Biểu tượng của tội ngoại tình: Adultery

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 88)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Biểu tượng của tội ngoại tình: Adultery

Một trong những yếu tố nổi bật nhất trong tiểu thuyết của Hawthorne: sự thiếu vắng nhân tố gia đình đầy đủ chức năng trong tác phẩm của ông. Những câu chuyện và tiểu thuyết của Hawthorne lặp đi lặp lại cái chủ đề về những gia đình tan vỡ, bị nguyền rủa hoặc bị đổ vỡ và những khổ đau của cá nhân bị cô lập.

Ý thức hệ cách mạng cũng có lẽ đã có một vai trò trong việc làm rạng rỡ ý thức về sự tự do đầy hãnh diện tuy có phần xa lạ của nước Mỹ thời kì đó. Cuộc cách mạng Mỹ, nhìn từ quan điểm tâm lý lịch sử, là tương hợp với một cuộc nổi loạn bốc đồng muốn thoát ly khỏi cái bóng khổng lồ của Mẫu quốc, và một gia đình đế quốc Anh rộng lớn hơn. Người Mỹ đã giành được độc lập và lại đương đầu với tình thế nan giải đầy hoang mang trong việc khám phá nhân dạng riêng của mình tách ra khỏi những ràng buộc xưa cũ. Cảnh tượng này đã diễn ra vô số lần ở vùng biên cương tới mức mà, trong tiểu thuyết, sự thoát ly có vẻ như là điều kiện sống cơ bản ở Mỹ. Thanh giáo và hậu duệ theo Tin Lành của họ có thể đã làm suy yếu thêm nền tảng gia đình bằng cách rao giảng rằng trách nhiệm đầu tiên của mỗi cá nhân là việc cứu rỗi linh hồn mình.

Thời kì nước Mỹ Thanh giáo, các loại hình phạt có thể nặng nhẹ khác nhau, từ việc xử treo cổ, xử chém đầu đến đánh roi, cắt hai vành tai, đóng dấu hiệu hoặc chữ bằng sắt nung đỏ lên trán hoặc trên má, cánh tay..., đóng gông, hoặc chỉ đứng phơi bày trước công chúng trong thời gian bản án đã định như trường hợp của Hester Prynne. Truyền thống ở châu Âu, trong đó thần quyền xen lấn vào thế quyền, được tiếp nối và trở nên mạnh mẽ hơn trong những cộng đồng mới của nước Mỹ còn non trẻ. Các giáo sĩ có tiếng nói rất uy lực trong những sự vụ khác nhau, từ việc đặt ra nền tảng luật lệ

92

hình sự và hành chính, phán xử tội phạm, cho đến thi hành án. Việc một giáo sĩ ra mệnh lệnh cùng với Thống đốc bang trong buổi hành xử bản án của Hester Prynne là ví dụ điển hình cho thấy thần quyền và thế quyền là hai ngành cai trị bên nhau trong xã hội New England thời ấy.

Nhân vật chính Hester Prynne, người chịu bản án mang chữ "A" hoa, ngoài sự xác nhận của tác giả là thật, có thể tìm thêm chứng cứ trong Hồ sơ Thuộc địa (Colony Records) của một địa phương có tên là New Plymouth, nằm trong vùng New England. Hồ sơ tháng 6 năm 1671 ghi bản án của một nữ phạm nhân tên Hester Prynnes, phải mang hai chữ hoa "A.D." cắt trên một mảnh vải may lên phần tay và lưng của lớp trang phục ngoài cùng. Nếu bị bắt gặp không tuân thủ bản án này, Hester Prynnes sẽ phải chịu hình phạt đánh roi trước công chúng [87]. “Chị sẽ thành một biểu tượng chung để cho những vị thuyết pháp và những nhà đạo đức có thể có trỏ tay vào mà giải thích và minh họa một cách sinh động những hình ảnh mà họ nêu ra về sự yếu đuối của đàn bà và đam mê tội lỗi. Và như vậy các cô gái đồng trinh sẽ được bảo ban rằng, hãy nhìn vào chị, con người mang chữ A màu đỏ cháy bỏng trên ngực kia, - nhìn vào chị, người con gái của những bậc cha mẹ danh giá, - nhìn vào chị, người mẹ của một đứa bé sau này sẽ thành phụ nữ, - nhìn vào chị, con người đã một thời trong trắng, - hãy nhìn vào chị, đó là nhân vật tượng trưng, là hình hài, là hiện thân của tội lỗi” [30; tr.130].

Hiện thực được miêu tả, phản ánh trong tác phẩm cũng chỉ là một “hình thái quan niệm về hiện thực” (M. Bakhtin), một “mô hình về cuộc sống” (A. Bôtsarov). Hiện thực sáng tạo bao giờ cũng là logic nội tại, sự hài hòa bên trong của tư tưởng tác giả trong cái mô hình về thế giới do tác giả tạo nên. Nói cách khác, hiện thực sáng tạo đó là hiện thực với các sự kiện, quan hệ, tình huống của đời sống thực tại đã được tư duy lại một cách sáng tạo gắn liền với một quan điểm sinh động, có chủ đích của người nghệ

93

sĩ. Chính do mục đích, ý đồ sáng tạo mà đôi khi hiện thực sáng tạo lại không “ăn khớp” với hiện thực đời sống, thậm chí tương phản, mâu thuẫn nhau. Dĩ nhiên, trong những trường hợp cụ thể, điều này không phải do nhận thức hay tài nghệ của nhà văn hạn chế, kém cỏi mà như đã nói, là do quan niệm, chủ đích nghệ thuật của anh ta. Vì vậy, việc phát hiện, nắm bắt, lí giải được hiện tượng này là tiền đề để tiếp cận, chiếm lĩnh chiều sâu các khái quát nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm và quan điểm, thái độ tình cảm của tác giả.

3.4.2. Biểu tượng của thiên thần: Angel

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lý tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là nhân vật lý tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lý tưởng với nhân vật lý tưởng hóa. Loại nhân vật lý tưởng hóa là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Khi đó, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.

Chữ A màu đỏ trên ngực Hester Prynne như một dấu ấn ăn sâu vào tâm lí của chị, “chị tự bảo mình rằng nơi đây là nơi chị đã lầm lỗi, vậy phải là nơi mà chị chịu sự trừng phạt giữa trần gian; và như vậy, có lẽ là sự tra tấn của mối nhục hàng ngày cuối cùng sẽ gột rửa sạch tâm hồn cho thấy sự trong trắng đã mất đi bằng một sự trong trắng khác mang tính thánh thiện hơn, bởi đó là kết quả của sự chịu đọa đày của kẻ tử vì đạo” [30; tr.132]. Dấu A hoa trên ngực như hòa làm một với từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc của Hester Prynne,“thỉnh thoảng cái dấu ô nhục màu đỏ trên ngực chị lại rộn lên một nhịp đập giao cảm khi chị đi ngang qua bên một vị mục sư hoặc một quan tòa đáng kính, mẫu mực của lòng ngoan đạo và công lý, mà

94

thời đại của lòng tôn sùng cổ xưa này kính trọng, như kính trọng một bậc anh em bằng hữu của các thiên thần “Có điều gì tội lỗi đang ở gần ta ấy nhỉ?” Hester tự hỏi. Miễn cưỡng ngước nhìn lên, trong tầm mắt của mình, chị không thấy một con người nào, ngoài cái dáng hình của vị thánh sống giữa trần gian kia!” [30; tr.142].

Nhân vật Hester Prynne không phải là nhân vật lý tưởng hóa. Con người bị xã hội khinh rẻ ấy đã thể hiện một tấm lòng nồng hậu và nhân đạo, tự nguyện làm một bà phước, tận tụy săn sóc cưu mang những người nghèo khổ, ốm đau. “trừ phần chi tiêu nhỏ để trang điểm cho con, Hester dành tất cả số tiền còn lại để làm từ thiện, giúp cho những kẻ bất hạnh còn ít khốn khổ hơn chị” [30; tr.136]. Sau những năm dài, cuộc sống trong sáng của chị đã biện hộ cho chị. Dần dần người ta có thiện cảm với chị, tha thứ cho lỗi lầm của chị. Chữ A màu đỏ chỉ còn là một dấu vết của quá khứ đã lùi xa về phía sau, biến thành một biểu tượng mang một ý nghĩa khác. Chữ A màu đỏ thắm, biểu tượng cho tội ngoại tình, nhưng cũng chính từ trong nỗi cô đơn, bị cô lập và nhất là từ trong tình yêu lớn lao của người mẹ, từ tình cảm bao dung, trắc ẩn của người phụ nữ mà Hester đã biến đổi biểu tượng đó sang ý nghĩa là người có “năng lực”, “tài năng” (“Able”), ý nghĩa của sự tích cực, của lòng thương người, của nguồn an ủi, của Thiên thần (“Angel”).

Chữ A màu đỏ sáng tạo nên một hiện thực như được đi qua lăng kính

của lí tưởng, trở thành hiện thực cao cả, một hiện thực bay bổng trên đôi cánh của những đam mê lãng mạn. Hiện thực ấy là thế giới của tình yêu và đức tin mà không một thủ đoạn của kẻ thù nào có thể tàn phá nổi. Vẻ đẹp của Hester Prynne cũng thăng hoa rực rỡ trong cảm hứng lãng mạn, trong cái nhìn lí tưởng. Đó là một cái đẹp tuyệt đối, toàn diện, vượt lên trên cuộc sống đời thường.

95

Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Những biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng vang lên một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến tâm trạng qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói, để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật, phải sống cùng nhân vật, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy, người sáng tạo mới thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lí phức tạp. Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới. Tất cả những điều đó đã được Nathaniel Hawthorne thể hiện thành công trong tiểu thuyết Chữ A màu đỏ.

Tiu kết

Thể hiện tâm lí về tình thương, niềm cảm thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, của nhân vật trung tâm, Nathaniel Hawthorne đã tỏ rõ là một nhà văn am hiểu tâm lí con người với bút pháp bậc thầy. Điểm nhìn của nhân vật trung tâm về cuộc đời, về tình mẫu tử khiến người đọc xúc động về một đề tài muôn thuở của nhân loại đã được nhà văn thể hiện một cách sâu sắc. Hệ thống các biểu tượng trong tác phẩm cũng cho thấy cái nhìn nhân đạo của nhà văn đối với con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong cuộc chiến chống lại thành kiến của xã hội, chống lại sự hà khắc của tôn giáo.

96

KT LUN

Nathaniel Hawthorne đã đạt đến thành công rực rỡ nhờ Chữ A màu đỏ, tác phẩm kinh điển kể về xã hội và con người nước Mỹ thời kỳ Thanh giáo. Với cái nhìn tâm lí học, Nathaniel Hawthorne đã đào sâu vào những động lực bí ẩn trong hành vi của con người, ý thức sai trái và những khắc khoải mà ông tin là phát xuất từ tội lỗi phi nhân bản, đặc biệt là tội lỗi do định kiến của xã hội và tôn giáo gán ghép. Trong những suy ngẫm về tội lỗi, Nathaniel Hawthorne hướng theo truyền thống của Thanh giáo; nhưng trong quan niệm của ông về hệ lụy của tội lỗi, hoặc là hình phạt do thiếu nhân ái nhưng lại thừa định kiến, hoặc là sự phục hồi do lòng nhân ái và cứu rỗi, ông đã tách xa khỏi những điều mặc định của tổ tiên mình. Trong bối cảnh giáo hội luôn xen lấn nhiều vào công quyền, nhất là trong những phán xử pháp chế, việc này đã tạo cho ông tinh thần để dựng nên bối cảnh và động thái của các nhân vật nhằm thể hiện một cách biểu trưng những đam mê, cảm xúc và day dứt trong tâm tư các nhân vật này, đồng thời vẽ nên "sự thật của con tim nhân loại" mà ông tin rằng bị ẩn khuất trong cuộc sống trần tục hàng ngày.

Nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết hiện thực phương Tây thế kỉ XIX được thể hiện một cách xuất sắc trong tác phẩm

Chữ A màu đỏ. Điều đó được miêu tả, phân tích qua những mặc cảm về tội

lỗi, sự trừng phạt của xã hội và tôn giáo về tội lỗi mà nhân vật phạm phải. Bên cạnh đó, nghệ thuật xử lí của tác giả về điểm nhìn, tính đa loại giọng và đa chất giọng từ người kể chuyện cũng như các nhân vật đã được nhà văn đưa lên thành mẫu mực trong nghệ thuật tiểu thuyết.

97

Hệ thống các biểu tượng cũng cho thấy cái nhìn nhân đạo, đầy tình yêu thương và cảm thông của nhà văn đối với con người mà ở đây là con người lầm lỡ.

Xuất bản từ giữa thế kỷ XIX, đến tận ngày nay, Chữ A màu đỏ vẫn được coi là một trong những tiểu thuyết lãng mạn kinh điển của nền văn học Mỹ, một tác phẩm văn học đặc sắc của nền văn học thế giới.

98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIU THAM KHO

1. Aristotle (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động, Hà Nội. 2. Arnauđốp (1978), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Huy Bắc (2001), Hợp tuyển văn học Châu Mỹ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (2000), Truyện ngắn Châu Mỹ, Nxb Văn học, Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây.

7. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Hoa Kì, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Hoa Bằng (1998), Tính phức điệu của người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao,Kỉ yếu Ngữ học Trẻ, tr.198-202.

9. Henri Bénac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

11. G.Belaia, (1983), Thế giới nghệ thuật của văn xuôi hiện đại, Tài liệu dịch, Thư viện Đại học sư phạm.

12. A.Côvaliép (1971), Tâm lí học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây

hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Đặng Anh Đào (1986), Tài năng và người thưởng thức , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

99

phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Phan Cự Đệ (1984), Tác phẩm và chân dung, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 17. Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb ĐH THCN, Hà Nội.

18. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Hà Minh Đức (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. I.Erenbua (1975), Công việc của nhà văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 21. M.Gorki (1965), Bàn về văn học (tập I, II), Nxb Văn học, Hà Nội. 22. A.Gulaép (1982), Lý luận văn học, Nxb ĐH THCN, Hà Nội.

23. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Đặng Thị Hạnh (2002), Proust và các đồng đẳng của ông: Vài nét về kĩ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tây Âu đầu thế kỉ XX, Văn học, (số 01), tr.13-14.

26. Đào Duy Hiệp (2005), Một số hình thức tự sự trong “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust, Văn học nước ngoài, (số 3), tr.26-29.

27. Đào Duy Hiệp (2006), Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant, Nghiên cứu văn học, (số5), tr.15-18.

28. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Đào Duy Hiệp (2009), Phối cảnh và điểm nhìn trong truyện kể,

Nghiên cứu văn học, (số11), tr.8-11.

30. Nathaniel Hawthorne (2011), Chữ A màu đỏ, Nxb Văn học, Hà Nội. 31. Nathaniel Hawthorne (1992), The Scarlet Letter, Nxb David Campbell, Luân Đôn, Anh.

100

32. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bình văn học, Phê bình - Tiểu luận, Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi Cà Mau.

33. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 34. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 35. Lưu Hiệp (1997), Văn tâm điêu long (Phan Ngọc dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Đinh Gia Khánh (1977), Điển cố văn học, Nxb KHXH, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 88)