Tính đa chất giọng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Tính đa chất giọng

Lời người kể chuyện trong Chữ A màu đỏ đặc trưng bởi tính đa loại giọng, hơn nữa còn bởi tính đa chất giọng. Chất giọng của văn Nathaniel Hawthorne là chất giọng mang tính phức điệu. Nó là sự phối hợp của nhiều chất giọng khác nhau: nghiêm nghị và hài hước, chua chát và ngọt ngào, lạnh lùng và nồng ấm, đay nghiến chì chiết và châm biếm mỉa mai. Có thể nói tính đa chất giọng bao trùm lên toàn bộ tiểu thuyết Chữ A màu đỏ. Các chất giọng kể chuyện này được phối hợp ở nhiều cấp độ: giữa các đoạn, phần trong truyện, ngay trong một đoạn, thậm chí trong một câu. Với cái nhìn tổng quan, hay là cấp độ giữa các phần trong truyện, điều dễ thấy trong văn Nathaniel Hawthorne là tính chất tự sự khách quan lạnh lùng và chất trữ tình nồng ấm.

Lời văn tự sự của Nathaniel Hawthorne nói chung có tính chất khách quan. Tuy nhiên các nhân vật Arthur Dimmesdale, Hester Prynne được miêu tả như những nhân vật đáng thương: “Nghe lời cầu cứu thảm thiết

43

khác thường ấy, chứng tỏ chị đang gần như phát điên lên vì bị tình thế dồn vào chân tường, chàng mục sư trẻ lập tức bước tới, khuôn mặt tái xanh, tay đè lên chỗ tim đập như thói quen thường lệ mỗi khi anh bị khích động. Lúc này anh có vẻ càng tiều tụy hốc hác hơn hôm anh xuất hiện trong buổi Hester Prynne bị bêu nhục trước công chúng. Và không biết do sức khỏe suy sụp hay do nguyên nhân nào khác, trong đáy sâu đôi mắt to đen man mác phiền muộn của anh chất chứa một nỗi đau đớn khôn tả” [30; tr.179]. Nhưng nhân vật Roger Chillingworth qua giọng văn của Nathaniel Hawthorne lại hiện ra như một kẻ đáng ghét, xấu xa. Nhân vật này có lối xưng hô xách mé, lối giễu cợt ác khẩu, lối chì chiết đay nghiến thậm tệ: “Hình như lão muốn và cố ý ngụy trang cái vẻ đó đi bằng một nụ cười, nhưng nụ cười ấy lại phản thùng lão, nó gượng gạo nhăn nhở trên mặt lão như trò hề khiến cho người ta lại càng thấy rõ tâm địa đen tối của lão hơn” [30; tr.261]. Nathaniel Hawthorne cũng dùng thủ pháp đặc tả, cận cảnh và so sánh – phóng đại để tô đậm, thổi phồng những cái xấu của nhân vật: “Bây giờ thì gã đào bới trong tâm hồn của chàng mục sư khốn khổ, như một người đi tìm vàng, hay nói cho đúng hơn, như một gã đào huyệt moi móc trong một ngôi mộ, hòng tìm một báu vật chôn cùng tử thi, nhưng có thể là cuối cùng chẳng tìm thấy gì ngoài sự chết chóc và rữa nát. Khốn nạn thay cho linh hồn của gã, nếu như điều mà gã cố công tìm kiếm chỉ có vậy mà thôi” [30; tr.201].

Ngôn ngữ người kể chuyện trong Chữ A màu đỏ là một thứ ngôn ngữ phức điệu: đa loại giọng và đa chất giọng. Nó có tác dụng tạo ra ma lực trong việc cuốn hút người đọc. Nó cũng có tác dụng phân tích, mô tả tâm lí nhân vật sâu sắc. Ngôn ngữ văn Nathaniel Hawthorne do đó, là một thứ ngôn ngữ đặc trưng của tiểu thuyết lãng mạn Mỹ thế kỷ XIX.

44

văn chương, nhưng Nathaniel Hawthorne xử lí vấn đề theo một hướng khác. Đó là sử dụng hiệu quả độc thoại và độc thoại nội tâm, lồng ý thức và giọng điệu của nhân vật vào lời trần thuật khách quan của người kể chuyện, tạo dựng những nhân vật với chiều sâu tâm lí, những dằn vặt đau khổ vì “tội” và “lỗi”. Vì vậy mà tâm lí nhân vật trong Chữ A màu đỏ trở nên chân thực và vô cùng sinh động.

Tiu kết

Đối thoại và độc thoại nội tâm về tội lỗi của các nhân vật trong Chữ A

màu đỏ có nhiều cách tân về nội dung và hình thức. Điểm nhìn và người kể

chuyện cũng là một cách tân về nghệ thuật của Nathaniel Hawthorne. Tính chất đa loại giọng và đa chất giọng trong trần thuật và lời nhân vật cũng là những cách tân nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết này.

45

CHƯƠNG 2: NGH THUT TH HIN TÂM LÍ

V S TR THÙ

“Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất của mỹ học hiện thực” (X.M.Pêtơrốp). Trần Đình Sử xác định: “Điển hình là một sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật”, “về bản chất, cái điển hình không phải là cái cá biệt nhưng điển hình nghệ thuật thì phải đồng thời là cái cá biệt”. Muốn xây dựng được một điển hình văn học, nhà văn phải tuân theo nguyên tắc điển hình hóa. Điển hình hóa theo nghĩa rộng là “con đường đưa sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng cao”. Bản chất của điển hình hóa là một phương thức để tạo ra hình tượng nghệ thuật, để xây dựng nhân vật điển hình. Trong nghĩa hẹp, điển hình hóa là “hình thức khái quát hóa đặc trưng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát tính lắp đi lắp lại tương đối ổn định của các hiện tượng tính cách và quá trình cuộc sống cùng loại trong thực tế” [61; tr.24].

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.

Nhân vật trong Chữ A màu đỏ không nhiều, nhưng thực sự Nathaniel Hawthorne đã tạo nên những dấu rất riêng cho mỗi nhân vật với những cá tính, diện mạo riêng vô cùng độc đáo.

46

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne (Trang 39)