Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm thông thường:

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 59)

III Các phương pháp kiểm tra đánh giá:

b/ Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm thông thường:

- Câu hỏi nhiều lựa chọn (loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn kí hiệu là MCQ): Các phiếu có chứa đồng thời cả câu hỏi và các câu trả lời sẵn. Trong đó có câu trả lời đúng và câu chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ, có một lựa chọn dự định là đúng hay đúng nhất, còn những lời đáp còn lại là những “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” ấy đều hấp dẫn ngang nhau đối với những HS chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài. Thí dụ: Cho các phản ứng hoá học sau, hãy chọn những phản ứng trao đổi thực hiện hoàn toàn (đánh dấu + vào cột trả lời ở hàng ngang ứng với phản ứng lựa chọn):

STT Phản ứng Trả lời (+) 1 2 3 4 H2SO4 + Zn = ZnSO4 + H2 NaCl + KNO3 = KCl + NaNO3 H2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2HCl NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3

- Câu hỏi ghép đôi (câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi): Là một dạng đặc biệt của loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. Trước một câu hỏi nêu trong phiếu, người làm bài phải chọn trong cùng một tập hợp các lựa chọn, câu nào hay từ nào phù hợp nhất với câu trắc nghiệm đã cho.

Thí dụ: Hãy tìm ở cột bên phải tên loại hợp chất vô cơ phù hợp với công thức hoá học của chất đã cho ở cột bên trái cho dưới đây (viết số thứ tự các chất ở cột bên trái vào dòng tương ứng phù hợp ở cột bên phải). Trả lời 1/ H2SO4 A. Oxit 2/ Ca(OH)2 B. Axit 3/ CaCO3 C. Bazơ 4/ Fe3O4 D. Muối 5/ H3PO4 6/ Al2(SO4)3

- Câu hỏi đúng – sai (loại câu trắc nghiệm đúng – sai): Cũng là dạng đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, nhưng chỉ có hai cách lựa chọn, HS nhận định xem câu trả lời đã chuẩn bị sẵn trong phiếu là đúng hay sai. Loại này được trình bày dưới dạng câu phát biểu, HS phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hay sai (S).

Thí dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) đối với các câu sau đây: 1/ Nhiều kim loại tan trong một số axit tạo muối và hiđro ĐS

2/ Các kim loại đều tan trong axit tạo muối và hiđro ĐS 3/ Kẽm tan trong axit HCl tạo muối và hiđro ĐS 4/ Đồng tan trong axit HCl tạo muối và hiđro ĐS

- Câu điền khuyết (hoặc câu điền vào chỗ trống): Là loại câu trắc nghiệm đòi hỏi phải điền hay liệt kê ra một hay hai từ vào chỗ đã để trống cho trả lời. Do bất tiện khi chấm bài và sự chấm điểm có thể không phải bao giờ cũng hoàn toàn khách quan, nhưng cũng có thể sử dụng ở lớp học trong một số trường hợp sau:

#. Khi ta không tìm được đủ số câu nhiều tối thiểu cần thiết cho loại câu nhiều lựa chọn thì ta có thể dùng loại câu điền khuyết.

Thí dụ: Phản ứng hoá học giữa axit và rượu tạo ra … và nước gọi là phản ứng …

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w