Nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 100)

Hát Then là hình thức nghệ thuật phổ biến ở Nà Lữ vào nửa đầu thế kỷ XVII. Đó là một hình thức nghệ thuật trong cung đình nhà Mạc, gắn liền với vai trò của hai nhà văn hóa Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Văn. Trong một bài thơ cúng của ông Dàng Đoạn (xã Hƣng Đạo) phá đàn tế lễ thần ôn của vua Mạc có đoạn nói rằng Bế Phùng sáng lập ra hát Then, Hoàng Quỳnh sáng lập ra hát Dàng. Họ là những nhà văn hóa lớn của Cao Bằng mà đến nay trong dân gian vẫn còn lƣu truyền nhiều giai thoại về họ. Theo đó, Bế Văn Phụng đƣợc vua Mạc Kính Vũ giao chức Tƣ Thiên (chiêm tinh) và Quản nhạc (quản đội nhạc trong triều) vì ông là ngƣời rất giỏi tiên tri, dự đoán thời thế. Hơn nữa, trƣớc khi vào cung, ông cầm đầu một đội nữ chuyên múa hát bằng đàn tính trong các lễ hội đầu

năm của dân làng. Khi quân Lê – Trịnh đánh mạnh, nhà Mạc nhiều lần phải chạy vào rừng, vua vì quá lo lắng, sầu não mà phát bệnh trầm uất. Bế Văn Phụng liền đi tìm ngƣời bạn thân của mình là Nông Quỳnh Văn (dân gian vẫn gọi ông là “Vua Ca Đáng”), bàn nhau trị bệnh cho vua bằng cách tổ chức lễ hội múa hát cầu yên giải hạn. Sau khi thống nhất, ông Bế Văn Phụng liền trở về Hòa An tổ chức một đội then nữ, ông Nông Quỳnh Văn tổ chức một đội then nam ở miền Đông còn gọi là “Dàng”, họp nhau ở kinh đô Nà Lữ, tập luyện để phục vụ vua.

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Yên, Then trƣớc đó đã tồn tại trong dân gian Tày dƣới hình thức Sliên – Pụt. Khi vào cung đình, dựa vào bài bản của Pụt, hai ông đã bổ sung, đặt lời mới cho phù hợp với nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp vua quan. Lời Then từ đó đƣợc chau chuốt hơn, mang nhiều điển tích, điển cố bằng từ Hán Việt có pha tiếng Kinh và có nhiều làn điệu nhƣ cao sơn, lƣu thủy, giã bạn, khóa quan, lƣợn then … Sự kết hợp giữa nghệ thuật dân gian Tày với nghệ thuật cung đình (hai bộ Đồng Văn và Nhã Nhạc) đã diễn ra.

Khi nhà Mạc ở Cao Bằng mòn mỏi vì các cuộc đánh phá của nhà Lê – Trịnh và mất ngôi vào năm 1677, các ca công, nhạc công của triều đình nhà Mạc tản mát vào dân và Tày hóa. Trƣớc và sau đó, do có hiểu biết về âm nhạc cung đình Lê – Mạc, họ đã dạy cho dân, cho các mo – then nhiều bài hát, bản nhạc. Những làn điệu đó đƣợc Tày hóa và dân gian hóa thành những bài Pụt, bài Giàng”. Nghệ thuật biểu diễn của Then dần mang tính chất cung đình nhƣ hình thức múa chầu [113, tr.460]. Trong nhiều bài Then có sự pha trộn giữa tiếng Kinh và tiếng

Tày. Có nhiều đoạn Then hầu hết là tiếng Việt nhƣ một đoạn của bài then “Lập

phủ Thành Lâm”:

“Thợ mộc khéo tài trạm câu loan

Trạm luồng bay, phƣợng hoàng uốn khúc Có long châu hổ phục đôi bên

Có sơn thủy bát tiên quá hải…” [58, tr.184]

Hiện tƣợng vay mƣợn ngữ - văn tự nhƣ trên phần nào chứng tỏ mối quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ - văn tự và văn hóa Tày – Nùng với cộng đồng ngôn ngữ, chữ viết Hán và cộng đồng ngôn ngữ, chữ viết Việt khá rõ rệt.

Sau năm 1677, sự biến động về chính trị và cƣ dân ở phƣờng Nà Lữ khiến cho Then mất dần vị trí trong đời sống dân gian. Từ cuối thế kỷ XVII, hầu hết ngƣời dân Nà Lữ không biết đến hát Then, lại càng không biết hát lƣợn, hát sli. Chính vì thế, trong những ngày lễ hội đền Vua Lê, ngƣời ta chủ yếu tổ chức trò chơi mà không có hát giao duyên.

Tiểu kết

Văn hóa của một địa phƣơng đƣợc hình thành là kết quả lao động và sáng tạo của cƣ dân vùng đất đó. Vì thế, nó chịu sự ảnh hƣởng không nhỏ từ môi trƣờng tự nhiên, xã hội và hoàn cảnh lịch sử. Sự biến đổi của những yếu tố trên, ít nhiều sẽ làm biến đổi văn hóa. Điều này đƣợc chứng minh qua tình hình văn hóa phƣờng Nà Lữ. Những biến động về chính trị, đặc biệt là dân cƣ của địa phƣơng đã tạo ra những biến đổi về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Trƣớc tiên, sự xuất hiện của vƣơng triều Mạc vào cuối thế kỷ XVI đã mang lại một gƣơng mặt mới cho đời sống văn hóa Nà Lữ. Bên cạnh yếu tố văn hóa Tày truyền thống đã xuất hiện văn hóa của ngƣời Việt, bên cạnh yếu tố văn hóa dân gian đã có nét văn hóa cung đình, từ đó tạo cơ sở cho sự giao thoa văn hóa rất đậm nét mà điển hình là việc xuất hiện chữ Nôm Tày và hát Then. Nhà Mạc đã góp phần đào tạo tri thức địa phƣơng, mở mang dân trí, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa địa phƣơng, đƣa Nà Lữ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng biên giới phía Bắc lúc bấy giờ.

Quá trình giao thoa văn hóa Tày – Việt ở phƣờng Nà Lữ một lần nữa đƣợc đẩy mạnh khi triều đình Lê – Trịnh thiết lập quyền cai trị ở đây. Những ngƣời lính gốc Thanh, Nghệ ở lại Nà Lữ, vừa bảo vệ vùng biên cƣơng, vừa xây dựng xóm làng. Những binh lính, quan lại, thầy đồ,… ngƣời Kinh sinh sống ở Nà Lữ dần dần bị Tày hóa đã chung sức tạo nên văn hóa Nà Lữ phong phú và đa dạng.

KẾT LUẬN

1. Nà Lữ là vùng đất cƣ trú lâu đời và liên tục của các tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, nhất là ngƣời Tày. Trải qua quá trình lịch sử, mảnh đất này đã tiếp nhận nhiều dòng ngƣời từ Trung Quốc sang nhƣ ngƣời Hoa, Nùng ..., và nhất là ngƣời Việt lên bao gồm quan lại do triều đình cử, thầy đồ, thầy cúng, binh lính, những ngƣời buôn bán, làm nông nghiệp,... Sự nhập cƣ của ngƣời Việt diễn ra mạnh mẽ nhất vào thế kỷ XVI và XVII gắn liền với việc thành lập vƣơng triều cát cứ nhà Mạc và cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc diễn ra ở Cao Bằng kéo dài từ 1592 đến 1677. Trong khoảng thời gian đó, các quá trình tộc ngƣời ở Nà Lữ diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình hòa hợp tộc ngƣời mà hiện tƣợng “Kinh già hóa Thổ” là một thí dụ điển hình. Hầu hết các dòng họ của phƣờng Nà Lữ đều là ngƣời Tày gốc Kinh nhƣ họ Hoàng, Lê, Phạm, Bùi, Nguyễn, Đàm, Lô… Đó chính là cơ sở để Nà Lữ trở thành một trung tâm giao thoa văn hoá Tày - Việt.

2. Nà Lữ trong lịch sử từ khởi nguồn cho đến thế kỷ XVII luôn đóng vai trò là trung tâm chính trị và quân sự của Cao Bằng. Nà Lữ là một cánh đồng cổ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên con ngƣời đến tụ cƣ từ sớm. Vào thế kỷ IX, Cao Biền cho xây dựng thành Nà Lữ, biến nơi đây trở thành căn cứ chống lại quân Nam Chiếu. Từ đó đến thế kỷ XI, họ Nùng đã thay nhau lãnh quyền cai quản châu Quảng Nguyên, đặt trị sở tại Nà Lữ. Vì thế, nơi đây đã trở thành trung tâm cát cứ Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. Nhờ có vị trí quan trọng, lại có thành quách từ đời trƣớc để lại, Nà Lữ đã đƣợc nhà Mạc chọn làm kinh đô trong 85 năm cuối cùng (1592 - 1677). Sự có mặt của nhà Mạc ở Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung không chỉ mở ra một giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa mà còn đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh giành quyền lực rất khốc liệt của hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh và Mạc. Sau cuộc chiến ấy, Nà Lữ cũng nhƣ Cao Bằng đều đặt dƣới quyền cai trị của vua Lê chúa Trịnh, đƣợc coi là vùng biên cƣơng trọng yếu. Nà Lữ dù không còn là trung tâm chính trị của vùng nhƣng vẫn đóng vai trò quân sự quan trọng, thể hiện rõ ở việc triều đình cắt cử một phần binh lính ở lại Nà Lữ vừa coi sóc biên cƣơng, vừa sinh cơ lập nghiệp. Sự xuất hiện của dòng ngƣời Kinh cùng với vị trí trung tâm kinh tế,

chính trị trong khoảng thời gian thế kỷ XV - XVII đã làm tan rã thiết chế chính trị truyền thống Quằng Mƣờng của ngƣời Tày ở Nà Lữ, thay vào đó là hệ thống chính quyền do triều đình phong kiến áp đặt. Nó đƣợc tổ chức gần giống vùng xuôi, nhƣng vẫn đảm bảo sự tồn tại thế lực của các phiên thần. Mặc dù vậy, ý thức về cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất của cƣ dân Nà Lữ luôn đƣợc nêu cao. Nà Lữ chƣa bao giờ tách rời lãnh thổ Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam ngay cả khi trở thành kinh đô của một vƣơng triều cát cứ. Ở đây, xu thế hƣớng tâm luôn luôn thắng thế.

3. Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, cùng với việc trở thành kinh đô của nhà Mạc, Nà Lữ đã tiếp nhận những kinh nghiệm sản xuất tiến bộ, giao lƣu buôn bán xuôi ngƣợc đƣợc mở rộng, kinh tế phát triển. Các triều đại phong kiến lại đẩy mạnh công tác khai khẩn đất hoang theo định chế ở những nơi dân cƣ ổn định thì dùng công điền để chế ngự ngƣời giàu có quá và để những ngƣời vô sản có đất sinh sống. Còn nơi nào đất rộng thì khuyến khích tƣ điền …. Điều đó đã làm cho chế độ tƣ hữu ruộng đất ở Nà Lữ phát triển mạnh, đạt gần 100% vào nửa đầu thế kỷ XIX. Qua phân tích địa bạ phƣờng Nà Lữ ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840), chúng ta không chỉ nhận thấy tình trạng manh mún và sự biến động trong sở hữu ruộng đất mà còn nhận thấy sự biến động về chính trị, xã hội. Qua phân tích sở hữu nhóm họ cho thấy, ở Nà Lữ, không có dòng họ nào nắm thế lực về kinh tế và chi phối sự phát triển của địa phƣơng trong một thời gian dài.

Yếu tố kinh tế hàng hóa mới bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Nà Lữ vào nửa đầu thế kỷ XVII nhƣng suy đến cùng, kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, chi phối đời sống của đại bộ phận dân cƣ. Do đó, yếu tố “thị” vừa mới phôi thai đã dần mất dấu tích, nhanh chóng bị nông thôn hóa trở lại.

4. Nà Lữ trong lịch sử cũng đƣợc coi là trung tâm văn hóa của ngƣời Tày cổ. Nhƣng do những biến động về chính trị, quân sự và dân cƣ trong quá trình phát triển đã dẫn đến sự thay đổi về đời sống văn hóa ở phƣờng Nà Lữ. Những yếu tố văn hóa mới ra đời. Chữ Nôm Tày xuất hiện là kết quả lao động sáng tạo không ngừng của những trí thức Tày địa phƣơng và trí thức ngƣời Việt ở Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung. Đó là sản phẩm có nguồn gốc từ chữ Hán và

chữ Nôm Việt. Chữ Nôm Tày trở thành một công cụ hữu ích để mở mang dân trí, bảo tồn và phát triển nền văn hóa bản địa.

Hát Then ra đời trƣớc tiên ở Nà Lữ, nơi đóng đô của nhà Mạc. Ban đầu, Then là “những lời khẩu ngữ tự nhiên xuất phát từ tâm can của ngƣời dân tộc thiểu số khi cầu cúng trời đất, núi sông, tổ tiên” [58, tr.177]. Sau đó, Then đƣợc đƣa vào cung đình thời vua Mạc Kính Cung. Ở đây đã diễn ra sự giao thoa, kết hợp giữa nhạc cung đình với dân ca địa phƣơng, tạo thành những bài hát mang nhiều điển tích điển cố của Nho giáo, vừa có tiếng Tày, vừa có tiếng Việt; vừa có hình thức múa dân gian, vừa có hình thức múa chầu trong cung đình... Khi nhà Mạc tan rã, các ca công tản mát vào dân gian và Tày hóa, những bài Then đã trở thành những bài Pựt, bài Giàng. Biến động chính trị năm 1677 làm cho Then không còn tồn tại phổ biến ở Nà Lữ. Lớp cƣ dân mới đƣợc hình thành sau sự kiện đó hầu nhƣ không biết hát Then, cũng không biết hát sli, lƣợn.

Sự cộng cƣ lâu dài giữa tộc Tày và tộc Kinh ở Nà Lữ làm cho hiện tƣợng “Kinh già hóa Thổ” và việc sử dụng song ngữ Tày – Việt trở nên phổ biến. Đó chính là cơ sở dẫn đến sự giao thoa văn hóa Tày – Việt diễn ra đậm nét và mang tính điển hình, góp phần tạo nên đời sống văn hóa đa dạng và phong phú của cƣ dân Nà Lữ.

Hiện nay, trong yêu cầu hội nhập và phát triển, nhân dân các dân tộc Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung đã và đang phát huy những thế mạnh, những yếu tố nội lực để tiến lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với vị thế vốn có trong lịch sử.

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 100)