Một số kinh nghiệm khi giải bài tập hóa học:

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 49)

V. Bài tập hoá học:

d. Một số kinh nghiệm khi giải bài tập hóa học:

Các bài tập khác nhau, cũng như các loại bài tập khác nhau đều có những cách giải cụ thể khác nhau. Tuy vậy nếu khái quát chung cũng có một số điểm giống nhau. Để giải bài tập hóa học có thể chia làm 3 bước:

- Đọc kĩ đầu bài và ghi tóm tắt.

Giải bất kì bài giải, của môn học nào người ta cũng yêu cầu bước này.

Khâu này rất quan trọng trong sự khái quát nhanh chóng những điểm đã biết, điều người ta hỏi và hướng giải quyết.

Cách ghi tóm tắt đầu bài thường được ghi hai kiểu: Kiểu 1:Vế trái: Các điều đã biết theo đầu đề. Vế phải: Người ta hỏi cái gì.

Kiểu 2: Đa số bài toán hóa học được tính toán trên cơ sở của một phương trình hóa học nào đó. Ghi tóm tắt bằng phương trình hóa học chú thích các điểm đã biết và phải tính, phải tìm ra.

- Tìm các hướng giải bài tập:

+ Bằng qui nạp suy diễn hoặc loại suy: Gọi là phương pháp dùng trí nhớ, nhất là ở các lớp trên sau khi đã học một số kiến thức nhất định về hoá, giải bài tập hoá hay dùng phương pháp dựa vào trí nhớ.

Sau khi đọc xong bài, HS quy bài tập đó vào một loại quen thuộc, rồi suy từ cách giải chung các loại bài tập vào việc giải bài tập cụ thể đó (Quy nạp – suy diễn).

Cũng có trường hợp, HS đọc xong đầu bài tập thấy giống một bài đã nắm được cách giải. HS nhớ lại cách giải và suy ra cách làm bài tập đó (loại suy).

+ Bằng cách phân tích kĩ điểm mấu chốt của bài tập:

Phân tích tìm ra điểm mấu chốt nhất để giải bài tập đó là cái gì? Suy nghĩ xem khái niệm đó, định nghĩa đó như thế nào? Nhớ lại một cách chính xác rồi vận dụng vào bài tập.

Thí dụ: Tìm số gam KOH vừa đủ để thay thế cho 2 phân tử gam NaOH trong một phản ứng trung hoà.

Khi giải bài tập này cần lưu ý hai điểm mấu chốt: Phân tử gam là gì?

Trong phản ứng trung hoà, một phân tử NaOH sẽ thay thế vừa đúng với một phân tử KOH.

+ Giải bằng cách phân tích kĩ khâu trung gian:

Nhiều bài tập hoá học, khó khăn nhất là giải khâu trung gian. Thí dụ: Tìm cách điều chế oxit đồng từ muối CuSO4.

Cách giải: Có thể tìm 4 phương pháp. 1 t0 (nung nóng)

2 Cu CuO

CuSO4 3 Cu(OH)2 4 CuCO3

Phân tích kĩ 4 phương pháp trên đó chính là phân tích các khâu trung gian.

(1) Biến CuSO4 thành CuO bằng cách nung nóng là không tốt vì muối CuSO4 khá bền. (2) Có thể thực hiện được bằng hai bước:

#. Dùng kim loại hoạt động đẩy đồng ra khỏi muối. #. Nung nóng bột đồng trong không khí.

Thí dụ: Fe + CuSO4(dd) = Cu + FeSO4 2Cu + O2 = 2CuO

(3) Có thể thực hiện được bằng 2 bước:

#. Tác dụng muối đồng với một chất kiềm nào đó. CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4 #. Nhiệt phân Cu(OH)2

Cu(OH)2 = CuO + H2O

(4) Thực ra không có muối CuCO3, chỉ có muối đồng bazơ

2CuSO4 + 2Na2CO3 + H2O = CuCO3Cu(OH)2 + CO2↑ + 2Na2SO4 Sau đó nhiệt phân muối bazơ.

CuCO3Cu(OH)2 0

t

→ 2CuO + H2O + CO2↑

- Là bước giải bài tập bằng tính toán hay bằng thí nghiệm.

- Bước này nói chung chỉ vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo về tính toán và làm thí nghiệm. Cần chú ý khi tiến hành thí nghiệm hoặc tính toán cần từng bước kiểm tra lại các hướng giải bài tập. Hoặc thấy kết quả có điều gì mâu thuẫn với đầu bài, hoặc không ra kết quả, thí dụ phản ứng không xảy ra,… cần xem xét lại ngay hướng giải bài tập.

§4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HOÁ HỌC CỦA HỌC SINH. HỌC SINH.

Kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm bảo một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu.

Trước hết cần hiểu rõ mục đích, chức năng và nhiệm vụ của việc kiểm tra, những yêu cầu về mặt sư phạm đối với việc kiểm tra , sau đó sẽ xét đến các phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về hoá học.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học ở trường Trung hoc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w