Nội tâm day dứt và cõi lòng rống rỗng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Nội tâm day dứt và cõi lòng rống rỗng

Để khắc hoạ nhân vật trong tính toàn vẹn của nó, bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, Nathaniel Hawthorne rất chú trọng đến việc miêu tả nội tâm, những trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc, những phản ứng tâm lí của mỗi nhân vật trước cảnh ngộ và tình huống mà nhân vật chứng kiến trên bước đường đời.

Yếu tố tâm lí thường được nhà văn xem là một đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Muốn khai sinh cho một nhân vật phải nắm bắt được tâm lí của nhân vật ấy. Mỗi con người có một tính cách riêng, cách suy nghĩ riêng với những cảm nhận khác nhau về cuộc đời. Đây cũng chính là một thử thách đối với nhà văn, đặc biệt trong việc xây dựng tính cách, thể hiện tâm lí kiểu nhân vật “đen” Roger Chillingworth.

“Roger Chillingworth là một bằng chứng rõ ràng về khả năng con người có thể biến mình thành quỷ nếu như người ấy thực hành chức năng của một con quỷ trong một khoảng thời gian nào đấy vừa đủ để hoàn thành sự biến hóa”, “con người bất hạnh này đã thay đổi đi như vậy sau bảy năm ròng dốc toàn bộ sinh lực của mình vào việc kiên trì phân tích một tâm hồn chứa chất nỗi giày vò” [30; tr.261].

Nội tâm của nhân vật là thế giới bên trong gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ... Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú và vô cùng phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được

68

những ngõ ngách sâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Nội tâm của Roger Chillingworth được miêu tả hết sức tinh tế, bởi lột tả bản chất của Roger Chillingworth khó hơn nhiều so với hai nhân vật Arthur Dimmesdale và Hester Prynne. Khi nói chuyện với Hester Prynne trong một buổi chiều ở nơi vắng vẻ, Roger Chillingworth như một người khác với tâm sự u buồn. “Lão thầy thuốc trả lời, và trong khi lão nói tiếp, dáng điệu của lão mất đi những nét hung tợn và lắng xuống thành một vẻ u ám. – Cô còn nhớ không, Hester, chín năm trước đây tôi như thế nào?” Chuỗi hồi ức về thời xa xưa làm lão trở nên buồn thảm: “Cô còn nhớ tôi hồi ấy không?”. Nhưng ý thức về thực tế trở thành câu hỏi xoáy sâu vào lòng: “Và bây giờ tôi như thế nào?... Tôi đã nói với cô hiện nay tôi đã là cái thứ gì - Một con quỷ!” [30; tr.265-266]. Roger đã thú nhận sự nuối tiếc, dằn vặt vì những điều đã qua, đây là một nét tâm lí khác của nhân vật, nó bộc lộ sự day dứt và cõi lòng trống rỗng của lão.

Như vậy, nếu như việc miêu tả ngoại hình nhân vật ít nhiều còn đứng tách biệt nhằm giới thiệu nhân vật, thì những biện pháp như miêu tả nội tâm, dẫn dắt hành động, sự kiện, sử dụng ngôn ngữ… được Nathaniel Hawthorne sử dụng một cách tổng hợp để soi rọi và khắc họa tính cách nhân vật, đặc biệt là với kiểu nhân vật tính cách đa chiều như Roger Chillingworth.

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời, cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố cần thiết, để bộc lộ quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, nhân vật Roger Chillingworth trong Chữ A màu đỏ không hẳn đồng nhất với con người trong cuộc đời. “Văn học là văn học, không nên xem xét nhân vật như những con người thật ngoài đời sống” [57; tr.34].

69

Tiu kết

Tâm lí trả thù của nhân vật được nhà văn thể hiện ở các cấp độ sâu sắc về mặt ngôn ngữ, hành động. Sự thể hiện tâm lí đó phần nào cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về đời sống nội tâm của con người; phần khác, là nghệ thuật thể hiện mang nhiều sắc thái nhân văn đồng thời với cái nhìn từ góc độ tôn giáo. Thế giới nội tâm, hành động trả thù và cái giá cho hành động đó của nhân vật được nhà văn miêu tả một cách hợp logic và đầy tính nghệ thuật.

70

CHƯƠNG 3: NGH THUT TH HIN TÂM LÍ V TÌNH

THƯƠNG, S BAO DUNG VÀ LÒNG TRC N

Điển hình hóa trong văn học bao giờ cũng kết lại ở nhân vật điển hình. Các kiểu nhân vật điển hình là sự cụ thể hóa ý đồ sáng tác của nhà văn và là sự thể hiện dấu ấn cá nhân, sở trường sáng tác văn chương của nghệ sỹ.

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời, nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận... đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm. Nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, điều đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, nhân vật trong tác phẩm văn học được nhà văn thể hiện bằng ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải dựng lại một bức chân dung con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ với các nhân vật và hoàn cảnh khác nhau, bằng việc vận dụng khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn

71

đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó.

Hester Prynne là một người phụ nữ đẹp, quyến rũ, vì sinh một đứa con không cha nên đã bị kết án bêu trên bục tội nhân ba tiếng đồng hồ trước công chúng và phải chịu hình phạt mang một chữ A (viết tắt của Adultery

nghĩa là ngoại tình) màu đỏ thắm thêu trên ngực áo suốt đời vì bị khép vào tội ngoại tình. Nhân vật Hester Prynne xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm với biểu tượng chữ A màu đỏ trên ngực áo.

Một điểm hết sức đặc biệt là xuyên suốt cả cuốn sách, tác giả không hề chỉ ra đích danh tội này, tuy thế người đọc nào cũng có thể nhận biết. Điều này có nghĩa là tác giả không có chủ ý nói về tội ngoại tình mà muốn trình bày những hệ lụy mà phạm nhân phải gánh chịu do tội lỗi đó gây ra.

Dưới đây luận văn đi vào tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện tình thương, lòng trắc ẩn, vị tha của các nhân vật trong thế giới tiểu thuyết Chữ A màu đỏ

từ các góc độ nghệ thuật trần thuật của người kể chuyện và nghệ thuật thể hiện tâm lí của nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 64)