Biểu diễn thí nghiệm và phương tiện trực quan khi ôn tập

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 30)

Thông thường khi ôn tập, củng cố kiến thức GV ít sử dụng các thí nghiệm hoá học hoặc các phương tiện trực quan khác. Điều này dẫn đến việc HS học tập kém hứng thú. Có thể nâng cao khả năng tích cực hoá hoạt động của HS bằng cách sử dụng một số thí nghiệm biểu diễn hoặc các phương tiện trực quan khác như mô hinh, biểu bảng, sơ đồ,… kết hợp với lời nói của GV.

Chúng ta đi sâu xem xét việc sử dụng thí nghiệm hoá học trong khâu hoàn thiện kiến thức cho HS.

1/ Biểu diễn thí nghiệm khi ôn tập, củng cố kiến thức:

Để hoàn thiện kiến thức cho HS, GV có thể sử dụng thí nghiệm nhằm khắc sâu, hoàn thiện kiến thức cho HS vào cuối giờ học bài mới, đầu giờ học sau hoặc vào giờ luyện tập.

Việc kết hợp lời nói của GV với phương pháp sử dụng các thí nghiệm biểu diễn khi ôn tập, củng cố kiến thức cho HS thường được thực hiện theo những cách sau:

α/ GV kể lại cho HS về thí nghiệm đã làm, đã được quan sát và những kết luận đã được

rút ra từ thí nghiệm đó.

GV trình bày thí nghiệm mới, hướng dẫn HS quan sát phân tích và rút ra kết luận.

Đặc điểm của thí nghiệm mới: Có những dấu hiệu chung so với thí nghiệm đã làm, nhưng

có những đặc điểm mới để qua dó khắc sâu những nội dung cơ bản của thí nghiệm và phát triển kiến thức ở HS.

β/ Trong lúc đàm thoại GV yêu cầu HS nhớ lại về tính chất hoá học, kể lại các thí nghiệm

đã được quan sát để từ đó hoàn thiện kiến thức. GV làm một vài thí nghiệm thích hợp để HS quan sát và khắc sâu những kết luận rút ra được.

Với hai cách trên, trọng tâm chính là hướng vào việc thúc đẩy các hoạt động trí nhớ của HS.

γ/ Lặp lại một số thí nghiệm biểu diễn không đầy đủ. Khi ôn tập, củng cố kiến thức ta chỉ

nên tập trung vào những tính chất hoá học đặc trưng của các chất, làm nổi bật những điểm cơ bản. Có thể thực hiện bằng cách làm lặp lại một thí nghiệm mới nhưng có cùng dấu hiệu cơ bản với thí nghiệm cũ, nhưng không phải là những mẫu sao chép lại. Cũng có thể thông qua việc xây dựng những tình huống để HS chỉ tập trung vào một số thí nghiệm hoá học có liên quan. Muốn giải quyết được yêu cầu do GV đưa ra, HS không chỉ khôi phục lại trong trí nhớ toàn bộ các thí nghiệm mà cần phải biết lựa chọn các kiến thức thích hợp để giải quyết.

Như vậy có thể nói mục đích của việc thực hiện các thí nghiệm khi ôn tập là nhằm củng cố kiến thức, chính xác hoá các khái niệm. Thí nghiệm cũng được biểu diễn nhằm mục đích phát triển thói quen vận dụng kiến thức của HS.

Cũng cần nói thêm rằng việc sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khi ôn tập, củng cố kiến thức cần rất quan trọng, tránh lạm dụng, sử dụng nhiều thí nghiệm giống nhau hoàn toàn về bản chất hoặc làm HS dễ bị phân tán bởi những dấu hiệu không bản chất nhưng gây hứng thú với HS như cháy, nổ, tạo thành chất có màu sắc đẹp,…

2/ Trình bày thí nghiệm khi dạy học sinh vận dụng kiến thức:

Thói quen vận dụng kiến thức của HS khi học môn hoá học thể hiện rõ nét trong việc giải các bài tập thực nghiệm (có thể thực hiện bằng các thí nghiệm thực hành của HS hoặc thí nghiệm biểu diễn của GV). Một số dạng chính thường dùng như sau:

- Giải thích hiện tượng phản ứng. - Điều chế các chất.

Trước hết GV yêu cầu HS giải các bài tập bằng lí thuyết, sau đó làm các thí nghiệm hoá học (biện pháp chung để giải các bài tập thực nghiệm).

Thí dụ: Sau khi học các halogen GV có thể yêu cầu HS giải các bài tập về nhận biết các chất, giải thích phản ứng hoá học, điều chế các chất,… Chẳng hạn GV yêu cầu HS giải bằng lí thuyết các bài tập sau:

a/ Trong ba bình không có nhãn có các chất muối sau: Clorua natri, bromua natri, Iôtua natri. Làm thế nào để nhận biết các được chất muối đó trong bình.

Sau khi HS giải bằng lí thuyết bài tập này, GV sẽ trình bày các thí nghiệm tương ứng. b/ Cho bromua kali. Làm thế nào để điều chế được brom nguyên chất. Vẽ dụng cụ điều chế và viết phương trình phản ứng.

Không nên cho mỗi HS làm thí nghiệm này vì dụng cụ phức tạp và clo, brom độc, nhưng GV có thể biểu diễn thí nghiệm này. Cũng có thể tiến hành như sau: GV trình bày thí nghiệm và yêu cầu HS dự đoán những phản ứng hoá học quan sát được qua một vài dấu hiệu bên ngoài.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w