Tình hình sở hữu ruộng đất

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 45)

Nghiên cứu về tình hình ruộng đất của Nà Lữ trƣớc thế kỷ XIX là một vấn đề rất nan giải vì tài liệu thƣ tịch rất ít ỏi và tản mạn. Do đó, chúng tôi sử dụng nguồn tƣ liệu dân tộc học về cơ cấu kinh tế, xã hội của chế độ thổ tù ở khu vực Cao Bằng là chính, kết hợp với nguồn tƣ liệu điều tra điền dã tại địa phƣơng để phần nào làm sáng tỏ tình hình ruộng đất phƣờng Nà Lữ trƣớc thế kỷ XIX. Sau đó, luận văn sẽ tập trung phân tích, khai thác nguồn tƣ liệu địa bạ nửa đầu thế kỷ XIX.

3.1.1.1. Tình hình ruộng đất trước thế kỷ XIX

Dƣới thời phong kiến, chế độ Quằng hay còn gọi là chế độ thổ ty đã tồn tại khắp các vùng Tày – Nùng ở Việt Bắc. Có nhiều dòng họ Thổ ty đã đƣợc triều Lê thừa nhận. Các triều đại phong kiến Việt Nam trƣớc Nguyễn đều phong chức tƣớc cho các tù trƣởng miền núi nhƣng không thay đổi cơ sở kinh tế xã hội sẵn có ở các vùng này. Về mặt pháp lý, chế độ Quằng bị xóa bỏ bắt đầu từ thời Minh Mệnh với chính sách “cải thổ quy lƣu”, tức là thay thế dần tù trƣởng địa phƣơng bằng các quan ở miền xuôi lên nhằm cai trị vùng biên viễn một cách trực tiếp và chặt chẽ hơn. Nhƣng trên thực tế, nó vẫn tồn tại, thậm chí đến tận những năm 50 của thế kỷ XX, ở một số vùng Tày – Nùng vẫn còn tàn dƣ của chế độ Quằng nhƣ khu vực Đồng Văn, Yên Minh của Hà Giang, Na Hang, Chiêm Hóa của Tuyên Quang và Bảo Lạc của Cao Bằng [57, 95, 108]. Việc phân tích đặc điểm kinh tế, tình hình ruộng đất của những vùng tồn tại tàn dƣ của chế độ Quằng cho phép chúng ta hiểu thấu đáo hơn về tình hình ruộng đất của Nà Lữ trƣớc thế kỷ XIX.

Các nhà dân tộc học đã chứng minh rằng, tổ chức xã hội truyền thống cao hơn bản ở vùng các tộc ngƣời ngôn ngữ Tày – Thái là Mƣờng. Quá trình mở rộng không gian sinh sống và định cƣ của con ngƣời gắn liền với quá trình xác lập quyền thống trị bản mƣờng của các tù trƣởng, thủ lĩnh. Sau khi đã dẫn dắt đồng tộc khai phá vùng đất mới, tạo dựng bản làng, họ trở thành ngƣời có công đầu, đƣợc quyền điều khiển mọi công việc của bản mƣờng. Mỗi mƣờng là một khu vực địa lý xác định, có ranh giới cụ thể. Lúc đầu, ruộng đất trong vùng thuộc sở hữu chung của cả mƣờng “Nà cúa háng mƣờng, dân slo kin bjoóc” (Ruộng của hàng mƣờng, dân ăn hoa lợi)[95]. Sau đó, ngƣời đứng đầu mƣờng, tức là

Quằng đã nắm lấy ruộng đất, khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình. Nhân dân Tày có câu tục ngữ “Nà cúa chúa mƣờng, dân slo kin bjoóc” (Ruộng của chúa mƣờng, dân xin ăn hƣơng hoa) [95]. Ruộng đất từ sở hữu chung của bản mƣờng dần chuyển sang tay chúa mƣờng (Quằng). Quằng có quyền phân phối ruộng đất cho các thành viên trong vùng cày cấy và thu tô thuế. Vì thế, ngƣời dân muốn có ruộng đất canh tác thì phải thực hiện một số nghĩa vụ đối với mƣờng bản và gia đình Quằng. Theo báo cáo của đoàn điều tra khảo sát dân tộc học khoa Sử trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1983 về “Thổ ty ở Bảo Lạc – Cao Bằng” và nghiên cứu của PGS. TS Đàm Thị Uyên thì ruộng đất của các dòng họ Quằng ở Bảo Lạc đƣợc phân bố nhƣ sau:

- Một là ruộng đất do dòng họ Quằng sở hữu trực tiếp: chia làm ba loại. + Ruộng do gia đình Quằng trực tiếp canh tác bằng phƣơng pháp bóc lột lao dịch của nông dân trong vùng. Cứ mỗi năm khoảng 1, 2 tháng, khi Quằng cần cày cấy, gặt hái, cƣới xin … ngƣời dân trong vùng đều phải đến làm theo nghĩa vụ. Khi làm xong việc của nhà Quằng mới đƣợc làm việc của nhà mình.

+ Ruộng chức dịch là một bộ phận ruộng Quằng cấp cho các chức dịch và quân lính phục vụ cho nhà Quằng. Mức cấp phụ thuộc vào chức vụ của ngƣời đƣợc cấp. Những ngƣời này chỉ đƣợc quyền chiếm hữu, khi mất chức hoặc chết đi thì ruộng đó lại trả cho nhà Quằng.

+ Ruộng cấp cho tầng lớp Lục Slƣờn (tức là gia nô) để thu hiện vật và tô lao dịch bằng cách bắt họ đảm nhận phục dịch một số công việc cụ thể của gia đình Quằng. Ví dụ Nà chùa (ruộng dùng để trông coi, quét dọn nhà thờ ma Quằng), Nà Tổng Cào (ruộng để làm cột phƣớn trong đám ma nhà Quằng), Nà Choang (trông coi lễ hội), Nà Mụ (làm phù dâu, phù rể)…

- Ruộng gánh vác là ruộng chia cho nhân dân trong vùng cày cấy và hàng năm phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch đối với nhà Quằng. Phần ruộng này đƣợc quyền để lại cho con cháu thừa kế thừa. Đồng thời, các gia đình có thể khai phá thêm đất hoang thành ruộng cày cấy và coi đó là ruộng tƣ hữu. Tuy nhiên, phần đất tƣ hữu thời kỳ này rất ít.

Chúng ta có thể coi đó là một đặc điểm chung về cơ cấu kinh tế của chế độ Quằng trong vùng Tày ở Việt Bắc nói chung và vùng Cao Bằng nói riêng. Song đối với mỗi địa phƣơng cụ thể, chế độ Quằng ít nhiều có sự khác nhau, nhất là về thời gian tồn tại.

Nà Lữ là vùng trung tâm của Cao Bằng, lại là nơi trọng yếu đƣợc các triều đình phong kiến quan tâm nên chắc hẳn chế độ Quằng ở đây không thể phát triển

mạnh và tồn tại lâu dài nhƣ ở Bảo Lạc. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI, Nà Lữ thuộc quyền cai quản của Quằng họ Nùng. Đầu thế kỷ XV, Lê Thái Tổ dẫn đại quân lên đánh Bế Khắc Thiệu đã cử Lê Vĩnh Tải và Lê Tuân ở lại Nà Lữ để cai quản châu Thạch Lâm. Có lẽ, vua Lê đã phong đất Nà Lữ cho họ Lê làm lộc điền. Sau đó, theo

Đại Nam nhất thống chí (viết cuối đời Lê Hồng Đức), châu Thạch Lâm do phiên thần họ Bế thế tập [67, tr.403]. Với các dòng họ phiên thần, tƣớc vị và ruộng đất có thể cha truyền con nối. Thực chất, ruộng lộc điền đã trở thành ruộng tƣ hữu của các dòng họ phiên thần.

Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, nhà Mạc xây dựng chính quyền ở Cao Bằng, định đô ở Nà Lữ và Cao Bình. Nà Lữ là nơi nhà Mạc trực tiếp cai quản, đất đai thuộc quyền sở hữu của vua, nhân dân nhận một phần đất canh tác và có nghĩa vụ đóng thuế. Một bộ phận ruộng do nhà nƣớc trực tiếp quản lý, nhân dân còn gọi là “ruộng vua”, đƣợc canh tác bởi quân lính hoặc nhân dân theo chế độ lao dịch. Nguồn hoa lợi của những khu ruộng đó để phục vụ trực tiếp nhu cầu của hoàng cung. Vì thế, loại ruộng này thƣờng là chân ruộng tốt, tiện nguồn nƣớc tƣới. Ví dụ nhƣ Tổng Vùa (ruộng vua) thuộc địa phận Bản Giài và Bến Đò. Để duy trì thế lực cát cứ, mua chuộc lòng trung thành của các quan lại và binh sĩ, có lẽ nhà Mạc vẫn duy trì chế độ lộc điền, đồng thời kích thích khai hoang, mở rộng diện tích cày cấy, phát triển kinh tế công thƣơng nghiệp. Điều đó đã góp phần phá vỡ chế độ công hữu về ruộng đất của phƣờng Nà Lữ.

Cuối thế kỷ XVII, quân Lê – Trịnh đánh bại nhà Mạc, cử tƣớng Hoàng Triều Ninh cùng binh lính ở lại trấn giữ Nà Lữ. Để binh lính yên tâm ở lại, trung thành với triều đình, chắc hẳn nhà nƣớc đã phân cấp ruộng đất cho họ với số lƣợng lớn. Ruộng đó đã trở thành tài sản tƣ hữu của họ.

Vào khoảng thế kỷ XVIII, luồng dân di cƣ đến Nà Lữ khá nhiều. Họ có thể là ngƣời Kinh từ dƣới xuôi lên, ngƣời Hoa, Nùng từ Trung Quốc sang do nhiều nguyên nhân: hoặc thiếu đất làm ăn, hoặc tránh áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến, bỏ làng đi xiêu tán đến Nà Lữ, hoặc đến buôn bán ở lại,… Dân số của Nà Lữ tăng, ruộng khẩu phần cho mỗi gia đình ngày càng ít, buộc họ phải khai hoang, mở rộng diện tích. Ruộng khai hoang đã trở thành tƣ điền của ngƣời có công khai phá. Điều này cũng tạo điều kiện cho tƣ hữu phát triển.

Tài liệu lịch sử cũng cho biết vào nửa cuối thế kỷ XVII, ruộng đất công ở bốn châu Thạch Lâm, Thƣợng Lang, Hạ Lang, Thạch An là rất ít. Năm 1668, nhà Lê – Trịnh sai khám các ruộng công trong bốn châu đƣợc 1330 mẫu 4 thƣớc, tha thuế cho 3 năm nhƣng lại tính theo “tục dân ở đó, cứ gặt đƣợc ba gánh lúa là

một sào” [16, tr.181]. Con số này còn nhiều nghi ngờ vì chính quyền Lê – Trịnh hoàn toàn dựa vào sự khai báo của địa phƣơng mà không tiến hành đo đạc trực tiếp. Hơn nữa, sau những năm chiến tranh loạn lạc, ruộng đất bị xáo trộn, có thể thay đổi chủ sở hữu nhiều lần hoặc bị bỏ hoang, chính quyền không kiểm soát nổi nên hiện tƣợng ẩn lậu, chiếm công vi tƣ là khó tránh khỏi. Chúng ta có thể nhận định rằng, thế kỷ XVII – XVIII, ruộng đất tƣ hữu ở Nà Lữ đã và đang phát triển mạnh mẽ. Vào đầu thời Nguyễn, theo địa bạ Gia Long 4 (1805), ruộng đất ở Nà Lữ đã hoàn toàn là ruộng tƣ. Đó là kết quả của quá trình tƣ hữu hóa ruộng đất trong suốt hai thế kỷ XVII và XVIII.

3.1.1.2 Tình hình ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX

Để làm rõ tình hình ruộng đất phƣờng Nà Lữ vào nửa đầu thế kỷ XIX, chúng tôi dựa hoàn toàn vào nguồn tƣ liệu địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 20 (1840). Khác với tài liệu địa bạ của Bình Định, Hà Đông, Hà Nội, địa bạ của phƣờng Nà Lữ chỉ nêu ra tổng ruộng đất công tƣ điền thổ các hạng mà không đề cập đến viên trì, thần từ, phật tự. Thực tế, đất thần từ phật tự (tức là ruộng đất công dành cho việc thờ cúng đền vua Lê) đã tồn tại ở phƣờng Nà Lữ muộn nhất là năm 1813. Bia Đền Vua Lê lập năm Gia Long 12 (1813) đã ghi rõ vợ chồng Hoàng Trung Cần cúng 5 dật bạc, 10 mẫu ruộng vào đền. Sau khi ông bà mất, đƣợc tôn làm hậu mãi mãi, đƣợc cúng vào ngày sinh, ngày giỗ [11]. Nhƣng số ruộng này vẫn không đƣợc phản ánh trong địa bạ Minh Mệnh năm 1840. Điều đó chứng tỏ, địa bạ Nà Lữ đƣợc lập chỉ kê khai ruộng đất phải nộp thuế cho nhà nƣớc. Số ruộng của đền đƣợc chia cho một số hộ cày cấy, hàng năm phải nộp sản phẩm để tổ chức cúng lễ ở đền nên không phải nộp thuế.

Tình hình sở hữu ruộng đất qua địa bạ Gia Long 4 (1805)

Thời Gia Long, tổng diện tích điền thổ các hạng là 382 mẫu 13 thƣớc 5 tấc, trong đó tƣ điền là 344 mẫu 7 sào 3 tấc (90,3%), thổ trạch (quan thổ) là 37 mẫu 3 sào 13 thƣớc 2 tấc (9,7%), không có quan điền. Điều đó có nghĩa, mức độ tƣ hữu

hóa ở Nà Lữ cao hơn so với cả nƣớc. Theo Sĩ hoạn tu tri lục của Nguyễn Công

Tiệp, đầu thế kỷ XIX, ruộng đất tƣ của cả nƣớc chiếm trên 80%. So sánh với quá

trình tƣ hữu hóa ở các xã khác trong tổng Hà Đàm có cùng địa bạ Gia Long năm 1805, ta thấy nhƣ sau:

Bảng 3.1: Phân bố ruộng đất ở một số xã, phường thuộc tổng Hà Đàm, châu Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thời Gia Long 4 (1805)3

3

TT Xã (phường) Tư điền Quan điền Số lƣợng (m.s. th. t) TL (%) Số lƣợng (m. s. th. t) TL (%) 1 Nà Lữ 344.7.0.3 100 0 0 2 Hà Đàm 115.4.7.6 85,16 20.1.1.8 14,84 3 Kim Giáp 40.6.14.3 100 0 0 4 Xuân An 173.8.1.1 97,57 4.3.5.5 2,43 5 Mạnh Tuyền 166.3.13.1 94,87 9.0.0.0 5,13 6 Gia Bằng 28.6.12.4 100 0 0 7 Phúc Cơ 8.5.0.0 100 0 0 Tổng 868.2.3.8 95,23 29.1.1.8 4,77 [Nguồn: 118-130]

Nhƣ vậy, tổng Hà Đàm có sở hữu tƣ nhân chiếm tỷ lệ cao 95,23%, trong đó, Nà Lữ là một trong những nơi có quá trình tƣ hữu hóa mạnh, chiếm 100%. Điều đó cho thấy, cơ sở kinh tế của cƣ dân ở đây không phải là ruộng đất công mà chính là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của gia đình. Tƣ hữu phát triển mạnh thƣờng cho phép chúng ta liên tƣởng đến sự hƣng thịnh của kinh tế hàng hóa. Điều đó chỉ đúng với các làng xã ở đồng bằng, còn ở miền núi thì không đơn giản nhƣ thế. Ruộng đất tƣ nhiều có thể do mua bán nhƣng cũng có thể do các gia đình tự khai phá các thung lũng, bãi bồi, canh tác lâu dần biến thành sở hữu tƣ nhân, nhất là ở những vùng xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn. Thực tế cho thấy, có những thung lũng rộng nhƣng thuộc quyền sở hữu tƣ nhân lâu đời của 1 hoặc 2 gia đình có công khai phá đầu tiên. Nhƣng Nà Lữ là một cánh đồng cổ, hình thành từ rất sớm, lại là nơi có điều kiện thuận lợi cho canh tác, nằm ở khu vực trung tâm kinh tế - chính trị lâu đời nên quá trình tƣ hữu hóa diễn ra nhanh và mạnh cũng phần nào phản ánh sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Nà Lữ không có ruộng hạng nhất, chỉ có ruộng hạng 2 và hạng 3, trong đó, hạng 2 là 149m.3s.10th, hạng 3 là 195m.3s.5th.3t. So với các làng xã miền núi thì ruộng đất Nà Lữ thuộc loại tốt, hoàn toàn là ruộng hạng 2 (43,3%) và hạng 3 (56,7%). Xét về mặt địa hình, phƣờng Nà Lữ có đồi núi xen lẫn với đồng ruộng,

có diện tích canh tác lớn, chiếm 39,04% diện tích tổng Hà Đàm. Theo Đồng

Khánh dư địa chí, ruộng đất huyện Thạch Lâm theo sổ cũ là 7659m.7s.7th.6t4

[89, tr.659]. Trong khoảng thời gian từ Gia Long cho đến Tự Đức, số lƣợng

4

ruộng đất tăng, giảm không đáng kể, do đó chúng tôi tạm thời coi đó là số liệu ruộng đất chung của cả huyện Thạch Lâm thời Nguyễn. Nếu nhƣ vậy, số điền của phƣờng Nà Lữ chiếm tới 40,99% ruộng đất các hạng của huyện Thạch Lâm. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ruộng đất của Nà Lữ đƣợc tận dụng triệt để, ít bị hoang hóa. Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Phân bố sở hữu tƣ điền

Tổng hợp diện tích tƣ điền của địa bạ Nà Lữ thời Gia Long 4 (1805) theo cách cộng diện tích sở hữu của từng chủ là 341m.7s.0th.3t, có chênh lệch so với số liệu tổng quát kê khai ở đầu địa bạ (344m.7s.0th.3t). Sự chênh lệch không đáng kể này có thể do sự nhầm lẫn khi lập hoặc sao chép địa bạ. Vì thế, chúng tôi giữ nguyên sự khác biệt đó nhằm tôn trọng tài liệu gốc, nhƣng khi phân tích về sở hữu tƣ nhân, chúng tôi căn cứ vào số liệu liệt kê theo từng chủ sở hữu.

Chúng tôi phân các chủ sở hữu thành 5 lớp nhƣ sau:

Bảng 3.2: Quy mô sở hữu ruộng tư thời Gia Long 4 (1805) QUY MÔ SỞ HỮU SỐ CHỦ DIỆN TÍCH SỞ HỮU Số lượng Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Dƣới 1 mẫu 4 4,26 2.7.0.0 0,79 1 – 3 mẫu 43 45,74 79.1.0.0 23,15 3 – 5 mẫu 32 34,04 120.0.0.0 35,12 5- 10 mẫu 8 8,51 47.5.10.0 13,92 10 - 20 mẫu 7 7,45 93.3.5.3 27,02 Tổng cộng 94 100 341.7.0.3 100

Từ bảng thống kê 3.2 ta thấy 79 chủ có mức sở hữu dƣới 5 mẫu, chiếm 84,04% tổng số chủ và 59,06% diện tích ruộng đất. Đây có thể coi là bộ phận nông dân tự canh chủ yếu của Nà Lữ.

Số chủ có sở hữu từ 5 mẫu trở lên là 15 ngƣời, chỉ chiếm 15,96% tổng số chủ nhƣng chiếm 40,94% diện tích ruộng đất. Nếu lấy mức sở hữu 5 mẫu làm giới hạn xác định chủ ruộng khá giả thì số chủ loại này của Nà Lữ là không cao so với các địa phƣơng khác, kể cả một số huyện miền núi nhƣ Quảng Hòa (Cao Bằng), Ngân Sơn (Bắc Kạn) và một số tỉnh đồng bằng nhƣ Thái Bình, Hà Đông vào đầu thế kỷ XIX [39, 48, 49, 108, 125].

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chủ khá giả và sở hữu ruộng đất của họ ở một số địa phương theo thống kê địa bạ Gia Long 4 năm 1805

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)