Các phương pháp dùng lờ

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 29)

Quá trình hoàn thiện kiến thức cũng diễn ra tương tự quá trình truyền thụ kiến thức mới. Vì thế các nhóm phương pháp trong loại bài này cũng có tên tương tự.

Việc tiến hành ôn tập có thể được sử dụng ngay sau khi HS vừa học xong tài liệu mới, trước hoặc trong khi HS đang nghiên cứu tài liệu mới khác và khi ôn tập một cách khái quát hoá sau khi hoàn thành một chương, phần hoặc toàn bộ kiến thức trong một học kì, năm học.

a/ Thuyết trình: Thuyết trình thường được sử dụng để mởđầu giờ ôn tập, dùng để khái quát hoá từng phần hay toàn bộ chương trình ôn tập, và cuối cùng bao giờ GV cũng phải thuyết trình để từng phần hay toàn bộ chương trình ôn tập, và cuối cùng bao giờ GV cũng phải thuyết trình để kết thúc giờ ôn tập.

Nhiệm vụ của GV khi thuyết trình làm nổi bật những điểm cơ bản trong toàn bộ giáo trình hoặc từng phần. Để đạt được hiệu quả cao khi ôn tập, khâu chuẩn bị của GV cần chuẩn bị tỉ mỉ và chu đáo như:

- Nêu bật được những điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất. - Hệ thống các kiến thức cần nhớ, cần hiểu.

- Chỉ ra được các kiến thức HS thường hiểu sai hoặc nhầm lẫn.

Bên cạnh đó nghệ thuật sư phạm của GV khi dùng lời, trình bày mạch lạc, rõ ràng cũng có một ý nghĩa quan trọng giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Thuyết trình khi ôn tập cũng phải tuân theo những yêu cầu chung, giống như thuyết trình khi nghiên cứu tài liệu mới. Đó là việc đặt ra những câu hỏi cho HS hoặc sử dụng phối hợp với các phương tiện trực quan, thí nghiệm HS nhằm giúp HS học tập hứng thú hơn.

b/ Đàm thoại: Trong ôn tập củng cố người ta sử dụng phổ biến dạng phương pháp đàm thoại. So với thuyết trình, đàm thoại có ưu điểm hơn vì qua đối thoại, theo hệ thống kiến thức đã được xác với thuyết trình, đàm thoại có ưu điểm hơn vì qua đối thoại, theo hệ thống kiến thức đã được xác định của bài ôn tập, GV đặt ra câu hỏi, HS theo dõi rồi suy nghĩ rồi trả lời, GV có thể xác định được tình trạng kiến thức của HS. Sau đó GV khéo léo chỉnh lí, bổ sung để hoàn thiện kiến thức đảm bảo hiệu quả giờ ôn tập.

Chú ý: Những câu hỏi do GV đưa ra chỉ nên là các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng nhưng cần tránh vụn vặt, tản mạn, dễ xa rời hệ thống kiến thức cơ bản muốn ôn tập cho HS.

c/ Bài tập hoá học: Dạng phương pháp hoàn thiện quan trọng nhất trong giảng dạy hoá học là

bài tập hoá học. Bài tập hoá học có tác dụng vừa rộng, vừa sâu sắc, giúp HS nhớ lâu dài kiến thức đã học, là dạng phương pháp có tần suất sử dụng cao trong hoàn thiện kiến thức. Dạng phương pháp này được nghiên cứu thành một chuyên đề riêng.

d/ Làm việc với sách giáo khoa: Sách giáo khoa, sách bài tập được dùng chủ yếu để HS làm bài tập ở nhà và củng cố được những kiến thức đã thu được ở lớp. Một số năm gần đây sách giáo tập ở nhà và củng cố được những kiến thức đã thu được ở lớp. Một số năm gần đây sách giáo khoa đã được GV sử dụng ngay trong giờ lên lớp khi nghiên cứu tài liệu mới hoặc ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức. Việc tổ chức cho HS làm việc tự lập với sách khi tiến hành ôn tập có thể đem lại những kết quả khả quan khi ôn tập các nội dung như: trình bày các sự kiện, định nghĩa, các khái niệm cơ bản, phân loại các khái niệm,…

Phương pháp sử dụng sách giáo khoa khi ôn tập phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Nội dung phần cần ôn tập.

- Kĩ năng dùng sách giáo khoa của HS. Có thể thực hiện theo trình tự:

- GV viết trên bảng câu hỏi (hoặc đề mục trong sách giáo khoa) mà HS cần phải chuẩn bị để trả lời miệng hoặc viết

- HS đọc sách giáo khoa, chuẩn bị câu trả lời.

- Kiểm tra có lựa chọn các bài làm hoặc trả lời của HS. Thảo luận về kết quả công tác HS làm việc tự lập với sách giáo khoa.

Phương pháp này có ưu điểm: Cả lớp đều phải tham gia ôn tập, mỗi HS đều được làm việc một cách tự lập có GV giúp đỡ khi cần thiết, cả lớp có thể tham gia kiểm tra kết quả công việc và từng người qua đó tự kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w