Trƣớc thế kỷ XVI, thƣơng nghiệp có lẽ đã xuất hiện ở Nà Lữ nhƣng còn rất mờ nhạt. Sự phát triển kinh tế hàng hóa của Nà Lữ chỉ bắt đầu rõ nét khi nhà Mạc đóng đô ở đây. Ngay từ đầu thế kỷ XVI, nhà Mạc đã có những chính sách tích cực phát triển kinh tế, nhất là ngoại thƣơng. Hình ảnh thƣơng nhân, công
nghệ, thƣơng nghiệp … xuất hiện phổ biến trong các tƣ liệu đƣơng thời, “từ đấy
người đi buôn bán và người đi đường đều đi tay không”, “các nghề công nghệ và buôn bán đều phát triển” [27, tr.342]. Chính sách đó đƣợc nhà Mạc tiếp tục đẩy mạnh khi định đô ở Cao Bằng, nhất là việc buôn bán với Trung Quốc. Nà Lữ từ một xã thuần nông đƣợc phát triển thành phƣờng, ít nhiều mang tính chất công thƣơng nghiệp. Thành Nà Lữ vừa mang tính chất kinh thành, vừa mang tính chất quân thành và yếu tố thị thành dần dần xuất hiện. Hơn nữa, sông Bằng – tuyến giao thông đƣờng thủy mang tính huyết mạch của Cao Bằng đi qua địa phận của Nà Lữ với chiều dài gần 3km, đã tạo điều kiện thuận lợi để vùng đất này phát triển việc buôn bán với các vùng trong tỉnh, với Trung Quốc và với đồng bằng Bắc Bộ.
Dƣới thời nhà Mạc, vào khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, ngay cửa nam thành Nà Lữ đã hình thành một khu chợ lớn, ngày nay là cánh đồng bằng phẳng mang tên Đầu Chợ. Tuy dấu tích không còn nhƣng thông qua địa danh chúng ta có thể khẳng định ở đây đã từng tồn tại chợ buôn bán. Nhân dân trong vùng có thể đến chợ này bằng hai con đƣờng: một là đi đƣờng thủy theo sông Bằng; hai là đi xe ngựa theo con đƣờng nối từ thành chạy dọc địa phận của phƣờng sang Thái Nguyên. Cách cánh đồng Đầu Chợ không xa có địa danh Ao Xe, tƣơng truyền là nơi đỗ xe ngựa và là nơi cập bến của thuyền bè đến buôn bán
ở chợ này. Hiện nay tƣ liệu về khu chợ rất hiếm nên chúng tôi chƣa thể tái hiện đƣợc hoạt động của nó. Song, với chính sách phát triển thƣơng nghiệp của nhà Mạc, chúng ta có thể chắc chắn rằng, hoạt động buôn bán ở đây sẽ rất tấp nập, không chỉ có ngƣời dân bản địa mà còn có sự tham gia của thƣơng nhân ngƣời Hoa bên kia biên giới. Sau đó, nhà Mạc mở rộng kinh đô sang Cao Bình (ở bên kia sông) và mở chợ mới gọi là Háng Mứ (chợ mới), sau này chuyển sâu vào trong gọi là Háng Shéng (chợ thành). Phố Cao Bình có thuận lợi hơn phƣờng Nà Lữ về giao thông, bởi thƣơng nhân ngƣời Hoa, hoặc ngƣời bản địa buôn hàng từ biên giới về kinh thành có thể đi bằng cả đƣờng bộ và đƣờng thủy một cách nhanh chóng, thuận tiện. Muốn sang Nà Lữ, họ phải đi thuyền theo sông Bằng, nếu theo đƣờng bộ thì phải đi đƣờng vòng rất xa, hoặc đến Cao Bình rồi đi đò sang. Trong khi đó, việc buôn bán theo đƣờng thủy không phải lúc nào cũng thuận lợi vì những con sông “sẽ bị cạn nƣớc vào mùa đông và lòng sông luôn ẩn chứa những ghềnh đá nguy hiểm vào mùa hè” [135, tr.181]. Do vậy, sau khi kinh thành của nhà Mạc đƣợc mở rộng sang phố Cao Bình, chợ Nà Lữ dần bị thu hẹp. Năm 1667, Mạc thất bại, nhà Lê – Trịnh tiếp quản Cao Bằng, tiếp tục duy trì sự phát triển thƣơng nghiệp. Hoạt động buôn bán với Trung Quốc không còn đƣợc phát triển nhƣ trƣớc bởi lúc này chính quyền còn đang tập trung cho cuộc nội chiến Đàng Trong – Đàng Ngoài, không có những chính sách tích cực để phát triển thƣơng nghiệp vùng biên viễn. Tại Nà Lữ, nhà Lê – Trịnh đặt một sở tuần ty thu thuế, sau đó đến tháng 10 năm 1726, để giảm nhẹ thuế khóa, nhất là về thƣơng nghiệp, chúa Trịnh đã cho triệt bỏ tuần ty này cùng tuần ty Án Lại, Khê Lực [42, tr.124]. Sự kiện này cho thấy, Nà Lữ từng là nơi có hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập và cũng là nút giao thông quan trọng trong tuyến đƣờng buôn bán giữa các vùng trong trấn Cao Bằng với nhau và với các vùng khác nhƣ đồng bằng Bắc Bộ, Trung Quốc.
Đến thế kỷ XIX, hoạt động buôn bán trong vùng Cao Bằng với nhau và với Trung Quốc rất phát triển. Hệ thống chợ mang tính liên vùng đã hình thành ở hầu hết các châu. Nhìn vào bản đồ hệ thống các chợ trƣớc thế kỷ XIX mà chúng tôi sơ bộ khảo sát thông qua một số tài liệu địa danh, địa chí dƣới triều Nguyễn, chúng ta thấy Nà Lữ nằm trên con đƣờng giao lƣu buôn bán huyết mạch của các
thƣơng nhân từ châu Thạch Lâm (Cao Bằng)6
sang Long Châu (Trung Quốc) với
6 Châu Thạch Lâm thời Gia Long bao gồm huyện Hòa An, Thị xã Cao Bằng, Thạch An, Nguyên Bình, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, và một phần Quảng Uyên, Phục Hòa hiện nay. Đến thời Minh Mệnh, huyện Thạch Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, và một phần Quảng Uyên, Phục Hòa hiện nay. Đến thời Minh Mệnh, huyện Thạch Lâm bao gồm địa phận của huyện Hòa An, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh và một phần Nguyên Bình.
mạng lƣới chợ dày đặc. Ở châu Thạch Lâm, chợ họp theo phiên, cứ 5 ngày một phiên: “Háng Cáp táp Háng Lủng Háng Lủng vủng lồng Háng Séng Háng Séng téng Nà Giàng Nà Giàng khoang Háng Bó Háng Bó mà tó Háng Cáp” (Dịch là: Nƣớc Hai tiếp đến Nặm Nhũng Nặm Nhũng vùng xuống Cao Bình Cao Bình đón Nà Giàng Nà Giàng ngang Mỏ Sắt Mỏ Sắt trở về Nƣớc Hai)
Theo đó, chợ Nà Giàng họp ngày 1, ngày 6; chợ Mỏ Sắt họp ngày 2, ngày 7; chợ Nƣớc Hai họp ngày 3, ngày 8; chợ Nặm Nhũng họp ngày 4, ngày 9; chợ Cao Bình họp ngày 5 ngày 10. Các chợ này cách nhau khoảng hơn 10km và cứ lần lƣợt nhƣ vậy, trong cả tháng tạo thành một vòng khép kín, ngƣời dân luôn có điều kiện tham dự vào hoạt động trao đổi hàng hóa. Họ đến chợ không chỉ để mua bán mà còn để giao lƣu văn hóa, mở rộng mối quan hệ và sự hiểu biết của mình.
Hệ thống chợ ở Cao Bằng còn là nơi buôn bán mang tính quốc tế với Trung Quốc. Trong tổng số 23 phố đƣợc thống kê ở Cao Bằng vào thời Đồng Khánh thì châu Thạch Lâm chiếm tới 13 phố (chiếm 56,5%). Điều này chứng tỏ hoạt động trao đổi hàng hóa bằng đƣờng bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc rất phát triển và đƣợc thực hiện thông qua tuyến biên giới đông bắc, trong đó Thạch Lâm là một trọng điểm. Trong các phố chợ này, cƣ dân chủ yếu là ngƣời Hoa ở Trung Quốc sang và ngƣời Kinh ở dƣới xuôi lên buôn bán. Ví dụ ở thị trấn Nƣớc Hai hiện nay, cƣ dân chủ yếu là ngƣời Tày gốc Kinh từ Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định …và ngƣời gốc Hoa. Họ tập trung buôn bán và sinh sống ở đây từ sớm nên hồi đầu thế kỷ XIX đã hình thành chợ ấp tứ chiếng Nƣớc Hai (Nƣớc Hai tứ chiếng ấp thị) [112, tr.95]. Hoặc phố Lƣơng Mã đầu thế kỷ XIX, “hai bên phố đều là nhà cửa ngƣời Hoa rất trù mật … đầu phố có chợ, vài ngày một phiên, ngƣời Kinh, Thổ, Hoa, Nùng tụ tập buôn bán đông đúc” [26, tr.500]. Ngƣời dân Cao Bằng bán các sản phẩm nông nghiệp nhƣ gạo, trâu, bò, ngựa, gà, vịt, các sản
phẩm thủ công…. và mua về những đồ dùng thiết yếu nhƣ đồ phục vụ cúng tế, lễ hội,… Điều này thể hiện rõ qua bài hát đồng dao của trẻ em Tày:
“Lông lừa khai lảo Khai áp cháo Lồng Chu Khai mu Quý Rỉn
Khai pỉn Nà Giàng
Khai mác vàng Háng Bó”
Dịch là: Xuống thuyền đi chợ bán thuốc lá
Bán áp chao chợ Long Châu Bán lợn ở Quế Lâm
Bán bún chợ Nà Giàng
Bán bƣởi Háng Bó [12, tr.58]
Các chợ này thu hút rất đông ngƣời. Đầu thế kỷ XX, một sĩ quan ngƣời Pháp đã thống kê số ngƣời đến chợ trong khu vực Thạch Lâm nhƣ sau: chợ Nƣớc Hai có 500 ngƣời, chợ Cao Bình là 800, chợ Nặm Nhũng là 1200, chợ Mỏ Sắt là 400, chợ Trung Thảng là 400, chợ Tĩnh Oa là 200, chợ Nà Giàng là 200 [135, tr.182]. Những con số này xác nhận sự phát triển của thƣơng nghiệp ở châu Thạch Lâm thế kỷ XIX, trong đó có sự tham gia của ngƣời dân Nà Lữ. Tuy chợ Nà Lữ không còn, nhƣng ngƣời dân Nà Lữ vẫn tham gia vào hoạt động trao đổi hàng hóa ở các chợ trong vùng nhƣ Cao Bình, Nƣớc Hai, Nà Giàng, Lƣơng Mã, Mục Mã … thậm chí sang cả các chợ bên Trung Quốc. Song, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, yếu tố “thị” ở phƣờng Nà Lữ đã từng bƣớc phai nhạt. Theo địa bạ phƣờng Nà Lữ tại hai thời điểm Gia Long (1805) và Minh Mệnh (1840), số chủ phụ canh thời Gia Long chiếm 51,52%, đến Minh Mệnh chỉ còn 22,9%. Chủ phụ canh giảm đồng nghĩa với việc quan hệ mua bán ruộng đất giảm, cƣ dân bản địa không làm nghề khác (thủ công nghiệp, buôn bán…) mà gắn chặt với đồng ruộng. Điều đó cho thấy phƣờng Nà Lữ bắt đầu nông thôn hóa trở lại. Đến thời Đồng Khánh, cƣ dân hoàn toàn sản xuất nông nghiệp thuần túy, Nà Lữ chuyển thành đơn vị hành chính xã.
3.5. Tô thuế
Tô thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của chính quyền. Vì thế, bất cứ triều đại nào khi đƣợc thành lập đều đƣa ra chế độ thuế khóa nhằm phục vụ lợi ích của mình. Trƣớc thế kỷ XVII, hầu hết các triều đại đều không thu thuế ở vùng dân
tộc thiểu số mà chủ yếu là thông qua cống nạp sản vật địa phƣơng để tỏ sự thần phục. Vào cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc xây dựng chính quyền cát cứ ở Cao Bằng, không có tài liệu nào nói về chính sách cống nạp hay thế khóa của vƣơng triều này. Nhƣng chúng ta có thể đoán định rằng, lúc đầu thuế khóa của nhà Mạc có thể không quá nặng nề, không gây bất bình lớn trong đời sống nhân dân. Nhƣng càng về sau, để đảm bảo vật lực và nhân lực cho cuộc chiến tranh lâu dài với triều đình Lê – Trịnh, nhà Mạc đã tiến bóc lột nhân dân nặng nề, đẩy họ vào
cảnh đói nghèo, phiêu tán khắp nơi. Điều đó đƣợc phản ánh trong Tam nguyên
luận của Bế Văn Phụng thời bấy giờ:
“Một phần dân bỏ bản bỏ mƣờng Một phần bỏ cửa nhà ly tán
Một phần phải chạy giặc xót thƣơng
Bỏ nông tang ruộng vƣờn thời vụ” [81, tr.226]
Đến thời Lê – Trịnh, nhà nƣớc tiến hành thu thuế vùng dân tộc thông qua các tù trƣởng địa phƣơng. Năm 1694, triều đình cho lập sổ tu tri, yêu cầu “bốn mặt địa phận ở các xã, phàm núi, sông, khe, cừ, ruộng đất, chùa, miếu, chợ, bến đò, đƣờng sá, hết thảy đều biên vào sổ” [78, tr.371]. Dựa vào sổ tu tri, năm 1723, triều đình quy định thuế khóa và lực dịch. Theo đó “ruộng hai mùa thì nộp hai phần ba bằng thóc; ruộng một mùa thì nộp một phần ba bằng thóc. Các ruộng tƣ cũng tùy theo từng ruộng mà liệu châm chƣớc: ruộng hai mùa, mỗi mẫu 3 tiền; ruộng một mùa, mỗi mẫu 2 tiền…” [43, tr.64]. Về bãi dâu, chia làm hai bậc: nửa là dâu, chuẩn cho mỗi mẫu phải ra thuế 1 quan 2 tiền; nửa là trồng màu, mỗi mẫu đóng thuế 6 tiền. Bãi nào có trồng dâu mới phải nộp thuế bằng tơ; bãi nào không trồng dâu, cho phép nộp thay bằng tiền”. Về thuế đinh, mỗi suất phải đóng 1 quan 2 tiền. Tiền điệu dùng vào các tạp dịch hằng năm, mỗi suất đinh phải đóng 6 tiền [43, tr.64-65]. Về thuế chợ và đò ngang thì tha cho tất cả. “Dân ở địa phận các chợ không đƣợc đòi riêng tiền cửa hàng của ngƣời buôn ngồi. Các đò ngang của các bến sông, cho phép dân sở tại sửa sang chỉnh đốn thuyền bè để chở hành khách: sông nhỏ lấy mỗi ngƣời 1 đồng (văn); sông vừa, 2 đồng; sông to, 3 đồng; không đƣợc lấy quá lạm” [43, tr.67]. Chỉ riêng ở trấn Cao Bằng, triều đình đã lập 4 sở tuần ty ở bốn góc trấn và một số tuần ty bên ngoài để đánh thuế. Triều đình còn đánh thuế trâu bò, bắt dân lao dịch ở trấn sở và hằng năm phải nộp 66 gánh hoa quả, 57 tấm vải hoa. Tình hình “phu dịch phiền nhiễu nặng nề”, “nhân dân khốn khổ quá” nên năm 1726, chúa Trịnh bèn ra lệnh “giảm bớt các tuần ty (trong
bốn ty ở bốn góc trấn Cao Bằng) chỉ để tuần Bá, còn ba tuần Nà Lữ, Án Lại và Khê Lực đều triệt bỏ. Vẫn để tuần ty Thiêu Trăn, lại cũng triệt bỏ tuần ty Thẩm Toán”; miễn tiền thuế đánh vào trâu bò và lệ cống nộp hoa quả. Về vải hoa làm màn trƣớng thì hằng năm chỉ nộp ở trấn quan 20 sải, còn 37 sải thì nộp thay bằng tiền, mỗi sải 8 quan sử tiền [43, tr.124- 125]. Từ đó, dân ở bốn châu (Thạch Lâm, Hạ Lang, Thƣợng Lang, Trùng Khánh thuộc Cao Bằng) mới đƣợc yên nghỉ và hồi sức lại. Điều đó cho thấy, nhân dân Nà Lữ nói riêng và nhân dân Cao Bằng nói chung đã phải chịu chính sách thuế khóa nặng nề, cuộc sống khổ cực.
Năm 1739, chính quyền Lê – Trịnh bàn luận thi hành sáu điều để xử trí phiên trấn ngoài biên giới. Theo đó, trấn Cao Bằng cùng các trấn biên giới “Các sở tuần ty thiện tiện đặt chi nhánh để thu thuế ngƣời buôn bán một cách ngang trái, cần phải nghiêm cấm để tỏ rõ lòng khoan hồng đối với lái buôn. Các trấn bị điêu tàn, nên tha cho những thuế còn thiếu để yên ủi dân ngoài biên giới” [78, tr.504].
Đầu thế kỷ XIX, Gia Long thống nhất đất nƣớc, thiết lập bộ máy cai trị từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Năm 1805, vua tiến hành lập sổ địa bạ ở Nà Lữ làm cơ sở để đánh thuế ruộng đất công tƣ, thể hiện quyền lực là ngƣời sở hữu tối cao đối với ruộng đất và nhân dân. Năm 1803, Gia Long quy định thuế ruộng đối với vùng Cao Bằng nhƣ sau: “ruộng công mỗi mẫu hạng hai nộp 42 bát, hạng ba 25 bát; ruộng tƣ mỗi mẫu hạng hai nộp 15 bát, hạng ba 10 bát; tiền thập vật, ruộng công 1 tiền, ruộng tƣ 30 đồng; tiền khoán làm kho, mỗi mẫu 10 đồng; đất công mỗi mẫu nộp 3 tiền, tiền lúa cánh 30 đồng, đất tƣ mỗi mẫu nộp 1 tiền, tiền lúa cánh 30 đồng” [74, tr.43].
Năm 1840, Minh Mệnh lên ngôi, sai làm sổ đinh, điền ở Nà Lữ. Trên cơ sở đó, Minh Mệnh quy định lại thuế điền và thuế đinh ở đây:
TT Loại ruộng Ruộng công Ruộng tƣ
1 Tiền thập vật 1 tiền 30 đồng /1mẫu 1 tiền 3 đồng / 1 mẫu
2 Nhị đẳng 84 bát / 1 mẫu 30 bát / 1 mẫu
Với thuế đất công: mỗi mẫu thuế 6 tiền, tiền gạo 1 tiền; đất tƣ: đất làm nhà, ao vƣờn mỗi mẫu 1 tiền, thuế 2 tiền. Đinh tráng nộp mỗi ngƣời 1 quan 2 tiền thuế thân, tiền đầu quan 1 tiền, dân binh già cả nộp một nửa [72, tr.544].
Tiểu kết
Vấn đề ruộng đất ở Nà Lữ trƣớc thế kỷ XIX hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến trong các thƣ tịch cổ, cũng nhƣ không còn dấu tích tại địa phƣơng. Vì vậy, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hồi cố, tìm hiểu chế độ Quằng còn tồn tại ở một số địa phƣơng hồi đầu thế kỷ XX, từ đó nhìn về Nà Lữ, phân tích và chỉ ra những yếu tố hợp lý về tình hình ruộng đất ở đây trƣớc thế kỷ XIX.
Sang nửa đầu thế kỷ XIX, chúng tôi dựa vào địa bạ đƣợc thiết lập dƣới triều Nguyễn tại hai thời điểm là Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) để phân tích tình hình ruộng đất ở Nà Lữ. Theo đó, tƣ điền của Nà Lữ chiếm tới hơn 99%. Quá trình tƣ hữu hóa ở Nà Lữ có lẽ diễn ra từ cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc đẩy mạnh chính sách khai hoang và phát triển nền kinh tế hàng hóa. Tƣ hữu phát triển nảy sinh trên hai cơ sở chủ yếu, một mặt là tƣ hữu hóa trên cơ sở ruộng đất mang danh nghĩa ruộng công của bản mƣờng trƣớc đó; một mặt là do ở miền