Đồn binh và phường Nà Lữ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 41)

Sau khi tiêu diệt nhà Mạc, tƣớng trấn thủ của triều Lê – Trịnh là “Bái quận công đặt trấn tại cung điện của nhà Mạc ở Cao Bằng, nhƣng chỗ ấy nhiều khí bệnh tật nên lại dời về thành Mục Mã (nay thuộc thị xã Cao Bằng). Lệnh ban cho Quỳ quận công làm Đốc đồng trấn cùng Đốc trấn là Ngô Sách Tuân đốc suất một vạn binh xây thành, đầu thành có cái thành đất liên hoàn với thành đất Mục Mã, dựng Văn miếu ở đấy” [23, tr.44-45]. Nhƣ vậy, trong chiến tranh Trịnh – Mạc ở Cao Bằng, Nà Lữ đã trở thành một nơi giao chiến quyết liệt, xác chết nhiều gây ô nhiễm làm bệnh tật xảy ra liên miên, buộc chính quyền Lê – Trịnh chuyển trấn thành ra Mục Mã. Từ đây, Nà Lữ không còn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Cao Bằng nữa, nhƣng thành Nà Lữ vẫn là một đồn binh quan trọng của triều đình trên vùng đất Cao Bằng. Theo gia phả dòng họ Hoàng, năm 1677, sau khi hạ thành Nà Lữ, chính quyền Lê – Trịnh đã cử Hoàng Triều Ninh đem quân về trấn giữ ở đó, ban đất Nà Lữ cho ông làm Thái ấp. Lực lƣợng binh lính này đã tạo lên lớp cƣ dân mới ở Nà Lữ. Họ lấy những cô gái Tày địa phƣơng, rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp, hình thành nhiều làng xóm trù mật, đông đúc. Các dòng họ ở xã Hoàng Tung hiện nay chủ yếu là ngƣời Tày gốc Kinh lên từ thế kỷ XVII. Lúc đầu, họ định cƣ ở làng Nà Lữ, sau đó lập nhiều làng mới nhƣ Bản Chạp, Bản Kế, Bản Nông, Bản Giài…

Cùng với việc đƣa quan quân đến sinh sống ở Nà Lữ, nhà Lê – Trịnh còn cho tu sửa đền Vua Lê và khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích canh tác. Tƣơng truyền, trong thời kỳ nhà Mạc trấn trị ở Cao Bằng, đền vua Lê bị bỏ hoang. Sau khi đánh bại nhà Mạc, vua Lê Hy Tông cho sửa sang lại đền, ban áo bào và thanh kiếm của vua để thờ cúng lại nhƣ trƣớc.

Theo sách Các tổng trấn xã danh bị lãm, vào đầu thế kỷ XIX, phƣờng Nà

Cao Bằng. Năm 1831, Minh Mệnh đổi trấn Cao Bằng làm tỉnh. Tháng 3 năm 1834, Minh Mệnh lại “đổi các châu … Thạch Lâm, Thƣợng Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm huyện. Đặt chức tri huyện và giáo chức (Thạch Lâm thuộc phủ Trùng Khánh kiêm lý thì đặt giáo thụ, còn 2 huyện thì đặt huấn đạo). Sai đình thần lựa chọn quan Kinh bổ sung” [71, tr.106]. Tháng 5 năm 1835, chia đặt huyện Thạch Lâm thành hai huyện Thạch Lâm và Thạch An vì huyện Thạch Lâm đất rộng, dân nhiều, gấp hai lần các huyện khác [71, tr.641]. Tháng 6 năm 1835, vua sai “trích lấy hai huyện Thạch Lâm và Thạch An đặt làm phủ Hoà An, kiêm lý huyện Thạch Lâm, thống hạt huyện Thạch An” [71, tr.695]. Phƣờng Nà Lữ thuộc tổng Hà Đàm, huyện Thạch Lâm, phủ Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Vào thời Đồng Khánh, phƣờng Nà Lữ đƣợc đổi thành xã và là một trong 6 xã, phố của tổng Hà Đàm.

Do điều kiện tƣ liệu, chúng tôi chƣa thể tái hiện quá trình hình thành các xóm trong phƣờng Nà Lữ. Xóm Nà Lữ đƣợc hình thành sớm nhất, còn các xóm khác hình thành là kết quả của sự gia tăng dân số cũng nhƣ công cuộc khai phá của cƣ dân Nà Lữ trong khoảng từ thế kỷ XVI – XIX. Xóm hình thành muộn nhất có lẽ là Làng Đền vì vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số gia đình từ làng Nà Lữ bắt đầu di cƣ vào sinh sống trong thành Nà Lữ lập lên Làng Đền hiện nay. Theo ông Hoàng Văn Mế kể lại, lúc đầu có 4 hộ gia đình thuộc 4 dòng họ chuyển đến sinh sống trong thành là họ Hoàng, Dƣơng, Phạm, Triệu. Tính đến

nay, bốn dòng họ này ở Làng Đền mới đƣợc 5 đời. Theo sách Địa danh và tài liệu

lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Nà Lữ bao gồm 16 bản: Nà Lữ, Làng Đền, Đoóng Mậy, Chân Khắc Thiệu, Nà Riềm, Nà Thắng, Bản Giài, Khau Luông, Bản Kế, Bản Nông, Hoằng Chuông, Hoằng Gioòng, Nà Đồng, Nà Nhâm, Bó Lếch [40, tr.187].

Cả phƣờng Nà Lữ đƣợc chia làm 4 phe (nhiều cụ ở Nà Lữ hiện nay vẫn quen gọi ghép là phe giáp), nhƣng các phe ở đây cũng thực hiện chức năng của giáp. Tham gia vào hàng phe chỉ có các đinh nam trong phƣờng. Việc gia nhập vào phe này hay phe kia là tùy thuộc vào sở thích của mỗi ngƣời, song, trên thực tế, nó phụ thuộc vào truyền thống của xóm làng, tuân thủ theo kiểu cha truyền con nối. Nếu bố thuộc vào Phe Nhất thì con trai sinh ra cũng thuộc Phe Nhất. Ví dụ, dòng họ ông Hoàng Văn Mế (Làng Đền) thuộc Phe Tứ, gia đình ông Phạm Ngọc Kiền (Nà Lữ) thuộc Phe Nhị. Chức năng của các phe đƣợc thể hiện rõ nhất qua các đám hiếu, giống nhƣ phƣờng, hội ở miền xuôi, nhƣng nó cũng có chức

năng của giáp là góp phần giải quyết việc làng. Hàng năm, vào ngày hội mùng 6 tháng Giêng âm lịch, các đinh nam tổ chức ăn uống ở Đền Vua Lê theo hàng phe. Hiện nay, trong đền vua Lê vẫn còn dấu tích 4 gian nhà ở hai bên tiền đƣờng là nơi 4 phe tổ chức ăn uống. Kinh phí của buổi lễ là sự đóng góp của các thành viên, nhƣng phần lớn lấy từ sản phẩm hoa lợi của ruộng hàng phe và ruộng đền. Hiện nay, ở gần cầu Vệ (thuộc làng Nà Lữ) vẫn còn khu ruộng Phe Tam. Quy định của phe rất chặt chẽ, nếu ai vi phạm có thể bị khai trừ ra khỏi tổ chức. Điều đó có nghĩa gia đình đó, đinh nam đó không phải là ngƣời của làng, nằm ngoài cộng đồng làng, việc gia nhập trở lại là rất khó khăn. Đây là một tổ chức phi quan phƣơng, chi phối mạnh mẽ tới đời sống của cƣ dân trong làng xã. Thực tế đã cho thấy, vào thế kỷ XIX, Nà Lữ cũng nhƣ các làng xã khác ở Việt Nam đều tồn tại song song hai bộ máy quản lý: một là bộ máy quản lý của nhà nƣớc thông qua các chức dịch do phƣờng trƣởng (sau là Lý trƣởng) đứng đầu, hai là bộ máy tự quản của làng xã do Sắc mục đứng đầu. Theo Địa bạ Nà Lữ lập năm Gia Long 4 (1805), phƣờng trƣởng Nà Lữ là Nguyễn Trọng Tô, Sắc mục là Đàm Đình Vạn [125]. Năm 1813, phƣờng trƣởng là Lê Văn Ứng [11]. Năm Minh Mệnh 21 (1840), đứng đầu phƣờng Nà Lữ là Lý trƣởng Hoàng Kim Cúc và Hƣơng mục Nguyễn Duy Mƣu [126].

Tiểu kết

Nà Lữ là một vùng đất cổ, nơi con ngƣời đến sinh sống và khai phá ruộng đồng từ rất sớm. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, Nà Lữ sớm trở thành một vùng đất trung tâm của khu vực Cao Bằng. Vào thế kỷ IX, Cao Biền đã cho xây dựng thành Nà Lữ cùng với thành Phục Hòa, biến nơi đây trở thành một căn cứ quân sự quan trọng, chống lại quân Nam Chiếu. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI, Nà Lữ đƣợc chọn làm trị sở của châu Quảng Nguyên, do họ Nùng cai quản. Vì vậy, vào thế kỷ XI, Nà Lữ đã trở thành kinh đô nƣớc Trƣờng Sinh và sau là nƣớc Đại Lịch của cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. Đầu thế kỷ XV, thành Nà Lữ lại đƣợc nhà Minh chọn làm trung tâm cai trị của mình trên đất Cao Bằng. Do đó, nó đã trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của nghĩa quân Bế Khắc Thiệu. Nhân dân Nà Lữ cùng nhân dân các dân tộc Cao Bằng dƣới sự lãnh đạo của Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái đã đánh bại quân Minh năm 1426,

giải phóng hoàn toàn Cao Bằng. Nhƣng năm 1430, do hiểu lầm, vua Lê Thái Tổ đã thân chinh lên Nà Lữ đánh Bế Khắc Thiệu. Sau khi thắng trận, vua cho dựng sinh từ của mình trong thành Nà Lữ, đồng thời cử hai võ tƣớng Lê Tuân, Lê Tải ở lại trấn giữ, chính thức đánh dấu sự có mặt của ngƣời Kinh ở vùng đất này.

Cuối thế kỷ XVI, một lần nữa, Nà Lữ đƣợc chọn làm kinh đô của nhà Mạc trong 85 năm cát cứ ở Cao Bằng. Sự kiện này ít nhiều đã làm thay đổi diện mạo của Nà Lữ. Từ đây, Nà Lữ không chỉ là quân thành mà còn trở thành trung tâm buôn bán, kinh tế phát triển. Nhƣng cũng từ đó, Nà Lữ bị cuốn vào vòng nội chiến liên miên giữa nhà Mạc và nhà Lê – Trịnh. Thành Nà Lữ vì thế đã bị phá hủy nhiều. Năm 1677, nhà Mạc thất bại hoàn toàn trƣớc đại quân Lê – Trịnh. Từ đây, Nà Lữ không chỉ mất vai trò là kinh thành, quân thành mà cả yếu tố thị thành vừa mới phôi thai cũng mất dần dấu tích. Phƣờng Nà Lữ đƣợc lập từ thế kỷ XVI dần bị nông thôn hóa trở lại và đến cuối thế kỷ XIX, dấu tích kinh thành, quân thành, thị thành của Nà Lữ hầu nhƣ chỉ còn trong ký ức ngƣời dân. Đến nay, cƣ dân Nà Lữ vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính và đang từng bƣớc vƣơn lên xóa đói giảm nghèo.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)