Tâm lí đấu tranh vượt lên số phận

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Tâm lí đấu tranh vượt lên số phận

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne xuất thân từ các tầng lớp: thị dân, mục sư, học giả sống cuộc đời lang bạt... mang những đặc điểm tính cách khác nhau. Không gian trong tác phẩm là không gian xã hội, không gian tâm lí và không gian thiên nhiên như rừng hoang, bờ biển vắng... Không gian đó luôn đối lập (tương phản) với nhau làm nổi bật tính cách và tâm lí nhân vật của Nathaniel Hawthorne. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi thường là thời gian sinh hoạt của nhân vật, thời gian sự kiện và thời gian tâm lí. Trong cái không gian và thời gian ấy, cuộc sống hiện thực và con người thời kì đầu ccủa nước Mỹ Thanh giáo hiện lên một cách chân thực nhất.

Trong thời khắc nhất định, ý thức của một con người là một dòng liên tục không dứt, bất định được tạo thành từ cảm giác, tư duy, hồi ức, ảo giác, liên tưởng ở mức độ khác nhau, dòng tâm lí này biến đổi nhiều mối, phong phú phức tạp, không tuân theo thứ tự không gian thời gian tự nhiên. “Cái cảm giác nguội lạnh như tiền của Hester Prynne chủ yếu là do cuộc đời của chị chuyển hướng, trong một chừng mực lớn, từ quá trình đam mê và cảm xúc sang quá trình tư duy” [30; tr.253]. Nathaniel Hawthorne để cho nhân vật của mình đứng trơ trọi giữa thế gian, mang nặng trách nhiệm với đứa con thơ, không chút hy vọng phục hồi địa vị của mình trong xã hội. Chính nhờ điều này, tâm lí nhân vật mới bộc lộ tất cả những mặt phát triển logic của nó. “Luật của thế gian không còn là luật đối với đầu óc chị. Chị đang sống trong một thời đại mà trí tuệ con người vừa mới được giải phóng, đã vươn lên một tầm cao rộng hơn” [30; tr.253].

89

thức, quá trình tâm lí, quá trình tình cảm. Miêu tả hành động, Nathaniel Hawthorne muốn để cho nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ, tư tưởng, trạng thái diễn biến bên trong tâm hồn. Hester Prynne từ chỗ đau khổ vì bị gạt ra khỏi cộng đồng, đến những suy nghĩ hết sức táo bạo: “Bước đầu tiên là toàn bộ hệ thống xã hội phải bị xé tan đạp đổ và được dựng lại hoàn toàn mới. Rồi thì ngay bản chất của giới đàn ông, hoặc thói quen di truyền lâu đời của họ nay đã trở thành như bản chất, phải được thay đổi đi về cơ bản trước khi có thể để cho người phụ nữ đảm nhận một cái gì đó có vẻ là một cương vị công bằng và thích hợp” [30; tr.256]. Với Hester Prynne, giờ đây khi nghĩ về quá khứ, trong chị không còn cảm giác đau đớn xót xa, chị không sợ hãi trước Roger Chillingworth, mà thay vào đó là cảm giác kinh ngạc vì “không biết điều gì đã có thể tác động đến chị khiến chị lại đi lấy gã”, và chị cho rằng “chị có một cái tội đáng phải hối hận hơn cả là đã chịu được và đáp lại cái siết tay nhạt nhẽo của gã, để cho nụ cười của đôi môi và đôi mắt chị trộn lẫn và hòa vào nụ cười của gã” [30; tr.271]. Đây chính là bước phát triển tâm lí đáng chú ý của Hester Prynne. Từ chỗ bị động, sợ hãi rùng mình trước Roger Chillingworth, Hester đã mạnh mẽ đứng dậy, dám đối diện với kẻ mà trước đây chị vừa sợ hãi vừa căm thù.

Với cảm quan tư tưởng phong phú, các nhà văn thường xây dựng và lí giải tính cách của nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, các tác phẩm ra đời càng ngày càng xây dựng và lí giải tính cách nhân vật theo những mối tương quan rất rộng và trên nhiều bình diện hết sức phức tạp. Tâm lí học hiện đại cho rằng, ý thức của con người là các phản ứng của cảm giác và tinh thần với những mức độ khác nhau, bao gồm tư duy hợp lí từ mức độ thấp nhất với cảm giác mơ hồ trước khi hình thành ngôn ngữ đến mức độ cao nhất có được sự biểu đạt rõ ràng. Nhân vật Hester Prynne của

90

Thanh giáo ruồng bỏ, nhưng chị không hề rơi vào nguy cơ túng thiếu, hơn nữa “do nghị lực bẩm sinh và tài năng hiếm có của chị, người đời đã không thể hoàn toàn loại bỏ chị” [30; tr.137]. Chị có ước mơ, có niềm tin và khát vọng vào một tương lai tươi sáng. “Đâu phải hoàn cầu chỉ nằm vỏn vẹn trong phạm vi thành phố kia, nơi mà trước đây không lâu chỉ là một hoang mạc phủ đầy lá rụng… Chỉ một quãng đường ngắn thôi sẽ đưa anh từ một thế giới nơi anh cực kì khốn khổ sang một thế giới khác, nơi anh còn có thể được sung sướng” [30; tr.301], “Tương lai còn đầy thử thách và thắng lợi. Vẫn còn được hưởng hạnh phúc. Vẫn còn làm được điều tốt lành. Hãy đổi cuộc sống giả này của anh lấy một cuộc sống thực” [30; tr.303]

Nathaniel Hawthorne đã khéo léo linh hoạt tìm ra những phương thức sát hợp nhất thể hiện sắc nét nhất dòng tâm trạng, cảm xúc, những suy tư, trăn trở... trong nội tâm của nhân vật Hester Prynne. Nội tâm vốn là là yếu tố không dễ nắm bắt nhưng với tài năng, sự nhạy cảm và tấm lòng gắn bó, sự chân thành của chính bản thân mình với tất cả mọi người, Nathaniel Hawthorne đã khám phá nội tâm nhân vật để người đọc hiểu, thông cảm và trân trọng con người đó.

Như vậy từ việc đặt nhân vật vào trong các tình huống có vấn đề, từ việc miêu tả ngoại hình, mô tả hành động, dựng lên những đoạn đối thoại và đặc biệt là việc khám phá đời sống nội tâm của nhân vật... Nathaniel Hawthorne đã xây dựng lại hình tượng nhân vật người phụ nữ lý tưởng trong tính toàn vẹn nhất trước mắt người đọc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 85)