V. Bài tập hoá học:
1. Bài tập định tính: a/ Bài tập lí thuyết:
b/ Bài tập thực nghiệm. 2/ Bài tập định lượng:
a/ Bài toán hoá học.
b/ Bài tập thực nghiệm định lượng.
3/ Bài tập tổng hợp: (có nội dung chứa các loại bài tập trên).
Sau đây chúng ta nghiên cứu việc sử dụng các loại bài tập trên ở trường phổ thông như thế nào?
1. Bài tập định tính:a/ Bài tập lí thuyết: a/ Bài tập lí thuyết:
* Mục đích: Bài tập lí thuyết hoá học thường cho dưới dạng câu hỏi nhằm những mục đích sau: Chính xác các khái niệm, củng cố và hệ thống các kiến thức, tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tập sử dụng các bảng,…
Câu hỏi lí thuyết thường được dùng trong các trường hợp sau: 1. Để chuẩn bị nghiên cứu một vấn đề gì mới:
Thí dụ: Trước khi dạy bài H2SO4, nêu ra loại bài tập như sau:
Nếu thả các thanh kim loại sau: Zn, Cu, Fe, vào dung dịch axit clohidric, sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
- Rõ ràng là sau khi làm bài tập này HS ôn tập lại về axit clohidric, và nhớ lại các kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học mới tác dụng với axit và tạo thành muối và khí hidro.
Như vậy khi dạy HS thấy rõ được nếu H2SO4 loãng có tác dụng giống HCl, nhưng nếu H2SO4 đậm đặc sẽ có các tính chất khác nữa.
2. Để chuẩn bị khái quát, hình thành qui luật:
Các bài tập so sánh tính chất của đơn chất, các hợp chất,… thường có mục đích như trên. Thí dụ: So sánh tính chất của các halogen.
3. Để củng cố các khái niệm, chính xác các khái niệm: Thí dụ 1: So sánh các cách viết sau:
2H và H2, 2O và O2, 3O và O3. Thí dụ 2: Các hợp chất sau chất nào là ancol:
CH3-CH2-OH, C6H5-OH, NaOH, C6H5-CH2-OH, HO-CH2-CH2-OH.
4. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ hoá học, các bảng hoá học, phân loại các chất trong hoá học.
Thí dụ 1: Xác định trong các hợp chất sau những chất nào là muối. CaO, K2O, Fe2O3, Fe3O4, Al2(SO4)3, Ca(OH)2, H2SO4, CaCO3. Thí dụ 2: Điền vào chỗ có dấu hỏi công thức của những chất tương ứng:
BaCl2 + ? = HCl + ? AlCl3 + ? = NaCl + ?
5. Rèn luyện HS vận dụng lí thuyết vào đời sống và sản xuất: Thí dụ 1: Dùng H2 để nạp khí cầu. Hãy nhận xét việc trên.
Thí dụ 2: Tại sao không nên bón cho cây cùng một lúc vôi và phân đạm. * Bài tập lí thuyết dựa vào bảng tính tan:
Hiện nay loại bài tập sử dụng các bảng tính tan còn quá ít, nhất là bài tập lí thuyết sử dụng bảng tính tan của các axit, bazơ, muối trong nước.
Trước hết bảng tính tan này cho chúng ta 3 loại số liệu luôn luôn được sử dụng trong hoá học.
- Hoá trị của các kim loại, gốc các axit quan trọng.
- Kim loại được xếp theo dãy hoạt động hoá học từ mạnh đến yếu.
- Tính chất tan nhiều, ít hay không tan của một số muối quan trọng, ngoài ra tính tan của các hidroxit, tính tan và tính bền của các axit cơ bản (các chất có gạch ngang - chỉ rằng chất đó không có hoặc không bền trong nước).
Chúng ta nên dùng bảng này một cách triệt để và dạy HS sử dụng. α. Trước hết dạy HS dùng được 3 loại bảng đã nêu trên.
β. Cho HS dùng bảng, tập lập các công thức của các chất. Thí dụ: Lập công thức của các muối photphat.
Lập công thức của các hidroxit.
γ. Dùng bảng tính tan để xét xem một phản ứng trao đổi có thực hiện hoàn toàn không. Thí dụ: Các phản ứng sau đây có tính thuận nghịch không?
BaCl2 + AgNO3 = NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + AlCl3 = δ. Tìm cách nhận biết các chất.
Thí dụ: Cho ba loại tinh thể sau: Na2SO4, NaCl, Na2SO3. Tìm cách phân biệt. Lập bảng:
Muối Thuốc thử
Na2SO4 NaCl Na2SO3
1. BaCl2 BaSO4↓ Không sinh kết tủa BaSO3↓
2. H2SO4 HCl↑ SO2↑ + H2O
3. HCl SO2↑ + H2O
Nhờ bảng tính tan ta biết được: BaSO4, BaSO3 là chất không tan. HCl, H2SO3 là chất bay hơi.
Nhìn vào bảng trên ta chỉ cần dùng thuốc thử 1, 3 hoặc 2, 3 đủ để nhận biết cả ba chất trên.
ε. Tìm cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
Thí dụ: Vỏ thuốc đánh răng thường được làm bằng chì lót một lượt thiếc để chống độc. Có thể dùng phương pháp hoá học để tách thiếc ra khỏi chì không?
Nhìn vào bảng tính tan giữa 2 cột chì và thiếc có hai hàng đáng chú ý, đó là muối nitrat của chúng đều tan nhưng muối sunfat của thiếc thì tan còn của chì không tan. Từ đó ta suy ra cách làm khá đơn giản.
Cho vỏ thuốc đánh răng tác dụng với HNO3, ta sẽ được hỗn hợp 2 muối tan là Pb(NO3)2 và Sn(NO3)2.
Sau đó cho Na2SO4 vào dung dịch.
Pb(NO3)2 + Na2SO4 = 2NaNO3 + PbSO4↓
Tách riêng kết tủa chì, còn lại Sn(NO3)2.
Sau đó dùng thanh kim loại nhôm hay kẽm đẩy thiếc ra khỏi dung dịch. Sn(NO3)2 + Zn = Sn + Zn(NO3)2.
ζ. Tìm cách điều chế một chất nào đó.
Thí dụ: Cần điều chế Cu(OH)2. Nhìn vào bảng ta thấy đây là một chất không tan. Cần điều chế chất này từ hai loại chất tan: Loại chất 1 thành phần là đồng, và loại chất 2 có thành phần là nhóm (OH). Nhìn trong bảng ta thấy:
Muối đồng tan có 4 muối là:
Cu(NO3)2, CuCl2, CuSO4, Cu(CH3COO)2
Các chất có nhóm OH mà tan được là các chất kiềm KOH, NaOH, Ba(OH)2. Cũng có thể lấy dung dịch Ca(OH)2.
Như vậy ta có thể điều chế được Cu(OH)2 bằng 12 cách chứ không phải là một vài cách như HS thường vội vã kết luận.