Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 89)

Đồng bào tin ở thuyết “vạn vật hữu linh”, cho rằng mọi hiện tƣợng trong tự nhiên và xã hội đều có linh hồn. Chúng đƣợc chia thành hai loại là phúc thần và hung thần. Phúc thần là những vị thần tốt, luôn phù hộ, che chở cho con ngƣời nhƣ ma tổ tiên, thổ thần, ma mụ, ma bếp,… Hung thần là những loại ma xấu, thƣờng gây hại cho con ngƣời nhƣ ma thuồng luồng, ma rừng, ma lang thang…

4.2.4.1. Tín ngưỡng

- Tục thờ cúng trong gia đình, dòng họ

Tiêu biểu nhất trong tín ngƣỡng, tôn giáo của cƣ dân phƣờng Nà Lữ là thờ tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng các gia tộc ở giai đoạn phát triển của thị tộc. Việc thờ cúng tổ tiên đƣợc hệ tƣ tƣởng Khổng giáo củng cố thêm, trên cơ sở đó, tăng cƣờng chế độ tông tộc gia trƣởng phụ quyền. Việc thờ cúng tổ tiên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ, vừa khẳng định và củng cố nền tƣ hữu. Theo quan niệm của đồng bào, những ngƣời tính theo trực hệ kể từ bố mẹ, ông bà trở về trƣớc, sau khi chết ba năm đƣợc quy tổ và theo đó việc thờ cúng đƣợc họ chuyển từ bàn thờ bài vị lên bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ bài vị thƣờng đƣợc đặt bên cạnh và thấp hơn bàn thờ tổ tiên. Bất cứ gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên, đặt ở trên gác, trong khoảng hai cột cái gian giữa, là chỗ tôn nghiêm nhất trong ngôi nhà của họ. Bàn thờ thƣờng đƣợc làm bằng gỗ, đôi khi chỉ là những thanh tre đan lại với nhau và bao giờ cũng đƣợc trang trí thêm những câu đối đỏ có nội dung chúc thọ hoặc mừng xuân, mừng nhà mới,... Khi vào nhà, chỉ cần nhìn lên bàn thờ, ngƣời ta có thể biết gia chủ thuộc họ nào. Trên bàn thờ thƣờng đặt ba bát hƣơng. Trong các ngày mùng 1 hoặc ngày Rằm, dịp lễ tết, hay có việc quan trọng, ngƣời ta đều thắp hƣơng để tƣởng nhớ và cầu mong tổ tiên che chở, phù hộ cho họ có cuộc sống yên vui, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Sinh hoạt dòng họ ở Nà Lữ không thƣờng xuyên và đều đặn nhƣ ở miền xuôi. Một năm, mọi ngƣời trong họ chỉ gặp nhau một lần vào dịp Tết mồng 3 tháng 3 để đi tảo mộ và cùng ăn một bữa cơm. Họ coi đó là ngày giỗ họ của mình. Vì thế, trong nhà trƣởng họ bao giờ cũng có bàn thờ họ. Bàn thờ họ đƣợc ghép với bàn thờ tổ tiên của gia đình.

Mỗi xóm bản đều có hoạt động thờ cúng riêng là cúng thần bản và thổ địa. Phƣờng Nà Lữ có một vị thần đƣợc thờ chung là vua Lê Thái Tổ, đóng vai trò nhƣ thành hoàng để che chở, phù hộ cho dân bản làm ăn, sinh sống. Đền vua Lê đƣợc lập vào năm 1430, khi vua Lê Thái Tổ đem quân lên đánh Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. Vua cho dựng sinh từ của mình ở trong thành Nà Lữ, đồng thời để lại “một tấm áo bào, một thanh bảo kiếm sắc” cho nhân dân thờ phụng [99, tr.118]. Khi nhà Mạc lên, xây dựng cung điện trong thành Nà Lữ, đền Vua Lê gần nhƣ bị bỏ hoang. Năm 1682, sau khi tiêu diệt xong nhà Mạc, đốc trấn Cao Bằng là Lê Hải đã xin vua Lê Hy Tông cho khôi phục lại đền này. Vua Lê Hy Tông đã ban cho “áo bào và kiếm báu nhƣ cũ, lại thờ cả Lê Tuân, Lê Tải” [99, tr.118]. Đền Vua Lê đƣợc dựng trên một gò đất cao nhất trong thành Nà Lữ là gò Long (gò con Rồng). Đền đƣợc xây theo hình chữ Tam, cửa quay về hƣớng Đông Nam, nhìn ra sông Bằng.

Năm 1803, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho sửa sang và chăm lo việc thờ cúng các đền miếu của nhà Lê, trong đó có miếu Lê Thái Tổ (đền Vua Lê) ở phƣờng Nà Lữ. Theo đó, triều đình cho lấy 56 ngƣời dân của phƣờng Nà Lữ sung vào làm phục dịch cho đền [68, tr.574]. Sản phẩm hoa lợi do họ làm ra sẽ đƣợc nộp cho đền để lo việc cúng tế hàng năm cũng nhƣ việc tổ chức lễ hội.

Hàng tháng, cứ vào ngày rằm, mùng một, các mục lão thƣờng lên đền thắp hƣơng. Khi gia đình có việc quan trọng nhƣ cƣới xin, ma chay … họ đều có mâm cơm đến thắp hƣơng ở đền vừa để trình báo, vừa để cầu mong sự phù hộ. Đêm Giao thừa, gia đình nào cũng chọn con gà béo tốt nhất, sắp lễ lên thắp hƣơng ở đền mong cho một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Vào dịp Tết Nguyên Đán, hội đồng mục lão phải cử ngƣời trực và thực hiện tế lễ từ đêm 30 đến hết mùng 3 Tết. Đền Vua Lê là nơi linh thiêng nên đồng bào có những kiêng kỵ nhất định nhƣ: khi đi ngang qua đền ai cũng phải xuống ngựa, bỏ nón, không đƣợc nhìn vào; không đƣợc đƣa ma qua cửa đền,...

Lễ hội đền Vua Lê đƣợc tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng đến dự. Hội đền thƣờng do các hội mục lão của phƣờng tổ chức, chủ yếu là do bộ tế gồm 4 ngƣời: một tán xƣớng, một đài bái, hai bồi tế. Những ngƣời đến tham dự không chỉ đƣợc tham gia dâng hƣơng, tế lễ mà còn đƣợc tham gia vào những trò chơi nhƣ cờ ngƣời, đánh đáo,… nhƣng không có hát then, hát lƣợn, hát sli. Trong ngày này, tất cả đinh nam của phƣờng Nà Lữ đƣợc ăn một bữa cơm tại đền, lấy từ hoa lợi của ruộng đền.

Đồng bào còn có tục thờ hậu thần. Theo bia đền Vua Lê đƣợc lập năm 1813, phƣờng Nà Lữ lập vợ chồng Hoàng Trung Cần lầm hậu thần. Lệ cúng đƣợc quy định là: “Hoàng công sinh ngày mồng một tháng 11, lễ dùng 1 đầu lợn, 1 con gà, 1 mâm xôi, 1 hũ rƣợu, 1 hộp trầu cau; Giỗ ngày 18 tháng 9, lễ dùng 1 con lợn, 1 mâm xôi, 1 vò rƣợu, 1 hộp trầu cau, 1000 tiền vàng. Vợ họ Nguyễn, sinh ngày 19 tháng Giêng, lễ dùng 1 đầu lợn, 1 con gà, 1 mâm xôi, 1 hũ rƣợu, 1 hộp trầu cau; Ngày giỗ lễ dùng 1 con lợn, 1 mâm xôi, 1 vò rƣợu, 1000 tiền vàng, 1 hộp trầu cau” [11].

Ở mỗi xóm làng lại có một vị thần riêng để che chở, phù hộ là thần Thổ địa. Đồng bào Nà Lữ không thờ Thổ công trong nhà nhƣ ngƣời Kinh mà thờ chung theo làng bản giống nhƣ ngƣời Tày. Ở mỗi bản làng, dù chỉ có hai ba gia đình, ngƣời ta cũng lập miếu thờ Thổ thần. Miếu thƣờng là túp lều nhỏ dựng ở đầu bản, trong có một bát hƣơng. Vào các dịp Tết, ngày mồng Một, ngày Rằm hàng tháng cũng nhƣ khi trong nhà có ngƣời sinh, cƣới xin, có ngƣời ốm đau hay mất… ngƣời ta thƣờng mang lễ vật ra miếu và thắp hƣơng để cầu khấn Thổ thần phù hộ, che chở.

4.2.4.2. Ảnh hưởng của tôn giáo ngoại nhập

Trƣớc khi có sự xuất hiện của ngƣời Kinh, tôn giáo ngoại nhập có lẽ ít ảnh hƣởng tới cƣ dân Nà Lữ. Bắt đầu từ thế kỷ XV, cùng với chính sách cai trị của nhà Minh và sự có mặt của ngƣời Kinh từ đồng bằng lên, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo bắt đầu có sự ảnh hƣởng tới cƣ dân vùng này. Đặc biệt, từ thế kỷ XVII, cƣ dân Nà Lữ chủ yếu là ngƣời Kinh từ dƣới xuôi lên với nhiều thành phần khác nhau, trong đó có quan lại, thầy cúng,… Họ là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hƣởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Ba đạo này đã có sự dung hợp với nhau trên cơ sở Đạo giáo, mà giới khoa học gọi là Tam giáo. Theo

Trung Quốc tư tưởng thông sử, Tam giáo là kết quả của sự cải tạo Đạo giáo ở Trung Quốc vào thời Ngụy – Tấn – Nam Bắc triều, rõ nét nhất là vào thời Đƣờng (618 - 960) và thời Tống (960 - 1279). Nội dung của Tam giáo là dựa vào Nho giáo và Phật giáo, còn nghi thức nặng về thể thức cúng bái của Đạo giáo. Tam giáo đã lấy thuyết thần tiên, thuật dƣỡng sinh làm “nội”, thuyết ứng xử của Nho gia làm “ngoại” và cho rằng quan niệm trung, hiếu, nhân, trí, tín, nghĩa của Nho gia là cái gốc để đạo sĩ tu luyện thành tiên. Đồng thời, nó tiếp nhận một số nghi lễ của Phật giáo, xây dựng nghi thức “trai giới” của Đạo giáo [107, tr.83].

Trong hệ thống thần của Tam giáo có Ngọc Hoàng đứng đầu; dƣới có Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thƣợng Lão

Quân), Phật Bà Quan Âm, Khổng Tử; dƣới nữa là các thiên tôn Ngọc Thanh – Thƣợng Thanh – Thái Thanh; sau đó là một số nhân vật lịch sử, nhân vật huyền thoại và nhiều thần địa phƣơng, thần của nhiều tộc ngƣời mà nó truyền bá tới [111, tr.236]. Tam giáo cho rằng, thế giới có ba tầng trời – đất – nƣớc, ứng với thiên đƣờng do Ngọc Hoàng đứng đầu, địa ngục do Diêm Vƣơng đứng đầu, thủy phủ do Long Vƣơng đứng đầu. Trong các lễ cúng trừ tà ma, các thầy cúng ngƣời Tày – Nùng thƣờng cầu viện đến 8 vị nữ thần và 7 vị tiên mà họ cho là có nhiều phép màu nhiệm, nhiều thiên binh thiên tƣớng.

Cƣ dân Nà Lữ cho rằng, thầy cúng là quan lại của Ngọc Hoàng, sống ở trần gian nhƣng làm quan ở bên kia thế giới, tức là giữ việc cúng bái, là mối dây liên hệ giữa ngƣời trần với thế giới thần tiên, truyền đạt ý nguyện của con ngƣời đến với các vị thần. Những ngƣời làm nghề cúng bái chuyên nghiệp ở Nà Lữ có nhiều cấp bậc khác nhau là Tào, Mo, Then.

Tào là thầy cúng cao nhất, thƣờng biết nhiều chữ Hán để đọc các sách cúng, kinh kệ, sớ tấu khi hành lễ. Họ thƣờng đƣợc các gia đình mời chủ trì đám ma, xem bói, coi tƣớng số, chữa bệnh, xem đất, chọn ngày cƣới xin,… Thầy Tào còn có nhiệm vụ cấp ấn tín, cấp sắc cho các Mo, Then trƣớc khi hành nghề.

Mo còn gọi là pháp sƣ làm nhiệm vụ bói toán, cúng chữa bệnh, kỳ yên giải hạn… và cũng tham gia cúng tế trong đám tang với thầy Tào.

Then (Pựt) có nhiệm vụ chính là cúng bái để chữa bệnh. Các gia đình còn mời Then về nhà làm lễ khi muốn cầu yên giải hạn vào đầu năm mới, chúc thọ, lên nhà mới, làm đầy tháng cho trẻ nhỏ, lễ chuộc hồn ngƣời chết lên cõi tiên… Khi hành lễ, Then thƣờng hát xƣớng lời dân ca nghi lễ theo kiểu ứng khẩu thành thơ và sử dụng đàn tính. Đây chính là Then trong cung đình nhà Mạc đã bị dân gian hóa.

Tào, Mo, Then là những ngƣời trung gian giữa ngƣời và thần, giúp con ngƣời truyền đạt ý muốn của mình tới thế giới của thần linh. Vì thế, họ đƣợc cƣ dân địa phƣơng rất kính trọng dù không giữ chức vụ gì trong bộ máy thống trị. Đôi khi, họ còn giúp bộ máy thống trị thực hiện chức năng cai trị và bóc lột tốt hơn, dễ dàng hơn.

Những yếu tố duy tâm nhất của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đƣợc khai thác triệt để, kết hợp với các yếu tố thần linh, ma thuật của tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo sơ khai tạo thành Tam giáo. Dù Tam giáo ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sống tâm linh của ngƣời dân Nà Lữ nhƣng không bao giờ chiếm địa vị thống trị. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng nhất.

4.2.5. Văn học

4.2.5.1. Ngôn ngữ và chữ viết

Ngay từ thế kỷ XI, bên cạnh tộc ngƣời Tày, ở Nà Lữ đã bắt đầu xuất hiện ngƣời Kinh nhƣng không phổ biến. Đến thế kỷ XV, cùng với việc Lê Thái Tổ đem quan lên đánh Bế Khắc Thiệu, số lƣợng ngƣời Kinh ở đây đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XVI, vua tôi nhà Mạc kéo nhau chạy lên Cao Bằng, sinh sống chủ yếu ở Nà Lữ và Cao Bình. Dân cƣ ở Nà Lữ lúc này chủ yếu là tầng lớp vua quan, binh lính ngƣời Kinh sống cộng cƣ với một bộ phận cƣ dân Tày địa phƣơng. Sau đó, khi triều Lê – Trịnh giành thắng lợi, nhiều quan lại nhà Mạc đã thay tên đổi họ, hòa nhập với cộng đồng địa phƣơng, dần bị Tày hóa. Tiếp theo đó là bộ phận binh lính Lê – Trịnh, rồi các quan chức ngƣời Kinh đƣợc bổ lên vào đầu triều Nguyễn cũng bị Tày hóa, họ lấy vợ Tày, sống theo phong cách ngƣời Tày và dùng song ngữ Tày - Việt. Hiện tƣợng pha tiếng Kinh - Tày theo kiểu “Keo bố đo, au Tày mả pấu” (Kinh không đủ, lấy Tày mà bù) và sử dụng phƣơng ngữ ở vùng xuôi còn khá phổ biến ở vùng Nà Lữ. Dân cƣ quanh vùng

vẫn quen gọi là “Keo pha Nà Lữ”. Những dòng họ đƣợc coi là ngƣời Tày gốc

hầu nhƣ không còn, hoàn toàn là “Kinh già hóa Thổ”. Cƣ dân Nà Lữ chủ yếu gốc ở Nam Định và Thanh Hóa theo Lê - Trịnh lên dẹp Mạc (thế kỷ XVII) rồi ở lại. Họ nói “tr” thành “t”, dấu “ngã” thành dấu “nặng” và dùng tiếng Tày thêm vào

câu tiếng Việt. Ví dụ nhƣ nói “rau cũ” thành “rau cụ”, “cái mũ” thành “cái mụ”;

mày dắt con trâu trắng xuống bến cho tao” thành “Mày d’ắt con tâu tắng xuống soóc cho tao” (soóc (Tày) = bến (Việt)); hay “Mày cuốn nói thôi!” (tức là mày nói

bừa thôi). Họ thƣờng nói nối và dùng từ Việt cổ. Ví dụ “Khi trời mưa, nước sông

lên nhiều”, họ nói thành “Khi tời mưa nước cả” (từ “cả” ở đây là từ Việt cổ có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghĩa là to, lớn). Theo GS. Trần Quốc Vƣợng, dân Nà Lữ “nay đã là người Tày

nhưng vẫn dùng khá nhiều từ Việt cổ” [34, tr. 59].

Khi đóng đô ở Nà Lữ, nhà Mạc đã từng bƣớc thâm nhập vào cộng đồng ngƣời Tày ở địa phƣơng, ra sức mở mang Nho học, đào tạo nhân tài địa phƣơng để củng cố thế lực nhằm chống lại nhà Lê – Trịnh. Nhiều nhân tài ngƣời Tày địa phƣơng tham gia thi cử, đỗ đạt và làm quan cho nhà Mạc. Xuất phát từ nhu cầu cai trị, truyền bá tri thức cho nhân dân bản địa mà chữ Nôm Tày ra đời. Tƣơng truyền Bế Văn Phụng, một trí thức Tày ở Hòa An đƣợc nhà Mạc phong làm Tƣ Thiên Quản Nhạc, phụ trách về nghi lễ trong triều đình. Ông đã sáng tác rất

nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm Tày nhƣ Tam nguyên luận, Giáo nam giáo nữ,

lại tác phẩm Lượn Tứ quý slip sloong bươn bằng chữ Nôm Tày, nổi tiếng nhuần nhị ý thơ. Nhƣ vậy, chữ Nôm – Tày ra đời muộn nhất là vào cuối thế kỷ XVI. Song, chữ Nôm Tày mà hai ông viết rất hoàn chỉnh, không khác gì so với chữ Nôm Tày của thế kỷ XVIII – XIX. Do đó, chữ Nôm Tày có thể có từ thế kỷ XV, khi nhà Lê đẩy mạnh chính sách phiên thần. Các nhà nghiên cứu cho biết, xét theo quan hệ nguồn gốc hình thành, có thể phân loại chữ Nôm Tày thành hai loại lớn là loại vay mƣợn và loại tự tạo, trong đó loại vay mƣợn có hai trƣờng hợp là vay mƣợn từ văn bản Hán hay Hán – Việt và vay mƣợn từ văn bản Nôm Việt [34, tr.78]. Sự ra đời của chữ Nôm Tày không chỉ xuất phát từ nhu cầu của những trí thức ngƣời bản địa mà còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của những trí thức miền xuôi lên công tác và sinh sống. Chữ Nôm Tày đã trở thành chữ viết quan trọng mà thông qua đó, nền văn học thành văn của ngƣời Tày mới phát triển mạnh mẽ, để lại nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay.

4.2.5.2. Văn học

* Văn học thành văn

Đất Nà Lữ chủ yếu là những ngƣời theo nghiệp binh đao nên ở đây rất ít có nhà văn, nhà thơ. Có lẽ vì thế, trong sử sách hiện nay không lƣu lại tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ ngƣời Nà Lữ. Song, vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nà Lữ là nơi đóng đô của vua quan nhà Mạc nên có lẽ nhiều tác phẩm văn

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 89)