Tâm lí của tình mẫu tử thiêng liêng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Tâm lí của tình mẫu tử thiêng liêng

85

là sáng tạo độc đáo của Nathaniel Hawthorne. Miêu tả chân dung gắn liền với tính tạo hình của một nhân vật trong tác phẩm là thủ pháp nghệ thuật có mặt trong văn học từ rất lâu. Văn học nghệ thuật luôn đổi mới, nền văn học phát triển không ngừng kéo theo sự phát triển của kĩ năng khắc họa hình tượng nhân vật. Từ miêu tả ngoại hình thuần túy, chân dung nhân vật dần tiến tới tái hiện đời sống tâm lí con người. Tác phẩm văn học càng đi vào chiều sâu khám phá và nhận thức con người càng có sức sống lâu bền.

Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi có thể được miêu tả một cách kỹ càng từ chân dung ngoại hình cho đến suy tư thầm kín bên trong, từ hành trạng cho đến quá trình phát triển, từ quan hệ này đến quan hệ khác. Tiểu thuyết viết bằng văn xuôi khi khắc họa chân dung nhân vật đã có nhiều lợi thế và khả năng, một trong số đó là có khả năng miêu tả con người như bản chất vốn có của nó.

Nếu như trong cách kể chuyện truyền thống, tác giả là người duy nhất có ý thức, là chúa tể cắt nghĩa mọi điều xảy ra đối với nhân vật; còn nhân vật chỉ là những đối tượng câm lặng mặc cho tác giả bình phẩm và nhận xét, thì nhân vật của Nathaniel Hawthorne được miêu tả như một sự tự ý thức, một dòng tư tưởng, với giọng điệu riêng. Trong Chữ A màu đỏ, hầu như những lúc cần phơi bày nội tâm nhân vật, tác giả đều đưa ý thức và giọng điệu nhân vật vào lời trần thuật. Với lối trần thuật độc đáo này, Nathaniel Hawthorne đã xây dựng rất thành công những nhân vật có quá trình phát triển tâm lí logic.

Các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trường phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong cách riêng của nhà văn. Ở Việt Nam, Từ điển thuật ngữ văn học cũng đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố:

86

Ngôn từ và cốt truyện” [75; tr.42]

Pearl, một “viên ngọc trai”, con gái của Hester, là một biểu tượng cho tất cả những gì mà Hester có trong mối tình tội lỗi của chị cũng đồng thời vì nó mà chị bị gạt ra khỏi xã hội Thanh giáo. Không phải ngẫu nhiên mà chị lại đặt cho con gái cái tên ngọc ngà đó. Chị đã phải vượt qua bao ngăn trở, sợ hãi để có được đứa con: nó vừa là định mệnh xót xa mà chị phải chịu đựng sự trừng phạt, nhưng cũng vì thế mà tình yêu thương con càng mãnh liệt gấp bội. “Chị đặt tên bé là Hạt ngọc trai bởi vì sự ra đời của bé chị đã phải trả giá rất đắt - trả giá bằng tất cả những gì chị có - bởi vì bé là kho báu duy nhất của chị” [30; tr.144]. Hester Prynne yêu con bằng tất cả trái tim và tình yêu mà chị có, “chị có thể nhận ra ở con bé tâm trạng của chị hồi ấy, cuồng nhiệt, liều lĩnh, bất chấp, tính khí đồng bóng của chị, và cả một số bóng mây u buồn, chán nản trước đây đã bao phủ lên quả tim của chị” [30; tr.147].

Tài năng của Nathaniel Hawthorne thể hiện tập trung ở khả năng khám phá tâm hồn con người. Nathaniel Hawthorne đã dùng phép biện chứng tâm hồn, đó là tả người dựa trên phương pháp tâm lí. Nhà văn có khả năng khám phá tâm hồn của nhiều loại người từ đó dẫn đến khả năng cá tính hóa nhân vật. Trong văn học thế giới, Nathaniel Hawthorne là một trong những nhà văn vận dụng phép biện chứng tâm hồn một cách đặc sắc nhất. Điều này có nghĩa là trong con người, tâm lí luôn có sự vận động, phát triển không ngừng, Tính cách con người do đó không tĩnh tại mà thường xuyên có những vận động và có những gấp khúc. Phép biện chứng tâm hồn được Nathaniel Hawthorne vận dụng để miêu tả những trạng thái, những hành động, mâu thuẫn, biến đổi, những quy luật phát triển tâm lí diễn ra trong nội tâm nhân vật. Nhân vật Hester Prynne yêu con, đồng thời ở chị có một cảm giác mơ hồ nhưng hết sức ám ảnh: chị sợ hãi theo dõi những bước phát

87

triển của bé Pearl, chị giật mình hoảng hốt khi đôi mắt con nhìn chăm chú vào chữ A màu đỏ. “Hester không bao giờ cảm thấy được một phút yên ổn, không một phút thanh thản tận hưởng niềm vui thích có đứa con bên cạnh”. Điều kinh khủng nhất đối với Hester Prynne là khi “rất bất ngờ đột ngột, mắt của nó lại chọc vào đó, như một đòn đánh chết tươi và luôn luôn kèm theo nụ cười quái gở và cái vẻ kì dị ấy trong đôi mắt nó”. Cảm giác khủng khiếp ấy chính là “bởi phụ nữ trong cảnh cô đơn và phiền muộn thường hay có những ảo giác kì quặc” [30; tr.156]. Tuy nhiên, vẻ đẹp lộng lẫy của bé Pearl “làm rạng lên những màu sắc tươi thắm và rực rỡ… Ở bé, và khắp toàn bộ con người của bé như có một ngọn lửa: dường như bé là hiện thân của một sự bột phát bắt nguồn từ một giây phút sôi nổi bùng cháy”, chiếc áo bé mặc là công trình sáng tạo tuyệt mĩ của đầu óc tưởng tượng thả sức bay bổng của người mẹ [30; tr.162].

Ở Kitô giáo, ơn thánh và sự tha thứ thường tương phản với pháp luật. Một đức tin hợp pháp (như Thanh giáo chẳng hạn) cho thấy sự phù hợp với một bộ quy tắc nghiêm ngặt của các việc thực hành tôn giáo, ở thế giới này cũng như ở thế giới khác. Càng tốt hơn khi con người thực hiện chúng và phạm ít tội lỗi hơn, có nhiều khả năng họ sẽ được lên thiên đàng. Ân sủng (hay tha thứ), nói cách khác, là khái niệm mà họ đang tha thứ cho tội lỗi của họ thông qua đức tin. Hester Prynne đã đau khổ suốt bảy năm trời

Xã hội Thanh giáo trong cuốn tiểu thuyết là một hỗn hợp giữa pháp luật và ân sủng. Cuốn tiểu thuyết trình bày xã hội như bản chất pháp trị, với các cư dân của nó tuân thủ nghiêm ngặt các mặt đạo đức và các giá trị xã hội. Sự trừng phạt đối với Hester là một hình thức của pháp trị. Nàng đã phạm tội và phải bị cách ly khỏi phần còn lại của cộng đồng để khỏi ô nhiễm ra xung quanh. Tuy nhiên, trong tác phẩm ta lại thấy những ý kiến về sự trừng phạt trong xã hội, đặc biệt là trong một xã hội tôn giáo như thế,

88

cần phải được cai trị bằng ân sủng. Vào cuối cuốn tiểu thuyết, Hester đã nhận được sự tha thứ của xã hội sau khi đã bị trừng phạt nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 81)