Chuẩn bị cho kiểm tra miệng:

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 52)

III Các phương pháp kiểm tra đánh giá:

a. Chuẩn bị cho kiểm tra miệng:

Công việc chuẩn bị trước hết là phải định thật chính xác cần kiểm tra những gì. Công việc này sẽ đơn giản đi nếu trong khi soạn kế hoạch giảng dạy và soạn bài trước đó - người GV đã xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kĩ năng mà HS cần nắm được trong từng bài và sau khi học xong mỗi chương, mục. Trên cơ sở này có thể chuẩn bị các câu hỏi để hỏi miệng từng HS sao cho vừa đạt được mục đích kiểm tra kiến thức và vừa giải quyết được các yêu cầu học tập khác như chính xác hoá, củng cố kiến thức đã thu nhận được, rèn luyện kĩ năng trình bày mạch lạc và chuẩn bị để tiếp thu các kiến thức mới.

Câu hỏi đặt ra cho HS phải chính xác, rõ và xác định để HS không thể hiểu theo hai

nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề. Bài ra cho HS chuẩn bị và trả lời chỉ nên gồm ít câu hỏi, trong đó có một câu hỏi cơ bản, nhưng có thể là một đề tài để cho HS báo cáo ngắn gọn (nó là một bài tập để phát triển tư duy và ngôn ngữ đối với HS được chỉ định). Ở những lớp nhỏ những câu để kiểm tra miệng chỉ nên đòi hỏi những câu trả lời tương đối ngắn gọn, ở những lớp HS lớn có thể yêu cầu trình bày sâu và chi tiết hơn.

“Các tính chất hoá học chung của kim loại”. Khi trả lời câu hỏi này, HS không những phải nêu lên những hiểu biết của họ mà còn phải tỏ rõ kĩ năng diễn đạt kiến thức theo một trình tự xác định, lập luận những quan điểm lí thuyết được diễn ra trong câu trả lời.

Bên cạnh câu hỏi cơ bản nên ra cho HS một bài tập hay bài toán hoá học bao gồm tính toán hay thí nghiệm hoá học. Chú ý chọn bài tập hay bài toán có thể giải được trong thời gian ngắn.

Các GV hoá học thường ghi các câu hỏi, bài tập đó vào bài soạn. Nhưng có thể ghi vào bìa nhỏ được đánh số theo một kí hiệu qui ước riêng, rồi sắp xếp vào các hộp. Cách làm này có ích lợi là GV sẽ có được một hộp phiếu các câu hỏi và bài tập, chúng sẽ được sử dụng luôn luôn trong thực tế giảng dạy.

Ngoài những câu hỏi cơ bản và bài tập, GV có thể nêu ra trong khi hỏi miệng những câu hỏi bổ sung, đặc biệt là những câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức, phải suy nghĩ tích cực. Chẳng hạn khi kiểm tra về tính chất lí hoá học của nhôm, GV có thể nêu câu hỏi: “Tại sao người ta thường dùng nhôm để làm dụng cụ nấu ăn?”. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó GV có thể hình dung được đầy đủ hơn về chất lượng kiến thức của HS.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w