Trước đây SGK thường được HS sử dụng ở nhà lúc “xào bài”, ôn bài nhằm củng cố những kiến thức đã thu được khi nghe được ở lớp, lúc ở lớp học, trong các giờ hóa học, SGK rất ít được sử dụng. Trong những năm gần đây HS đã được sử dụng SGK, độc lập thu nhận một số kiến thức trong sách ngay khi học bài mới trên lớp. Hình thức công tác độc lập này của HS giúp rèn luyện cho các em kĩ năng và hứng thú biết độc lập thu nhận kiến thức từ sách, đó là một kĩ năng và một phẩm chất rất cần thiết đối với mỗi người HS không chỉ trong khi đang học tập ở nhà trường mà trong suốt đời công tác sau này.
Việc cho HS nghiên cứu SGK để thu nhận kiến thức mới đòi hỏi GV phải chuẩn bị bài giảng rất cẩn thận đặc biệt là phương pháp. Muốn tổ chức hợp lí công tác tự lực của HS sử dụng SGK khi học bài mới cần chú ý giải quyết những vấn đề sau:
- Cần định rõ những phần nào, những bài học mục nào, đoạn nào trong SGK HS tự nhiên nghiên cứu, GV không giảng mà chỉ tổ chức cho HS tự nghiên cứu kiến thức.
- Phải thay đổi như thế nào những nhiệm vụ đặc ra cho HS lúc tự nghiên cứu SGK cho phù hợp với khả năng và sự chuẩn bị của HS.
- Công tác tự lực nghiên cứu SGK trong giờ học cần được phối hợp với những phương pháp dạy học khác.
Hiện nay những vấn đề nêu ra trên đây chưa được giải quyết đầy đủ. Nhưng những công trình nghiên cứu và kinh nghiệm của GV tiên tiến đã cho phép kết luận sơ bộ rằng: Phương pháp này được sử dụng khi tìm hiểu những thành phần có tính chất mô tả các sự kiện hoặc những đoạn khái quát những phần nhỏ của giáo trình là tốt hơn phương pháp trần thuật.
Thí dụ: Nghiên cứu trạng thái tự nhiên của các nguyên tố và hợp chất của chúng, ứng dụng của các chất, cách điều chế một số chất trong công nghiệp. Nhưng khi nghiên cứu các định luật, khi nghiên cứu tiểu sử các nhà hóa học thì hiệu quả của phương pháp cho HS dùng SGK lại kém hơn.
Để cho việc tự nghiên cứu SGK vừa sức với HS, GV cần đề ra những yêu cầu tăng dần
dần, từ đơn giản đến phức tạp.
- Lúc đầu (khi HS chưa làm quen) đề ra những câu hỏi mà câu trả lời không có sẵn trong SGK, nhưng dẽ dàng tập hơn và soạn ra được dựa trên tài liệu có trong sach.
- Ở mức độ cao hơn, GV yêu cầu HS lập giàn ý một đoạn ngắn trong sách, chuẩn bị trả lời theo dàn ý đó.
- Cho HS lập dàn ý phức tạp hơn: lập đề cương theo nội dung nghiên cứu được trong SGK có bổ sung thêm tài liệu tham khảo.
§3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC KHI HOÀN THIỆN KIẾN THỨC CHO HỌC SINH. THỨC CHO HỌC SINH.