Điểm nhìn và sự phối hợp các điểm nhìn

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn (Trang 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.2. Điểm nhìn và sự phối hợp các điểm nhìn

Ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục chỉ trở thành một thủ pháp nghệ thuật có tính phổ biến trong văn học hiện đại. Giữa điểm nhìn và người kể chuyện có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên vấn đề điểm nhìn lại là một vấn đề hoàn toàn độc lập với vấn đề người kể

chuyện. Việc xác định chủ thể phát ngôn và sự chi phối của chủ thể ấy tới điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là vấn đề cơ bản của tự sự học hiện đại. Với việc kết hợp các ngôi trần thuật khác nhau, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra nhiều điểm nhìn trong tiểu thuyết. Ở Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn, ngoài điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện còn xuất hiện với tần số lớn các điểm nhìn từ các nhân vật chính và nhân vật phụ. Việc xác lập được nhiều điểm nhìn trong tiểu thuyết lịch sử là một nét độc đáo tạo nên thành công cho tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh. Nhưng có thể nói nếu như chỉ đưa ra nhiều điểm nhìn mà không tạo ra “chất keo” để “kết dán” chúng lại thì các điểm nhìn cũng chưa phát huy được hiệu quả nghệ thuật. Chính vì vậy, tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn có sự dịch chuyển một cách hết sức linh hoạt giữa điểm nhìn của các nhân vật. Sự luân chuyển điểm nhìn là một đặc điểm quan trọng tạo nên tính “đa thanh”, “phức điệu” trong tiểu thuyết cũng như văn xuôi đương đại. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

của Bảo Ninh và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà có được dấu ấn quan trọng trong đời sống văn học sau Đổi mới một phần nhờ vào việc xác lập nhiều mạch kể và tạo sự đan chéo các điểm nhìn.

Trong Hồ Quý Ly, điểm nhìn được dịch chuyển hết sức nhuần nhuyễn từ người kể chuyển sang một loạt các nhân vật. Nếu ở Chương I, điểm nhìn được đặt ở vị trí người kể chuyện ngôi thứ ba thì sang Chương II, điểm nhìn đã được dịch chuyển sang nhân vật Hồ Nguyên Trừng. Và sang đến Chương III, câu chuyện được tiếp tục trở lại ở điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện vắng mặt tới tận Chương VI, người kể chuyện ngôi thứ nhất mới xuất hiện trở lại và được đan xen giọng kể qua một số phần ở Chương XII, XIII cùng với lời kể của người kể chuyện dị sự ngôi thứ ba. Tuy nhiên, sự linh hoạt và đan chéo các điểm nhìn trần thuật ở tiểu thuyết

Hồ Quý Ly chỉ được thể hiện rõ qua từng chương cụ thể. Về cơ bản, mỗi chương là

một câu chuyện và có sự phối kết hợp của nhiều điểm nhìn khác nhau mà cụ thể nhất là sự dịch chuyển từ điểm nhìn người kể chuyện sang điểm nhìn nhân vật và sự đa dạng ở lời phát ngôn, lời đối thoại của các nhân vật đã tạo ra một loạt các điểm nhìn khác nhau không chỉ hệ thống nhân vật chính mà cả các nhân vật phụ. Sự đa

dạng và đan xen các điểm nhìn trần thuật cũng diễn ra tương tự như vậy ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Ngoài điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba, các nhân vật như cụ Đồ Tiết, Trịnh Huyền, Ba Váy, Nhụ, Điều, Hoa, Cò, Philippe, Pierrre, Julien, v.v. đều thể hiện điểm nhìn của mình trong việc tự biểu hiện và đánh giá về nhân vật, sự kiện. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly gồm 807 trang chia làm 13 chương, mỗi chương có trọng tâm trần thuật khác nhau nhưng về cơ bản, cái bóng của nhân vật chính Hồ Quý Ly vẫn hắt xuống toàn bộ tác phẩm. Các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, dù bảo thủ hay đổi mới đều có cách đánh giá riêng về thái sư. “Người đời bảo ông táo bạo, cương nghị, sắc sảo, cả gan làm đất trời rung chuyển” [143, tr.523]. Còn nhà chép Sử Văn Hoa lại cho rằng “Chí của cha con họ thật rõ ràng như vậy. Một người muốn làm mây làm mưa để thấm nhuần cho thiên hạ” [143, tr.538]. Nếu trong con mắt ngưỡng mộ của Nguyễn Cẩn, Hán Thương, “Hồ Quý Ly là một con rồng nằm ngủ”, bậc minh chủ thì trong cái nhìn của những người thuộc phe cánh đối lập là kẻ “đa sát”, một “loạn thần tặc tử”, “thâm hiểm nhưng cũng đầy mưu lược”. Ở một cái nhìn khách quan hơn, Phạm Sinh nhận thấy ở Hồ Quý Ly “con người tấm lòng quá ư cứng rắn” [143, tr.252]. Người anh hùng Trần Khát Chân mặc dù đại diện cho phe bảo thủ, kiên quyết giữ lại các giá trị cũ kỹ cũng phải thừa nhận tài năng của họ Hồ. Và như vậy, chân dung phức tạp của Hồ Quý Ly với cả phần sáng và phần tối đã được miêu tả sinh động, cụ thể. Ở Mẫu

thượng ngàn, từ điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba, rất nhiều sự kiện quan

trọng liên quan đến cuộc sống và con người ở Cổ Đình đã được tái hiện lại. Một phần của các sự kiện này đã được thuật lại dưới một góc nhìn khác thông qua điểm nhìn của nhân vật Bà Ba Váy. Chính sự kết hợp giữa điểm nhìn người kể chuyện khách quan cùng điểm nhìn của nhân vật đã tạo ra sự chân thực, sinh động trong việc biểu hiện nội dung tác phẩm

Như vậy, với đặc trưng tiểu thuyết khai thác đề tài lịch sử, nếu như Nguyễn Xuân Khánh không tạo ra được nhiều điểm nhìn và sự kết hợp các điểm nhìn thì chắc chắn rằng ông sẽ không thể khám phá và khai mở các chiều sâu vấn đề vốn dĩ rất phức tạp. Quan sát Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn, ở mỗi chương mỗi phần, có

thể bắt gặp rất nhiều trường đoạn có sự chuyển đổi thậm chí hoà nhập từ điểm nhìn nhân vật người kể chuyện sang các nhân vật: “Đi giữa con đường hoè, Trừng như còn nghe rõ cả tiếng cười của cha mình năm xưa. Thế mà thấm thoắt đã mười lăm năm. Bao nhiêu biến thiên. Phương thuốc lớn ư? Minh đạo ư? Cha ta đã viết cuốn Minh Đạo. Một cuốn sách với những ý nghĩ táo tợn, nhưng cũng đầy khinh bạc” [143, tr.34](1) hoặc “Đến hôm nay, người cha mới chú ý đến cái dáng vẻ của cô con gái. Cô bé đã lớn bồng lên từ lúc nào mà ông chẳng hay. Cô đã thành thiếu nữ từ bao giờ mà ông không biết. Ông chợt thấy bàng hoàng trong tâm khảm: “Trời ơi! Sao con bé, khi chạy, lại giống mẹ nó đến thế” [142, tr.12](2). Với đoạn văn (1) thuộc chương 1 trong tác phẩm Hồ Quý Ly, người đọc dễ dàng nhận thấy đoạn văn trên được nhìn theo điểm nhìn của người kể chuyện. Người kể chuyện nói lên những suy nghĩ của Trừng về cha mình, về cuốn sách Minh Đạo và tham vọng của ông cũng như những dự cảm trong chính con người mình. Như vậy ở đây, điểm nhìn người kể chuyện (điểm nhìn bên ngoài) đã chuyển vào điểm nhìn nhân vật (điểm nhìn bên trong); Đoạn văn(2)

thuộc phần mở đầu tác phẩm Mẫu thượng ngàn được nhìn nhận theo điểm nhìn của người kể chuyện về suy nghĩ của Trịnh Huyền: nhớ tới người vợ quá cố qua hình dáng của cô con gái. Điểm nhìn của người kể chuyện đã di chuyển vào điểm nhìn của nhân vật. Việc dịch chuyển từ điểm nhìn nghệ thuật đã thể hiện vai trò của nhân vật trong tương quan bình đẳng với người kể chuyện. Chính vì vậy sự di chuyển về điểm nhìn nhiều khi tạo ra sự hoà nhập rất khó phân định giữa điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật. Nói về sự di động từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật đồng thời đề cập tới mối liên hệ giữa điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong cũng như mối liên quan trực tiếp tới vấn đề giọng điệu ở tiểu thuyết. Trong văn xuôi đương đại, Nguyễn Bình Phương là tác giả đặc biệt thành công khi khéo léo kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và bên ngoài tạo nên mô hình hai thế giới qua hàng loạt tác phẩm. Tiểu thuyết Thiên thần sám hối

của Tạ Duy Anh lại sử dụng triệt để điểm nhìn bên trong qua việc đặt điểm nhìn ở nhân vật hài nhi. Việc xác lập điểm nhìn bên trong tại một loạt các nhân vật ở tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn là một đóng góp quan trọng của nhà văn

nhằm tạo ra một cái nhìn chân thực, khách quan cũng như thể hiện được chiều sâu và bề dày các giá trị tư tưởng ở nội dung tác phẩm.

Nguyễn Xuân Khánh đã có sự luân chuyển giữa điểm nhìn bên ngoài và điểm nhiền bên trong nhằm khám phá đời sống và con người trên cả bề nổi và chiều sâu.

Đọc Hồ Quý Ly, những trang viết tác giả dành cho nhân vật Hồ Nguyên Trừng đứng

ở vai trò người kể chuyện xưng tôi cho thấy chiều sâu thế giới nội tâm và những cảm nhận sâu sắc của nhân vật này về cuộc sống và con người. Chính Trừng là người hiểu rõ cha mình nhất từ nỗi cô đơn và cả ngọn nguồn tham vọng quyền lực. Và cá nhân Trừng cũng là một nhân vật chứa đựng nhiều mâu thuẫn, giằng xé nội tâm bởi hệ luỵ từ các mối quan hệ. Hồ Nguyên Trừng hiện lên hết sức đa diện với bản tính sầu muộn và cả sự đa cảm và cả nỗi lòng của một con người tài năng, ôm ấp nhiều hoài bão về nền chính sự quốc gia. Chính việc sử dụng điểm nhìn từ bên trong đã khiến nhân vật hiện lên sinh động và giàu chất đời sống. Nói như thế không có nghĩa là điểm nhìn bên ngoài không bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật. Nhưng ở những điều sâu kín nhất trong tiềm thức nhân vật buộc nhà văn phải lựa chọn điểm nhìn bên trong. Ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, việc chuyển dịch từ điểm nhìn bên ngoài điểm nhìn bên trong biểu hiện qua rất nhiều trường đoạn có sự hoà nhập giữa giọng người trần thuật và giọng nhân vật. Những cảm xúc ban đầu về tình yêu ở tâm hồn một cô gái mới lớn là Nhụ đã được khắc hoạ một cách tinh tế và sâu lắng hơn thông qua việc dịch chuyển từ điểm nhìn người kể chuyện sang điểm nhìn nhân vật. Trong Mẫu thượng ngàn, sự xuất hiện đồng thời điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật cùng một lúc tại một thời điểm đã tạo ra hiện tượng nhoè lẫn điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Hiện tượng này biểu hiện rõ rệt trong một số trường đoạn dài mà điểm nhìn của nhân vật Nhụ và người kể chuyện đan xen vào nhau tới mức khó phân biệt: cảnh Nhụ triền miên trong những suy nghĩ khi xuôi dòng sông Son lên núi Mẫu hoặc cảnh cô “quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi đền” vào đêm thứ hai của lễ hội Cổ Đình.

Có thể thấy với việc thiết lập nhiều điểm nhìn trần thuật, kết hợp một cách nhuần nhuyễn các điểm nhìn thông qua việc dịch chuyển giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài và nhất là kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật đã tạo ra cái nhìn đa chiều về sự kiện và nhân vật cùng bề dầy các tầng ý nghĩa ở tác phẩm.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)