối kết hợp những kỹ thuật này với tuyến nội dung chính trong tác phẩm. Khai thác đề tài lịch sử nhưng nhà văn không thực hiện thao tác ghi chép lại lịch sử một cách im lìm bất động. Thông qua sự kiện và nhân vật lịch sử, nhà văn thiết lập một cái nhìn hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân về lịch sử, những bài học lịch sử có liên quan trực tiếp đến đời sống hôm nay. Và như vậy, lịch sử đã trở thành một phương tiện, một chất liệu để nhà văn thể hiện những suy tư mang tầm khái quát về cuộc đời và con người. Cùng với sáng tác của những nhà văn như Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, Hoàng Quốc Hải với bộ sách 4 tập mang tên: Bão táp
cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa và Vương triều sụp đổ, Nguyễn Mộng Giác với Sông Côn mùa lũ hay Hà Ân với Khúc khải hoàn dang dở, v.v. Giàn thiêu là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất sáng tác theo khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới. Trong Giàn thiêu, người đọc không bắt gặp hình mẫu lí tưởng một con người duy nhất trong hình ảnh của những nhân vật lịch sử như Nguyên Phi Ỷ Lan, nhà sư Từ Đào Hạnh. Đằng sau ánh hào quang của hình tượng mang tính “ngưỡng vọng” trong tiềm thức nhân dân, những cá nhân lịch sử hiện lên đa chiều với những mâu thuẫn giằng xé giữa quyền lực và những tham vọng trần tục nhất. Có thể tìm thấy trong tác phẩm hàng loạt những boăn khoăn của tác giả về thân phận con người, về cái tốt, lẽ thiện và cái ác ở cuộc đời. Qua Giàn thiêu, nhà văn Võ Thị Hảo còn đồng thời gửi gắm thông điệp về khát vọng tự do và tình yêu cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước thời cuộc.
Đề tài lịch sử đã tạo nên thành công trong nhiều sáng tác của các nhà văn đương đại. Những sáng tác tiểu thuyết lịch sử trong thời kì Đổi mới đã có một sự thay đổi rõ rệt trong quan niệm sáng tác khi các nhà văn tạo cho mình một sự độc lập trên trang viết. Nhà văn không làm công việc ghi chép lại lịch sử mà làm một cuộc khảo sát trong chính thế giới nội tâm của nhân vật để nhận diện dấu ấn lịch sử hoặc phản chiếu các sự kiện lịch sử qua số phận các nhân vật. Trong dòng chảy của các sáng tác đương đại, tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác không chú trọng tái dựng lại một thời kì đã qua mà nhằm luận giải một cách nhìn nhận mới về hình tượng lịch sử. Xây dựng nhân vật người ảnh hùng áo vải Quang Trung cùng những chiên công lẫy lừng cũng như khắc họa tân tư nhân vật trong các mối quan hệ tình vợ - chồng, anh – em, thầy – trò, v.v, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã nhận diện lại bối cảnh lịch sử, những bước ngoặt của dân tộc vào cuối thế kỉ XVIII. Dấu ấn của thời đại lịch sử có thể được tìm thấy trên số phận cá nhân lịch sử và thậm chí ở những con người bình thường nhất. Đây là một điểm đặc sắc mà người đọc có thể bắt gặp qua các sáng tác tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu thời kì này. Những thân phận nhỏ bé như cô cung nữ Ngạn La trong tác phẩm Giàn thiêu hay một loạt các nhân vật ở tầng lớp bình dân trong hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã mang trên mình những “vết thương”, những “vết
khắc” từ chính những tranh chấp quyền lực chốn cấm cung cũng như các biến động dữ dội của hoàn cảnh lịch sử.
Giống như nhiều khuynh hướng tiểu thuyết khác ở Việt Nam, từ khi ra đời đến nay, tiểu thuyết lịch sử đã đi qua một chặng đường dài và có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển thể loại cũng như yêu cầu đổi mới tiểu thuyết ở thời kì đất nước mở cửa đặc biệt là trong hơn chục năm trở lại đây. Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, phương thức tiếp cận đề tài của nhà văn đồng thời đã dẫn tới những biến đổi quan trọng về mô hình cấu trúc tác phẩm. Các nhà văn đương đại đã sử dụng một loạt các kỹ thuật sáng tác trong việc làm biến đổi kết cấu tiểu thuyết: kỹ thuật thời gian, xây dựng nhân vật, thay đổi các ngôi trần thuật, v.v. Thể hiện rõ dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo lên văn bản hư cấu tự sự, các nhà tiểu thuyết theo khuynh hướng lịch sử kiểu mới đã tạo nên sự mới mẻ ở việc biểu đạt nội dung tư tưởng. Nhà văn không chịu áp lực từ các quan niệm số đông của cộng đồng mà chủ động xử lí đề tài, dùng lịch sử như một “phương tiện”, một “chất liệu” [] thiết lập một cách hình dung mới về sự kiện, nhân vật lịch sử đồng thời nêu lên được mối quan hệ mật thiết giữa các vấn đề trong quá khứ và hiện tại.