Giọng điệu

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn (Trang 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.3. Giọng điệu

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn có sự luân chuyển linh hoạt giữa trần thuật ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Chính điều đấy tạo ra sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật với sự xuất hiện đồng thời lời người trần thuật, lời nhân vật và sự pha trộn giữa lời người trần thuật và lời nhân vật (discour indirect libre).

Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nhiều khi ngôn ngữ người kể chuyện xen lẫn với ngôn ngữ nhân vật, ý nghĩ cảm nhận của người kể chuyện và nhân vật đan xen, hoà quyện vào nhau. Nhiều trường hợp lời kể, lời miêu tả đan xen với độc thoại nội tâm của nhân vật. Chính vì vậy, khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện được rút ngắn tối đa thậm chí nhiều khi không thể phân biệt một cách rành mạch. Trong nhiều trường đoạn, sự di chuyển từ điểm nhìn người kể chuyện sang điểm nhìn nhân vật đã tạo ra một sự chuyển đổi rất tự nhiên giữa lời người trần thuật và lời nhân vật. “Rồng mây gặp hội! Câu nói đó bỗng làm thức dậy toàn bộ diễn biến của bữa tiệc trăng trên mặt hồ Tây đêm qua. Rồng mây gặp hội! Thế là chuyện thật chứ không phải một giấc mơ, hoặc những lời của rượu. Như vậy, mục đích của Nguyễn Cẩn mời ta đến “Tịnh thân đường” nay đã rõ ràng. Hay thật! [143, tr.653]. Đây là một diễn ngôn kể lại suy nghĩ của Phạm Sinh sau đêm du thuyền cùng Nguyễn Cẩn trên hồ Tây. Hai câu đầu tiên là lời của người kể chuyện còn các câu tiếp theo là lời nhân vật. Đặc biệt cùng một câu cảm thán “Rồng mây gặp hội!” nhưng một lời là của nhân vật và một lời thuộc về người kể chuyện. Ở đây cho thấy sự kết hợp chặt chẽ mạch tư duy của người kể chuyện và nhân vật qua phát ngôn.

Lời gián tiếp tự do cũng là một thủ pháp tái hiện trực tiếp dòng chảy tâm lí nhân vật. Nhân vật dường như cũng tham gia vào việc kể chuyện. Người kể chuyện lôi kéo nhân vật tự thể hiện mình. Chính hình thức hoà nhập giọng người kể và nhân vật với sự chuyển dịch từ điểm nhìn người kể chuyện sang điểm nhìn nhân vật đã biểu hiện sâu sắc thế giới tâm hồn của các nhân vật. Chẳng hạn trường đoạn diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của Hồ Nguyên Trừng: “Nghe cha mình cười sao Trừng chẳng muốn cười mà chỉ thấy trong lòng dâng lên một nỗi buồn. Cha ta có ảo tưởng không? Cha ta có tham vọng quá không ? Nỗi bi đát nỗi khốn cùng của cha ta chính là ở chỗ đó. Một phương thuốc lớn? Ai sẽ tin cha? Dân chúng chăng? Bá quan chăng? Ông vua già Nghệ Tông chăng? Cả riêng ta nữa chăng?” [143, tr.33, 34]. Với đoạn văn này, người đọc dễ dàng có thể nhận ra đâu là lời kể của nhân vật và đâu là lời kể của người kể chuyện. Chỉ duy nhất câu đầu tiên là lời của người kể chuyện còn lại những câu sau là lời của nhân vật. Để phân biệt lời nhân vật và

người kể chuyện trong đoạn văn ngoài việc dựa vào sắc thái câu cũng như nội dung của các câu văn, còn được thể hiện cụ thể ở dấu hiệu về ngôi. Một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly là sự xuất hiện của rất nhiều các nhân vật suy nghĩ. Sự đa dạng về giọng điệu của rất nhiều nhân vật. Mỗi giọng điệu đều có tính tự chủ riêng. Đây chính là nét độc đáo trong tiểu thuyết khi tác giả để cho rất nhiều nhân vật có quyền phát ngôn. Điều này đã khiến đời sống luôn được cắt nghĩa ở những chiều sâu mới. Sự hoà nhập giọng nói của nhân vật và giọng nói của người kể chuyện không chỉ bộc lộ sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật mà còn có khả năng khám phá và soi chiếu các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách trung thực, khách quan hơn. Trong Mẫu thượng ngàn, khoảng mờ giữa giọng nhân vật và giọng người kể chuyện gắn liền với việc tái tạo dòng tâm trạng của nhân vật. Đoạn văn sau diễn tả cảm xúc của nhân vật Cò Xuân khi nghe giọng hát văn của cô bé Nhụ “Giọng hát đắm say, xao xuyến của cô gái vút lên, gây cho chàng thiếu niên cảm giác một bóng trăng trắng, mờ ảo đang chập chờn chon von trên một đỉnh núi cao (1). Hình như Cò thấy rùng mình (2). Sao lại vậy? (3) Anh không hiểu (4). Mà cũng lạ! (4) Hai cha con người đàn hát này có quan hệ gì với anh đâu, cớ sao anh lại cảm xúc vì họ thế nhỉ?(5)” [142, tr.117]. Câu (1) của đoạn văn là lời kể của nhân vật người kể chuyện. Các câu (2), (3), (4), (5), nghiêng về lời thoại của nhân vật Cò. Ở đây, người kể chuyện và nhân vật như cùng đồng thoại, cùng suy ngẫm. Vì vậy, có những suy nghĩ của người kể chuyện cũng là suy nghĩ của nhân vật và ngược lại. Ở tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn, còn xuất hiện nhiều trường hợp những ý nghĩ được thể hiện trong đoạn văn hoàn toàn là những suy nghĩ của nhân vật nhưng tồn tại như những diễn từ của người kể chuyện. Và như vậy, dường như đã không còn ranh giới giữa giọng người kể chuyện và nhân vật. Những câu văn nghiêng về việc biểu hiện cái nhìn bên trong thông qua lời kể của người kể chuyện đã được tác giả khai thác triệt để nhằm khám phá thế giới tâm hồn con người. Trường hợp này có thể bắt gặp qua nhiều câu văn diễn tả cảm xúc của nhân vật Nhụ. Việc sử dụng kĩ thuật tạo lời gián tiếp tự do là một sự tiếp thu đáng được đánh giá cao ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Đây cũng là hiện tượng có xu hướng gia tăng trong nhiều sáng tác tiểu

thuyết từ sau thời kì Đổi mới. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm

người nhiều ma hay Ngồi của Nguyễn Bình Phương cũng là những tác phẩm có sự

xuất hiện tần số cao lời gián tiếp tự do. Việc sử dụng lời gián tiếp tự do cũng như sự dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật ở tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu

thượng ngàn đã góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện cũng như thể hiện ý thức

tổ chức ngôn ngữ, giọng điệu có chủ ý của nhà văn. Kiểu lời nói có sự hoà trộn giữa giọng người kể chuyện và giọng nhân vật phần lớn đều gắn với ngôn ngữ độc thoại nội tâm và dòng tâm tư nhân vật. Diễn ngôn gián tiếp tự do xuất hiện với mật độ dầy trong tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn đã tạo nên độ sâu lắng đầy chất thơ trong mạch ngầm văn bản.

Một đặc điểm quan trọng cũng thuộc phạm trù giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là việc kết hợp rất nhiều các đối thoại, hội thoại trong việc biểu hiện nhiều nội dung và các vấn đề tư tưởng. Đối thoại là một trong những đặc trưng lớn của thể loại kịch. Trong kịch, ngôn ngữ đối thoại mang sắc thái riêng đầy chất kịch, là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách. Vậy mà trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nếu làm một thống kê cụ thể thì có thể nhận thấy sự xuất hiện nhiều các đoạn đối thoại ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly lại mang tính hùng biện rất rõ. Dưới đây là trích dẫn một đoạn đối thoại tiêu biểu giữa hai nhân vật Hồ Quý Ly và Nghệ Hoàng:

“- Biết làm sao được! Đệ quý trọng và biết ơn huynh lắm chứ. Nhờ có sự tri ân của huynh nên đệ mới được như ngày nay. Nhưng khi mà cơ đồ đã rệu rã; khi mà toàn bộ quan lại chỉ là lũ sâu mọt; khi mà nhà Trần không có nổi một nhân tài tầm cỡ; khi mà tất cả phải cày xới lên để gieo giống mới, thì dù nhà Trần có công vĩ đại với Đại Việt cũng phải trải qua một nạn kiếp, muôn dân cũng phải trải qua một cuộc đổi đời… Đau thương đấy! Tàn nhẫn đấy! Nhưng đệ biết làm sao được… Đành phải sai lời thề với huynh. - Bây giờ, ngươi mới dám tự lật mặt nạ. Cả đến lời thề ngươi cũng dám vứt bỏ sao? - Vứt đi! - Cả đến tình nghĩa ngươi cũng dám vứt bỏ sao? - Trái lại! Chính vì nhân nghĩa mà đệ vứt bỏ. - Hỡi thiên hạ! Hãy đến mà xem một sự trơ trẽn! Hãy đến mà xem một loài rắn độc! Ta tin cậy ngươi, ta gây dựng cho ngươi, ta vun vén cho tài năng của ngươi, ta đem tình nghĩa trao tận tay ngươi! Để đền đáp lại, ngươi đã tráo trở… ngươi đã phản bội” [143, tr.459]. Ở đây, các

nhân vật tranh luận và phản bác ý kiến của nhau thể hiện rõ khẩu khí và sắc thái qua ngữ điệu. Trong đối thoại, hiện tượng lặp lại nhiều các câu văn ngắn, cách nói hoa mỹ, sử dụng các yếu tố tu từ đã khiến lời thoại trở nên vô cùng sinh động, có sức cuốn hút mạnh. Qua đối thoại, tính cách, tâm lí nhân vật được bộc lộ cụ thể hơn. Những thuyết lí của Hồ Quý Ly trong đối thoại luôn gắn với các lí lẽ nhằm chứng minh, biện hộ cho việc làm của mình. Và những lúc đối thoại, nhân vật say sưa nói lên những suy nghĩ chứa đựng nhiều hoài bão và lý tưởng của một người ôm chí lớn trong đời. Chính vì vậy, lời thoại của Quý Ly trong các đối thoại rất giàu màu sắc biểu cảm, có cái hào sảng, hùng hồn, cái quyết liệt, cứng rắn và cả nỗi cô đơn, sự mâu thuẫn đầy giằng xé tâm hồn. Tuy nhiên, một điều rất dễ nhận ra ở ngôn ngữ nhân vật này là hàm chứa tính lý tưởng và đã nói lên được một trong các vấn đề tư tưởng lớn ở tác phẩm:bi kịch của nhà cải cách.

Cùng với tinh thần tôn trọng lịch sử và những thay đổi trong cách tiếp cận đề tài lịch sử, các nhà văn đương đại cũng tạo ra ngôn ngữ phù hợp với thời đại nhưng không quá cách biệt với con người hiện đại. Trong Hồ Quý Ly, ngôn ngữ đối thoại được nhà văn lựa chọn phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng mối quan hệ. Các nhân vật tranh biện với nhau một cách hết sức đời thường, tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được tính trang nghiêm, giàu hình ảnh, không bị khiên cưỡng hoặc gò ép bởi hệ thống ngôn ngữ ước lệ, cung kính, trang trọng. Đoạn văn dựng lên cuộc đối thoại giữa hai cha con Hồ Quý Ly sẽ cho ta thấy những phân tích, lý giải hết sức mạch lạc của các phát ngôn: “- Đức phu tử muốn trong một nước, người nào lo việc người nấy. Dân lo việc của dân, quan lo việc của quan, vua lo việc của vua. Không được lạm bàn việc người trên. Nay, cha làm quan lại bàn việc của vua, thậm chí lại dám khen chê cả lời của Phu tử. Vì muốn nhanh nên chẳng theo vết người xưa. Cha đã phạm chính danh. Chính vì vậy kẻ sĩ trong nước nhao nhao phản đối. Lại cũng vì muốn nhanh, nên chính sách thay đổi. Người dân đen chỉ muốn ăn no ngủ kỹ. Trong khi đó, lúc thì cha ban chiếu tiền giấy, lúc thì hạn nô, rồi hộ khẩu, chính sách liêm phóng… Kẻ thừ hành nhân cơ hội đục nước béo cò. Cha ơi cha! Xin hãy nghe con. Con xin dâng lời nói thẳng: Lòng dân không theo cha đâu. - Nào, nào! Bình tĩnh lại đi Nguyên Trừng. Ta biết, nhiều điều con nói đúng.

Nhưng con vẫn thiếu sót ở một điều cơ bản: đó là đất nước ta quá ư hỗn loạn, cần có một thay đổi, cần có một sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt đầu rơi máu chảy. Chỉ duy có một điều bất lợi cho ta: Nhà Minh đang lăm le nhòm ngó, và họ đã ổn định, đã hùng cường rồi. Trong khi đó công việc của nước ta còn đang bê bối. Việc chưa xong, lòng người lại khảng tảng. Ta chỉ cầu mong trời cho ta được hai chục năm nữa… Nguyên Trừng! (…)” [143, tr.467, 468]. Nhà văn đã để cho nhân vật luận thuyết về các quan điểm có tính chất tranh biện rất cao. Trong lời nói của Hồ Quý Ly và Nguyên Trừng có thể bắt gặp nhiều các mẫu câu mang tính chất chứng minh, luận giải vấn đề “Vì muốn nhanh…, Chính vì vậy…. Trong khi đó…, Nhưng con vẫn thiếu sót…, Lẽ dĩ nhiên…, Trong khi đó…”. Khai thác và phát huy tối đa đặc trưng của thể loại, nhà văn đã có những sáng tạo riêng trong việc tổ chức lời văn, giọng điệu, ngôn ngữ đối thoại. Chính vì vậy, đối thoại có tác dụng nghệ thuật rất lớn trong việc thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật cũng như góp phần truyền tải được vấn đề nội dung tư tưởng. Lời nói, giọng điệu giữa các nhân vật không hề bị trộn lẫn mà nhằm thể hiện lập trường tư tưởng, các quan điểm tư tưởng khác nhau thậm chí đối chọi nhau. Và với việc tạo nên nhiều đối thoại mà ở đó tính chất hùng biện biểu hiện sắc nét qua ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh đã thành công trong việc thiết lập nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, ở đó, không chỉ các nhân vật đối thoại với nhau mà còn gợi lên những đối thoại ở người đọc.

Việc sử dụng diễn ngôn gián tiếp tự do hay sử dụng các đối thoại trong tiểu thuyết không phải là một thủ pháp quá xa lạ từ trước tới nay.Tuy nhiên, bằng bản lĩnh và phong cách nghệ thuật rất riêng, Nguyễn Xuân Khánh đã có những sáng tạo mới mẻ trong giọng điệu trần thuật. Tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn có sự kết hợp nhiều giọng điệu, hiện tượng nhoè lẫn giữa giọng điệu nhân vật và người kể chuyện có liên quan mật thiết tới việc thiết lập các điểm nhìn, đối thoại và giọng điệu đối thoại ở các nhân vật mang đậm dấu ấn ngôn ngữ kịch thể hiện tính chất hùng biện, tranh biện rất cao. Chính những nỗ lực nhằm thoát khỏi lối mòn quen thuộc trong nghệ thuật, cùng với những thay đổi về phương thức giọng điệu, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn hướng tới một cấu trúc hình thức mới ở tiểu thuyết.

3.1.3. Thời gian và cấu trúc tác phẩm

Nếu truyện ngắn thường phải chịu sự chi phối gò bó của điều kiện thời gian thì tiểu thuyết lại bao quát một thời gian dài, mô tả quá trình phát triển tính cách. Chính điều này đã khiến cho tiểu thuyết mang một đặc trưng cơ bản của thể loại khác hẳn với truyện ngắn. Nói như Bakhtin, tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất vẫn còn “đang biến chuyển”, “chưa định hình” và “chưa hề rắn lại” [7, tr.23]. Việc xử lí vấn đề thời gian trong tác phẩm thông qua sự biểu hiện cuộc đời và con người sẽ chi phối tới việc thiết lập cấu trúc tiểu thuyết.

Trong bất kì một trần thuật nào cũng tồn tại hai hệ thống thời gian: thời gian của cái hư cấu và thời gian của văn bản trần thuật. Hồ Quý Ly là tiểu thuyết có dung lượng lớn. Văn bản mà chúng tôi dựa vào để phân tích dài 834 trang, in khổ 13,5 x 20,5 cm. Căn cứ vào các dấu mốc chỉ thời gian ở tác phẩm, chúng tôi có thể tính được khoảng thời gian của cái hư cấu hay còn gọi là thời gian cốt truyện. Dựa vào hai dữ kiện: phần 1 thuộc chương V “Mùa xuân năm Giáp Tuất (1394)… thượng tướng Khát Chân mở tiệc Đại Mai to hơn mọi năm” [143, tr.215] và phần 1 thuộc chương I “Hội thề Đồng Cổ là ngày lễ lớn của Thăng Long. Nó được cử hành vào ngày mồng bốn tháng tư hàng năm” [143, tr.11], chúng tôi cho rằng mốc đầu tiên thời gian của truyện là đầu tháng 4 năm 1394. Theo văn bản, mốc kết thúc của cốt truyện là cuộc ám sát ở Đốn Sơn. Để xác định mốc thời gian này, chúng tôi căn cứ vào dữ liệu rút ra từ độ tuổi của Thuận Tông “Năm Mậu Thìn (1388) Trần Ngung được vua cha lập lên làm vua, tức Thuận Tông. Lúc lên ngôi Thuận Tông mới mười ba tuổi” (Chương VII Phần 1). Vậy tới năm 1394 Thuận Tông sẽ là 19 tuổi. Đến khi xảy ra vụ ám sát Đốn Sơn, Trần Ngung đi tu và ngoài hai mươi (chương XII). Để đảm bảo sự chính xác của các dự liệu, chúng tôi đối chiếu vào mốc thời gian diễn ra

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)