Các nghi thức vòng đời ngườ

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 79)

Nghi thức vòng đời ngƣời là các nghi lễ diễn ra theo chu trình cuộc đời của con ngƣời, tính từ khi con ngƣời còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi họ mất đi.

- Nghi thức liên quan đến sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ

Trong quan niệm của cƣ dân địa phƣơng, gia đình hạnh phúc là gia đình có nhiều con cái, nên khi chọn vợ, chọn con dâu tƣơng lai, ngƣời ta thƣờng tìm hiểu kỹ về ngƣời mẹ đẻ của cô gái, xem bà có đẻ nhiều con không, các con có dễ nuôi không. Một đứa trẻ chào đời chẳng những là ƣớc muốn và hạnh phúc riêng của vợ chồng mà nhiều khi còn là sự trông đợi và niềm vui của cả dòng họ. Vì thế, ngƣời phụ nữ mang thai đƣợc gia đình quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn. Họ phải kiêng làm những việc nặng nhọc.

Nơi sinh của sản phụ thƣờng là căn buồng của chính mình. Ngƣời sản phụ đẻ nằm, có bà đỡ giúp. Khi đứa trẻ ra đời, bà đỡ thƣờng dùng cật tre, nứa cắt rốn, dùng nƣớc ấm tắm cho trẻ rồi quấn tã đặt bên cạnh sản phụ. Rốn và nhau thai đƣợc gói vào giấy bản mang đi chôn.

Sau khi sinh, sản phụ đƣợc chăm sóc rất chu đáo. Ngoài thịt gà xào với gừng, nghệ và cơm nếp, ngƣời ta còn cho sản phụ ăn chân giò lợn hầm với mít non hoặc đu đủ. Đó là những thức ăn bổ dƣỡng và cho nhiều sữa.

Khi trẻ đầy tháng, ngƣời ta tổ chức lễ ăn mừng. Tùy theo khả năng kinh tế của từng gia đình mà mổ lợn, thịt gà, vịt. Hôm làm lễ đầy tháng, nếu là cháu đầu lòng thì ông bà ngoại sắm địu, nôi, tã, áo cho cháu, kèm thêm con gà và ít gạo

nếp; nếu là các cháu thứ thì mọi thứ đều do nhà nội sắm sửa. Đến giờ làm lễ treo nôi, ông bà ngoại là ngƣời đầu tiên đƣa nôi và hát ru cháu ngủ. Gia đình phải gói nhiều bánh coóc mò, đi bán cho những nhà hàng xóm với mong muốn trẻ nhỏ sẽ ăn ngon, ngủ ngoan. Trong ngày làm lễ đầy tháng, có gia đình mời Pựt đến làm lễ, có nhà không. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mà còn phụ thuộc vào tập quán của gia đình, dòng họ. Những ngƣời đến dự mang theo quà tặng nhƣ gạo nếp, con gà hay mảnh vải …

Sau lễ đầy tháng, ngƣời mẹ có thể bế con đi lại trong nhà. Thức ăn cho trẻ nhỏ chủ yếu là từ sữa mẹ. Khi đứa bé đƣợc khoảng 3 tháng tuổi, họ bắt đầu cho uống nƣớc cơm, cháo loãng nấu với muối hoặc đƣờng mật. Khi trẻ ốm nặng, gia đình thƣờng tổ chức cúng ma vì tin rằng ma mụ sẽ bảo vệ và phù hộ cho bé đƣợc khỏe mạnh. Đồng thời, họ cũng chữa chạy bằng các bài thuốc dân gian mà nguyên liệu chính là lá cây trong vƣờn, ở rừng.

Cha mẹ ít khi mắng chửi con cái. Trẻ đƣợc cha mẹ, ông bà dạy cho những trò chơi, bài hát đồng dao và bắt đầu làm quen với công việc theo giới. Bé gái thì học nấu nƣớng, làm bánh, dệt vải. Bé trai thì tập chăn trâu, chăn vịt, lớn hơn thì theo bố đi tập cày, bừa, đánh cá…

- Nghi thức cƣới xin

Cƣới xin là nghi thức quan trọng nhất đối với một ngƣời trƣởng thành. Nghi lễ cƣới xin của cƣ dân Nà Lữ xƣa kia có 6 lễ: Lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp trƣng, lễ nạp cát, lễ thỉnh kỳ (lễ xin cƣới) và lễ thân nghinh:

+ Lễ nạp thái: Khi con trai lớn, khoảng 12, 13 tuổi, bố mẹ tìm xem nhà ai “môn đăng hộ đối” với nhà mình mà có con gái xấp xỉ tuổi con trai mình, chƣa nhận sính lễ ở đâu cả. Sau đó, họ nhờ ngƣời thân có uy tín sang cầu thân với nhà gái. Nếu nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt, sắm vài cân đƣờng, nhờ ngƣời làm mối sang nhà gái xin 8 chữ vào giấy trắng (gồm giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô gái).

+ Lễ vấn danh: Sau khi xin đƣợc tám chữ, nhà trai nhờ thầy so mệnh với con trai mình xem có hợp nhau không? Nếu không hợp, nhà trai phải mang 8 chữ để trả lại cho nhà gái. Nếu hợp, nhà trai phải nhờ ngƣời làm mối đƣa đến nhà gái thông báo rằng: “số mệnh hai bên đã hợp nhau”. Khi sang, nhà trai phải sắm lễ vài cân thịt lợn, một mâm xôi và 10 cân rƣợu. Trong ngày này, nhà gái làm cỗ nhỏ mời họ hàng thân thuộc đến ăn.

Sau lễ vấn danh, mỗi dịp Tết Nguyên Đán và Tết Trung nguyên (Tết Rằm tháng 7), nhà trai phải biện lễ sêu tết nhà gái đủ ba năm mới đƣợc đón dâu. Mỗi Tết mang biếu một đôi gà thiến, 10 cân gạo nếp và rƣợu cất 10 cân. Tuy có lệ biếu Tết ba năm nhƣng ai muốn cƣới sớm cũng đƣợc, không cần phải đƣa đủ số lễ vật đã quy định. Đối với nhà nào đã đƣa đủ số lễ vật ba năm nhƣng nhà trai chƣa thể đón dâu thì từ đó về sau, nếu gặp ngày lễ tết không phải đƣa lễ vật nữa. Nhƣng tùy theo lòng hiếu kính, gia đình nhà trai vẫn đƣa chút ít để tỏ lòng thành tâm, thắt chặt thêm tình thông gia.

+ Lễ nạp trƣng: sau một năm biếu tết, nhà trai chọn ngày lành, sắm sửa rƣợu, thịt mỗi thứ vài cân, nhờ ngƣời đƣa đến nhà gái xin làm lễ bỏ trầu.

+ Lễ nạp cát: Đến ngày lành bỏ trầu, nhà trai phải sắm lễ mang đến nhà gái xin lấy 8 chữ vào tờ giấy hồng (cũng bao gồm giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô gái nhƣng viết vào giấy hồng, tục gọi là lục mệnh (tiếng Tày là lục mỉnh đeng)). Lễ vật gồm 10 đồng bạc, một con lợn khoảng 60 cân, rƣợu và gạo mỗi thứ 50 cân, xuyến một đôi khoảng trên dƣới 5 đồng bạc. Ngày này, gia đình hai bên đều làm cỗ mời bà con.

+ Lễ thỉnh kỳ (xin cƣới): Sau lễ nạp cát, trải qua hai năm biếu tết, nếu chọn đƣợc ngày lành tháng tốt để đón dâu thì nhà trai phải sắm lễ vật trƣớc đó từ 3 đến 5 tháng, rồi nhờ ngƣời làm mối đƣa đến nhà gái báo tin. Lễ vật gồm thịt lợn, rƣợu và gạo nếp mỗi thứ 10 cân. Ông bà mối sẽ hỏi nhà gái đòi sính lễ bao nhiêu bạc. Ở Nà Lữ thƣờng định lệ đủ 40 đồng. Số bạc này dùng vào việc sắm sửa đồ trang sức cho cô dâu về nhà chồng.

+ Lễ thân nghênh (rƣớc dâu):

Cách ngày cƣới ba hôm, nhà trai phải theo đúng lễ vật nhà gái đòi hỏi mà sắm cho đủ và nhờ ngƣời mang đến nhà gái. Thông thƣờng, ở Nà Lữ nhà trai phải sắm đủ 4 con lợn, 4 gánh gạo, 4 chum rƣợu, 2 đôi bánh chƣng vuông và tiền đầu.

Đến ngày đón dâu đã định, nhà trai sắm một hộp trầu, tiền cheo theo lệ nộp cho làng hoặc ngoài làng là 1 đồng 2 hào, khuyên bạc đeo tai 2 hào, bạc cho bản thôn 2 hào, bạc cho trẻ con trong họ 2 hào, tiền xem mặt 2 hào, tiền mở ngọc 1 hào (để trong cái hộp đỏ, nếu cô dâu có em trai em gái lại phải cho mỗi ngƣời 2 hào tiền bút mực, kim chỉ), 1 tấm vải trắng và số bạc sính đại lễ là 30 đồng [36, tr.15]. Nếu cô dâu có anh chị chƣa lấy vợ lấy chồng, nhà trai phải sắm thêm cho mỗi ngƣời 2m vải đỏ gọi là vải quá hồng. Quà cho mẹ cô dâu là 2m vải đen gọi là “rằm khứ” để đền đáp công ơn của mẹ. Nếu nhƣ nhà trai không có đủ tiền sính lễ thì phải có tờ

văn khế bán ruộng cho nhà thông gia, tục gọi là “nà thua” (tức là ruộng để cƣới cho con).

Sau khi sắm đủ lễ vật, nhà trai nhờ hai cụ ông (tục gọi là quan lang rắp), hai cụ bà (pà mẻ), phải là những ngƣời còn đủ vợ chồng và có đông con cháu. Nhà trai còn nhờ thêm một số bạn trai đi cùng gọi là bạn rể và 4 cô gái đi cùng pà mẻ để đón dâu. Ở Nà Lữ, họ thƣờng đến đúng ngày đón dâu, chỉ khi nhà xa mới đến từ chiều hôm trƣớc.

Khi đến nơi, vị quan lang đứng lên trình, ý nói: “Quý thân gia là mỗ, nhờ chúng tôi đƣa chú rể lên nhà thờ, nay chọn đƣợc ngày lành, giờ tốt, xin cho chú rể bái yết từ đƣờng, rồi đến nhạc phụ, nhạc mẫu cùng thân thuộc” [36, tr.16].

Sau khi chú rể bái yết từ đƣờng và cha mẹ vợ cùng thân nhân xong, nhà trai ra về trƣớc, hai cụ bà và các cô gái ở lại đợi cô dâu. Nhà gái chuẩn bị đồ cƣới của cô dâu, nhờ ngƣời mang đi trƣớc. Thông thƣờng là bốn chăn, bốn màn tơ, mâm đồng, chiếu tre, chiếu cói và hộp đựng trầu, mỗi thứ một chiếc, hạt giống… và một cái rƣơng đựng quần áo của cô dâu. Đoàn đƣa dâu thƣờng có một hoặc hai cụ ông (quan làng sống), một cụ bà (giả sống) cùng một số cô gái.

Khi đến nhà trai, vị quan lang nhà trai dẫn cô dâu chú rể vào làm lễ tơ hồng ở trƣớc thềm, rồi lên nhà làm lễ “miếu kiến”. Vị quan lang nhà gái đứng lên gửi lời rằng: “ông mỗ, phiền quý họ chọn giờ tốt, xin đƣa cô dâu về bái yết từ đƣờng cùng bố mẹ chồng và họ hàng. Đồng thời, cầu cho sinh con đẻ cái, nối dòng nối họ, phú quý song toàn, đại cát đại lợi…” [36, tr.17]. Nói xong, cụ bà đƣa cô dâu vào bái yết từ đƣờng, bố mẹ chồng và tông tộc, sau đó dẫn cô dâu vào phòng cƣới. Hôn lễ kết thúc.

Trong ngày đón dâu, hai gia đình đều có trầu để mời hai họ và bạn bè, hàng xóm láng giềng. Nhà giàu thƣờng ăn từ 3 đến 5 ngày, nhà bình thƣờng cũng 2, 3 ngày. Cỗ bàn bày ra rất xa hoa lãng phí, không cần tính toán gì cả. Nhà nghèo cũng phải ăn một hai ngày. Tùy sức của mà làm to hay nhỏ, nhƣng không nhà nào là không chè chén [36, tr.17]. Khách khứa đi ăn cỗ, tục gọi là “kin lẩu”. Họ hàng, làng xóm, hay những thành viên của họ bạn, phe giáp… tới dự, thƣờng giúp rƣợu, gạo, tiền… và giúp việc. Họ coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Sau lễ cƣới ba ngày, nhà trai chuẩn bị một thủ lợn luộc, một con gà luộc, một mâm xôi, vài cân rƣợu để đôi vợ chồng trẻ cùng sang nhà vợ bái yết. Từ đó, cô dâu ở lại nhà bố mẹ đẻ. Khi nhà chồng có công việc (giỗ chạp, sinh nở, cƣới hỏi, hoặc việc đồng áng) sai ngƣời tới gọi thì cô dâu trở về nhà chồng vài ngày, xong việc lại về nhà bố mẹ đẻ. Cứ thế cho đến khi có thai mới về ở nhà chồng.

- Lệ lên lão và lễ mừng thọ:

Phƣờng Nà Lữ quy định, đinh nam đến 50 tuổi thì đƣợc lên lão nhƣng muốn gia nhập vào hàng các cụ phải nộp một khoản tiền. Đến ngày mồng 6 tháng Giêng, tức là ngày hội đền Vua Lê, các cụ đƣợc mặc áo the, quần trắng, đội khăn xếp (tức là áo lão) để hội mục lão và dân làng chính thức công nhận. Từ đây, họ không phải tham gia công việc của hàng phe, đƣợc ngƣời dân trong làng kính trọng, đƣợc tham gia vào những buổi tế lễ, trực đền Vua Lê, đƣợc tham gia xét duyệt việc lập hậu thần của đền … Mỗi năm, hội Mục Lão tổ chức ăn uống ít nhất một lần vào ngày hội đền. Hội có ruộng riêng, nhân dân thƣờng gọi là ruộng

Ông lão (nay ở làng Nà Lữ, có khoảng hơn 3000m2). Hoa lợi thu đƣợc để phục

vụ công việc chung của hội.

Cƣ dân Nà Lữ thƣờng tổ chức lễ mừng thọ vào đúng ngày sinh nhật khi đƣợc 49, 61, 73, 85 tuổi. Con cháu sắm sửa lợn, gà, vịt, xôi, rƣợu, gạo, vàng hƣơng rồi mời Then về lập đàn cúng sao giải hạn, bắc cầu mệnh số để cầu mong cha mẹ sống lâu, mạnh khỏe. Gia đình mở tiệc ăn mừng, mời họ hàng, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Khách tới dự thƣờng mừng bức trƣớng, câu đối chúc thọ hoặc rƣợu, gạo. Theo quan niệm của họ, đƣợc 49 tuổi là đạt chữ Phúc, 61 tuổi là chữ Thọ, 73 tuổi là chữ Khang, 85 tuổi là chữ Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghi lễ tang ma

Việc ma chay của ngƣời dân Nà Lữ đều đƣợc tiến hành theo lễ thọ mai của ngƣời Việt. “Khi nhập quan phải tìm thầy phù thủy hay đạo sĩ làm phép trừ tà rồi mới nhập quan. Con trai, con gái, con dâu, con rể đều mặc đồ trắng” [36, tr.21]. Đồng bào tin rằng con ngƣời có linh hồn, khi sang thế giới bên kia cũng có cuộc sống sinh hoạt nhƣ ở trần thế, nên con cháu phải lo việc ma chay cho chu đáo, mồ yên mả đẹp. Do đó, dù khó khăn đến đâu, gia đình cũng phải cố gắng làm đầy đủ những nghi lễ của một đám tang theo tập tục địa phƣơng. Đây cũng là hình thức báo hiếu quan trọng.

Lễ tắm rửa ngƣời chết: Sau khi ngƣời thân tắt hơi thở cuối cùng, gia đình báo tin cho họ hàng, làng bản, đồng thời tắm rửa cho ngƣời mất bằng nƣớc lá thơm. Sau đó, ngƣời ta buộc chụm hai ngón chân cái của ngƣời chết với nhau, lấy giấy trắng che mặt ngƣời chết, khoét lỗ để hở hai mắt và cho ngƣời chết ngậm đồng bạc trắng. Cùng lúc đó, gia đình cho ngƣời đi mời thầy mo đến hành lễ và tìm thầy địa lý để chọn đất và ngày, giờ chôn cất.

Lễ khâm liệm: là nghi lễ sửa soạn để đƣa thi thể ngƣời đã mất vào áo quan. Sau khi tắm rửa xong, ngƣời ta thƣờng mặc quần áo cho ngƣời chết rồi quấn vải trắng bên ngoài. Đối với nam thì dùng bảy tấm, nữ dùng chín tấm.

Lễ nhập quan: Áo quan đƣợc làm bằng loại gỗ tốt, trải dƣới một lớp tro sạch và các khe hở đƣợc gắn lại bằng chất keo đặc biệt đƣợc làm từ đất sét và lá cây. Áo quan đƣợc chuẩn bị sẵn sàng, đặt trƣớc bàn thờ tổ tiên. Sau khi thầy mo làm lễ bắt hồn ngƣời mất vào quan tài, ngƣời ta đƣa xác và đồ tùy táng vào đó. Ngƣời trong hội hiếu sẽ giúp gia đình bọc quan tài lại bằng giấy hay vải đỏ rồi đặt vào nhà táng.

Một trong những phần quan trọng nhất của đám ma là tế với nhiều loại khác nhau nhƣ tế dân, tế cơm bữa… Với đồng bào Nà Lữ, sau khi khâm liệm xong có hai bộ phận đảm nhiệm việc cúng tế. Nhóm thầy tào làm mọi thủ tục theo sách có sẵn nhƣ cấp thủy, giám nhan, khai quang điểm nhãn, khai phƣơng phá ngục, đại siêu … Nội dung của các nghi lễ đó là thỉnh thần, Phật đến chứng giám cho việc làm lễ cũng nhƣ quá trình tiến hành cứu hồn ngƣời chết ra khỏi địa ngục của Diêm vƣơng, đƣa họ về với tổ tiên ở thƣợng giới.

Hội tế lễ của phƣờng tế theo sách Thọ mai gia lễ. Đây là lễ tế của con cháu,

mang nội dung chủ yếu là kể công ơn của ngƣời đã khuất, dặn dò ngƣời chết khi họ sang thế giới bên kia. Ngày xƣa “hai phía trƣớc và sau nhà tế, các con cái đã thành gia thất của ngƣời chết đều làm mỗi ngƣời một cái lều để tế lễ riêng. Trong vòng 5, 7 ngày, nhà tế và lều đã làm xong, họ bèn mời thầy phù thủy hoặc đạo sĩ cúng chay trong dăm ba ngày đêm … xong mới cử hành tế lễ. Ngoài ra lễ các tổ, yên vị, thành phục sớm hôm tế diễn ra thì các loại rể, con, thuộc tộc đều có một

bài văn tế riêng, gọi là “tế riêng”. Về nghi tiết của trang phục cũng theo Thọ mai

gia lễ quy định. Tế phẩm thì tùy dụng: hoặc bò, lợn, hoặc dê và các thứ cỗ chay. Trợ tế dùng 6 ngƣời đàn ông, tục gọi là quan lễ, lại dùng bốn nhóm kèn trống phụ họa khi lên khi xuống gọi là quan nhạc” [36, tr.22].

Sau cùng là lễ đƣa tang, hạ huyệt và mở cửa mồ. Đến ngày giờ tốt đã định, ngƣời ta tổ chức đƣa ma. Những ngƣời trong hội hiếu giúp gia đình đào huyệt, phát đƣờng từ hôm trƣớc, đến hôm đƣa ma thì làm lễ vái quan tài rồi giúp khiêng linh cữu đến nghĩa địa. Con cái phải lăn đƣờng, chống gậy đƣa đƣờng linh cữu

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 79)