Kinh tế tự nhiên

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 65)

Do ở ven sông Bằng, lại có nhiều suối nên vào những lúc nông nhàn, đồng bào còn có nghề đánh bắt cá. Sông Bằng xƣa có nhiều loại cá nhƣ cá chép, trôi,… đặc biệt là loại cá dầm xanh anh vũ thịt thơm và ngọt, có những con nặng tới 3 – 4kg. Công cụ đánh bắt cá chủ yếu là lờ, vó, đó, chài, lƣới, đơm, xâu, câu, ruốc… Mỗi hình thức trên thích hợp với mỗi mùa nƣớc và mỗi loại cá khác nhau. Vó bè thƣờng đƣợc kéo vào ban đêm vào mùa nƣớc cạn, nƣớc chảy ít. Vó con đặt chủ yếu vào mùa lũ, nơi nƣớc quẩn. Chài đƣợc dùng để đánh cá quanh năm nhƣng theo kinh nghiệm của đồng bào thì đánh chài vào lúc chập tối hoặc rạng sáng sẽ đƣợc nhiều cá hơn. Lƣới nổi đƣợc giăng ở sông để đánh cá ăn nổi. Lƣới chìm có nhiều chân chì và ít phao hơn lƣới nổi, dùng đế đánh cá ăn chìm. Đồng bào còn đánh cá bằng hom. Họ thƣờng ngăn suối và đặt hom quanh miệng, ngƣợc dòng nƣớc chảy để cả theo dòng nƣớc tự chui vào hom. Hom đƣợc đan bằng tre, có nắp hình chóp hở để cá vào mà không ra đƣợc. Theo kinh nghiệm của đồng bào địa phƣơng, muốn bắt đƣợc cá dầm xanh anh vũ thì phải đặt lờ ở những chỗ nƣớc chảy xiết. Nguồn cá, tôm, cua … mà nhân dân bắt đƣợc không chỉ đáp ứng nhu cầu của gia đình mà còn đƣợc mang ra chợ bán. Song, công cụ và phƣơng thức đánh bắt hết sức thủ công.

Nà Lữ là một vùng đất ven sông nhƣng cũng có nhiều đồi núi, lại gần dãy núi Liên Sơn (nay là Lam Sơn) nên mỗi khi nông nhàn, ngƣời dân thƣờng vào rừng khai thác lâm thổ sản vừa để đáp ứng nhu cầu gia đình, vừa để bán nhƣ gỗ, mây, song, nứa; hay cây thực phẩm nhƣ măng, rau, hoa quả, củ rừng, nấm; hay

những cây dƣợc liệu nhƣ sa nhân, cam thảo…; hay săn bắn để kiếm nguồn thức ăn đạm nhƣ hƣơu, nai, cầy, cáo, chim rừng… Song, khai thác lâm thổ sản ở Nà Lữ không đóng vai trò trọng yếu trong đời sống kinh tế của cƣ dân nơi đây.

Nhƣ vậy, đồng bào Nà Lữ đã khai thác triệt để điều kiện tự nhiên để bù đắp thêm cho kinh tế nông nghiệp, thiết thực góp phần cải thiện đời sống thƣờng nhật của mình.

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 65)