6. Cấu trúc luận văn
3.1. Điểm nhìn thể hiện niềm thương cảm của người kể chuyện đối vớ
đối với ngoại cảnh và nhân vật
Tác phẩm gồm 24 Chương, mỗi Chương đều có một tiêu đề riêng. Ngay ở Chương đầu tiên, “Cánh cửa nhà tù”, một Chương khá ngắn chưa đến 3 trang tác phẩm, nhưng có thể coi là một khúc dạo đầu về nỗi đau, sự ô nhục mà các nhân vật trung tâm sẽ phải trải qua trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết mà đây là sự báo trước. Tuy miêu tả sự việc, hình ảnh bên ngoài nhà tù, nhưng giọng điệu và nội dung miêu tả vẫn phảng phất chút gì đó ai oán, thương cảm, đầy tình người thiết tha với thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, cỏ
72
hoa (luận văn gạch chân những từ ngữ quan trọng và đánh số câu để phân tích):
“1. Giống như tất cả những gì gắn liền với tội lỗi, nó có vẻ như chưa bao giờ trải qua một thời non trẻ. 2. Trước tòa nhà hắc ám ấy, trên khoảng đất giữa nó với lòng đường, có một bãi cỏ tràn ngập những cây cúc gai, cỏ gà, ngưu bàng, rặt những thứ cây cỏ xấu xí đã hiển nhiên tìm thấy một cái gì đó ăn ý ở miếng đất đã đẻ ra, vào một thời điểm sớm đến thế, bông hoa màu đen của xã hội văn minh: cái nhà tù! 3. Nhưng một bên lối ra vào, hầu như bắt rễ từ ngưỡng cửa, lại có một khóm tầm xuân. 4. Cứ vào dạo tháng sáu này, hoa lại nở đầy những hạt ngọc tinh tế dính trên tấm áo xanh của nó. 5. Người ta có thể tưởng chừng như những bông hoa này trao gửi hương thơm dịu dàng và sắc đẹp mong manh của mình cho người tù khi bị dẫn qua án khi bị đưa ra đây dẫn tới nơi xử tội, để biểu thị rằng tấm lòng thông cảm sâu sắc của Thiên nhiên cũng có thể tỏ sự thương xót và ân cần với họ” [30; tr.84].
Câu 1, mang tầm khái quát về tội lỗi và thời gian; câu 2 phát triển lên với những “hắc ám”, “cây cỏ xấu xí”, “bông hoa đen” ẩn dụ trực tiếp cho “cái nhà tù!”. Trong cái u ám, buồn tẻ, vô vọng đó, người đọc thấy “một khóm tầm xuân”, như ẩn dụ cho tấm lòng nhân ái độ lượng của con người và thiên nhiên đối với những con người đã bị cắt lìa khỏi những mối dây liên hệ với xã hội bên ngoài. Giữa những cây cỏ xấu xí, một khóm tầm xuân, vốn là một loại hồng leo, có gai sắc, toả hương thơm, phải chăng còn là ẩn dụ cho nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Sức sống mãnh liệt, bất chấp những nghịch cảnh, bám leo lên hút khí trời và ánh sáng và có ích cho đời của tầm xuân, một lần nữa, ngay sau trường đoạn trên, người kể chuyện nói rõ hơn ý nghĩa biểu tượng nhân đạo, gợi lòng trắc ẩn của mình:
“Chợt bắt gặp nó ngay trên ngưỡng cửa câu chuyện này của chúng tôi, câu chuyện sắp bắt đầu từ cánh cửa nhà tù mang điềm dữ này, chúng tôi hầu như không thể làm thế nào khác hơn là ngắt lấy một trong những bông hoa của
73
khóm tầm xuân và trao tặng bạn đọc. Chúng ta hãy mong rằng nó sẽ có tác dụng tượng trưng cho một niềm hy vọng dịu ngọt nào đó có thể hé ra trong quá trình diễn biến hoặc làm vơi bớt nỗi u sầu trong đoạn kết của câu chuyện về sự mềm yếu và đau khổ của con người” [30; tr.84-85].
Nhân vật trung tâm, người thiếu phụ lầm lỡ, sau đoạn dạo đầu trên xuất hiện qua cái nhìn của người kể chuyện và cũng qua cái nhìn đó, thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên:
“1. Khi người thiếu phụ - người mẹ trẻ của đứa bé này - đứng bộc lộ hoàn toàn ra trước mắt đám đông, hình như phản xạ đầu tiên của chị là ghì chặt đứa bé vào ngực, chẳng phải chủ yếu do sự thôi thúc của tình mẹ, mà hình như chính là để có thể che giấu đi một cái dấu hiệu gì đấy thêu hoặc đính trên áo mình. 2. Thế nhưng, một lát sau, tỉnh táo nhận thức được rằng một dấu hiệu này của sự hổ thẹn chỉ có tác dụng vụng về che giấu không nổi một dấu hiệu khác mà thôi, chị bèn hạ con xuống bế trên cánh tay, rồi ngẩng khuôn mặt đỏ bừng, tuy nhiên với một nụ cười ngạo mạn và một cái nhìn mà không ai dễ gì làm cho bối rối, chị đưa mắt nhìn những người dân trong thành phố và láng giềng của chị vây quanh. 3. Trên ngực áo chị, lộ ra một chữ A hoa bằng vải mịn đẹp màu đỏ, viền những đường thêu tinh tế công phu và những nét trang trí hoa mĩ kỳ dị bằng kim tuyến. 4. Nó được trình bày thật nghệ thuật và thể hiện khiếu thẩm mĩ sáng tạo phong phú kỳ diệu đến nỗi nó hoàn toàn có tác dụng như một khoản tô điểm trau truốt cuối cùng rất hợp với bộ y phục chị đang mặc, bộ y phục mà vẻ lộng lẫy thật là phù hợp với gu của thời đại, nhưng lại vượt quá xa mức cho phép của quy tắc hạn chế chi tiêu do chính quyền khu vực định cư ấn định” [30; tr.91].
Trần thuật ở ngôi thứ 3 có vẻ khách quan kết hợp với miêu tả, các câu nối tiếp nhau, nhưng vẫn bộc lộ ra tình cảm của người kể chuyện về diễn biến tâm lí của nhân vật. Hai cử chỉ của nhân vật ở câu đầu tiên được kể với điểm nhìn và giọng điệu “không đáng tin cậy” ở hai lần “hình như”,
74
nhưng đó lại là tình cảm hết sức tự nhiên của người phụ nữ: ôm ghì để bảo vệ đứa con, đồng thời cố giấu đi nỗi đau buồn. Song ngay sang câu sau, diễn biến tâm lí đó đã được thay thế bằng: “ngẩng khuôn mặt đỏ bừng”, “nụ cười ngạo mạn” và “một cái nhìn” vào đám đông, để chỉ một mặt, sự ưu ái, khoan hậu của người kể chuyện; mặt khác, là thái độ, sự tự tin của nhân vật vào tình cảm đúng đắn của mình, bất chấp đám đông.
“Người thiếu phụ có thân hình cao to, nhưng vẫn có dáng thanh lịch hoàn hảo. Tóc chị đen và dày, bóng nhoáng, hắt ra những tia sáng dưới ánh mặt trời, khuôn mặt chị, ngoài vẻ xinh đẹp của những đường nét cân đối và nước da tươi thắm, còn gây một ấn tượng đặc biệt ở vầng trán cương nghị và đôi mắt đen sâu thẳm. Chị cũng có dáng vẻ như một phu nhân, theo kiểu cách của phụ nữ trâm anh thời đó, mà đặc điểm là một vẻ trang trọng và đường hoàng, chứ không phải là cái vẻ uyển chuyển tế nhị, phủ hoa và thật là khó tả của các bà quý tộc đời nay. Và chưa bao giờ Hester Prynne lại có dáng vẻ một phu nhân, đúng theo cách hiểu xưa về từ ngữ này. Những người từng quen biết chị và chắc mẩm sẽ nhìn thấy chị tối sầm lại dưới đám mây tai họa, lúc này đều ngạc nhiên, thậm chí giật mình khi thấy sắc đẹp của chị sao mà rạng rỡ đến thế, biến nỗi bất hạnh và ô nhục bao quanh chị thành một vầng hào quang tỏa sáng. Đối với một người quan sát nhạy cảm, có một cái gì đó đau đớn thấm thía bên trong cảnh tượng này” [30; tr.92].
Miêu tả đồng thời với bình luận và cảm nhận về nhân vật đang phải đối mặt với sự phũ phàng kết án của người đời và của luật pháp, nhưng người kể chuyện với một tình cảm trân trọng đã cho chúng ta thấy một nhân vật hoàn toàn xa lạ với những mặc cảm tội lỗi và dường như đang vươn lên, toả sáng: “Đối với một người quan sát nhạy cảm, có một cái gì đó đau đớn thấm thía bên trong cảnh tượng này”. Hình ảnh hoa tầm xuân ngay ở đầu tác phẩm như vang vọng, hoá thân vào nhân vật trung tâm của
75
tác phẩm. Vấn đề tế nhị là tội lỗi mà nhân vật gánh chịu đương thời bị kết án vô cùng nặng nề, nên mặc dù tình cảm thương mến đối với nhân vật, tác giả vẫn phải tìm cách thể hiện sao cho những bước đi tâm lí của nhân vật từ bóng tối ra ánh sáng phải hợp quy luật.