Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nà Lữ một lần nữa đƣợc chọn làm kinh đô của “non nƣớc Cao Bằng”. Năm 1592, khi thất thủ ở kinh thành Thăng Long, vua Mạc Kính Cung cùng hoàng tộc, quan lại đã chạy lên Cao Bằng, chọn đây làm nơi cát cứ của chính quyền họ Mạc, đối trọng với triều đình Lê – Trịnh. Nhà Mạc chọn Cao Bằng vì tƣơng truyền trƣớc đó, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi đƣợc vua Mạc Mậu Hợp hỏi về tƣơng lai của nhà Mạc đã nói: “Cao Bằng tuy tiểu khả dung sổ thế” (nghĩa là đất Cao Bằng tuy nhỏ bé nhƣng cũng dung thân đƣợc vài đời) [59, tr.114].
Theo Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh, “đến đời Lê Thế Tông năm
Quang Hƣng thứ 21 (1598), Mạc Kính Cung chiếm cứ Cao Bằng, ở trong thành này [thành Nà Lữ], xây dựng cung điện” [99, tr.118]. Sau đó, do yêu cầu phát triển, nhà Mạc mở rộng kinh đô sang bờ Bắc sông Bằng (khu vực Bản Phủ thuộc Cao Bình ngày nay). Trải qua 85 năm, với ba đời vua Mạc (Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ), vùng Nà Lữ đã mang một gƣơng mặt mới, từng bƣớc đƣợc đô thị hoá và trở thành “phƣờng” cùng với phố Cao Bình.
Ban đầu, Mạc Kính Cung đã chấn chỉnh tổ chức bộ máy quan lại. Về đại thể, mô hình tổ chức bộ máy nhà Mạc khi lên Cao Bằng vẫn đƣợc giữ nguyên nhƣ khi còn ở Thăng Long. Những ngƣời tham gia vào bộ máy đều là quan lại cũ ủng hộ nhà Mạc và một số nhân sĩ địa phƣơng nhƣ Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Vân. Nguồn quan lại đƣợc bổ sung thƣờng xuyên thông qua thi cử. Trƣờng thi đƣợc nhà Mạc lập ở Bản Thảnh (tức Làng Thánh nay thuộc xã Hƣng Đạo).
Với những hoạt động của vua quan và bộ máy triều đình nhà Mạc, Nà Lữ đã đóng vai trò kinh thành – quân thành – thị thành. Điều đó đƣợc thể hiện trƣớc hết ở tên cấp hành chính của Nà Lữ là “phƣờng”. Yếu tố “thị” cũng đƣợc phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của hoàng cung, quan lại và một số lƣợng lớn binh lính đóng trong thành. Hiện nay, nguồn tƣ liệu không cho phép chúng ta dựng lại cụ thể, chi tiết về diện mạo phần thị cũng nhƣ tình hình phát triển thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp của Nà Lữ. Tuy nhiên, sự xuất hiện địa danh cánh đồng Đầu Chợ ở phía Tây Nam thành Nà Lữ và sự kiện năm 1724, chúa Trịnh hạ lệnh triệt bỏ tuần ty Nà Lữ [43, tr.124] đã phần nào nói lên điều đó.
Cùng với việc mở rộng kinh đô sang bờ tả sông Bằng, nhà Mạc đã cho xây dựng Bản Phủ (nơi vua làm việc), Đền Giao (nơi tế Trời Đất), Thiên Thanh (chiêm tinh), Đông Tầm (khu cung tần mỹ nữ ở), vƣờn Thƣợng Uyển, trƣờng
học ở Làng Thánh (nay là Bản Thảnh), … Nà Lữ trở thành quân thành kiên cố bảo vệ cho kinh đô từ phía Tây Nam.
Thành Nà Lữ thời nhà Mạc có hình tứ giác với tổng diện tích 37,5 ha. Phía Đông Bắc giáp sông Bằng, phía Tây Bắc giáp núi Bế Khắc Thiệu, phía Đông Nam giáp cánh đồng Đầu Chợ và làng Nà Lữ, phía Tây Nam giáp khu Nà Thính, Tƣờng Gạch. Thành đƣợc sửa sang và xây bằng gạch vồ, ngƣời Tày địa phƣơng gọi là Gạch Vùa (gạch Vua). Qua khảo sát dấu tích gạch còn lại ta thấy, Gạch Vùa có màu xám, to và dầy, kích thƣớc không đều nhau. Những viên dùng để xây tƣờng thành thƣờng có chiều dài 37cm, chiều rộng 16 cm và chiều cao 15 cm. Những viên dùng để xây đền vua Lê thƣờng có kích thƣớc 37cm x 14cm x 8cm. Những viên gạch lát nền thƣờng có kích thƣớc 32cm x 23cm x 5 cm. Những viên gạch chạy chỉ thƣờng có kích thƣớc 21cm x 10cm x 4cm. Các công trình kiến trúc trong thành đều đƣợc lợp bằng ngói máng. Hiện nay, ở khu vực phía Tây (nhân dân gọi là Tƣờng Gạch) còn nhiều dấu tích lò gạch, lò ngói, lò vôi của nhà Mạc. Lò ngói của nhà Mạc có hình trái cam với đƣờng kính khoảng 3m, chiều cao khoảng 3m và đƣợc làm chìm dƣới lòng đất.
Chân thành đƣợc xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng cỡ lớn với nhiều kích thƣớc khác nhau: 79cm x 51cm x 54cm, hoặc 65cm x 33cm x 46 cm, có tảng có kích thƣớc 93cm x 62cm x 30cm (hiện còn ở chân cổng thành phía Nam). Tƣơng truyền, loại đá tảng này đƣợc khai thác ở xã Bình Long, huyện Hòa An và vận chuyển bằng đƣờng thủy (bè mảng) xuôi theo dòng sông Mãng đến cửa Đông thành Nà Lữ rồi cho quân chuyển lên để xây chân thành, cổng thành.
Bên trong tƣờng thành bằng gạch, nhà Mạc còn cho đắp tƣờng đất thoai thoải để giữ và xây dựng hệ thống đƣờng thành chạy xung quanh. Đƣờng thành phía Đông chạy theo bờ sông Mãng dài 510m, mặt thành rộng 5m, hiện chỉ còn một đoạn khoảng 200m là thành đất tƣơng đối nguyên trạng, tƣờng thành đất bên trong có đoạn cao hơn đƣờng thành 2m, bên ngoài bị đào bới không còn thành gạch. Cửa Đông của thành thông ra bờ sông Mãng, thuộc khu vực cánh đồng cửa Đông (nay là phần đất của ông Hoàng Văn Hào, xóm làng Đền). Đây là cửa để vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng thuỷ từ Mỏ Sắt (huyện Hoà An) xuống, từ Long Châu (Trung Quốc) và các huyện miền Đông lên. Hiện nay cổng chỉ còn lại dấu tích.
Đƣờng thành phía Bắc dài 770 m. Thành gạch nay không còn chỉ còn thành đất và đƣờng thành đã bị ngƣời dân phá để xây nhà, làm ruộng. Cổng phía Bắc
chƣa xây xong, chủ yếu để thoát nƣớc nên gọi là Cống Bắc. Cống Bắc giáp với Roỏng Khoang thông ra Khau Phƣớc (núi Bế Khắc Thiệu) – một đồn binh quan trọng của nhà Mạc để bảo vệ thành Nà Lữ và vùng kinh đô.
Đƣờng thành phía Tây dài 570m, hiện nay chỉ còn thành đất. Phía trong và ngoài thành nay vẫn còn dấu tích của các lò gạch, lò ngói và một ao rất lớn có từ thời Mạc. Cửa Tây giáp ruộng Nà Thính, Dọc Hồ, Khau Vũ và là cổng thoát hiểm để rút lui sang dãy Liên Sơn khi quân lính trong thành không kháng cự nổi. Hiện nay cổng thành hầu nhƣ không còn dấu vết.
Đƣờng thành phía Nam dài 490m nhƣng nay chỉ còn thành đất khoảng 200m, mặt đƣờng thành rộng gần 5m, tƣờng đất bên trong cao hơn 2m. Cửa Nam giáp cánh đồng Đầu Chợ, có hình bán nguyệt. Theo các cụ già kể lại, đây là cửa chính của thành vì trƣớc đây, đƣờng vào thành phải đi qua Chợ. Tƣơng truyền cửa này đƣợc xây bằng gạch, hình vòm có hoa văn trang trí đẹp, cánh cổng làm bằng gỗ nghiến kiên cố. Cửa rộng 5m, chân cổng đƣợc xây bằng một loại đá tảng to, phẳng. Hiện nay, hình thù móng cổng và đá kè chân cổng vẫn còn nguyên.
Các công trình kiến trúc trong thành hiện nay đã bị phá hủy hoàn toàn, trừ đền Vua Lê. Do đó, việc khôi phục lại mô hình kiến trúc bên trong thành là rất khó khăn. Trong thành có bốn gò đất cao, tƣơng truyền từ thời Mạc, mỗi gò đất này đƣợc đặt bằng tên của một con vật linh thiêng là Long, Ly, Quy, Phƣợng. Gò Long (Con Rồng) là gò cao nằm ở phía Đông, là nơi có đền Vua Lê. Gò Ly (Con Hổ) là gò to, cao và rộng nhất với diện tích khoảng 5ha. Đứng trên gò Ly có thể quan sát toàn bộ khu vực xung quanh. Có thể, nơi đây đã từng có trạm gác, đài quan sát của quân Mạc. Gò Quy (con Rùa) có diện tích khoảng 1ha, nằm ở phía Tây Nam của thành. Gò Phƣợng (hay còn gọi là dải đồi Phƣợng) có diện tích khoảng 3 ha nằm ở chính giữa thành chạy dọc theo đƣờng thành phía Đông, trƣớc mặt là ruộng lúa, phía sau là vƣờn cây. Dọc thung lũng nối từ đƣờng thành Nam trƣớc kia có một đƣờng đi lát gạch thành bậc, nối thẳng vào khu Bàn Cờ ở trƣớc dải đồi Phƣợng nhƣng nay đƣờng gạch này đã bị phá. Ở phía Bắc giáp gò Phƣợng là vƣờn đạn với diện tích khoảng 2,5ha. Đây là kho chứa đạn đá hình tròn, đƣợc mài tƣơng đối nhẵn, gồm nhiều loại to, nhỏ khác nhau: Loại to có đƣờng kính 9cm, nặng 1,2kg; loại nhỏ có đƣờng kính 3,5cm, nặng 0,08kg.
Trong 85 năm, ngoài việc củng cố và xây lại thành Nà Lữ, nhà Mạc còn để lại rất nhiều dấu ấn ở vùng đất Nà Lữ thông qua các địa danh đến nay vẫn tồn tại, nhƣ:
- Thâm Rạng (Bến Voi) nay thuộc địa phận Bản Giài, phía Bắc giáp Nà Ảng - Nà Hẩu, phía Nam giáp Nà Củ, phía Tây giáp ruộng, phía Đông giáp Đồng Vua. Tƣơng truyền đây là nơi quan quân nhà Mạc đƣa voi ra tắm và uống nƣớc.
- Tổng Vùa: là một cánh đồng rộng, phẳng nằm ở khu vực giáp xóm Bến Đò và Bản Giài. Đây là cánh đồng của nhà vua, sản phẩm làm ra nhằm phục vụ cho nhu cầu lƣơng thực của hoàng cung.
- Cầu Vẽ (Cầu Vệ) nối làng Nà Lữ với xóm Bến Đò, cầu rộng 3m, dài 6m
đƣợc xây hình vòm bằng gạch vồ. Hiện nay cầu đã bị hỏng, nhân dân xây dựng lại bằng bê tông cốt thép.
- Ao Xe (bãi đỗ xe ngựa) ở gần cầu Vệ, giáp sông Bằng thuộc địa phận làng Nà Lữ. Theo ngƣời dân địa phƣơng thì bãi xe này đã có từ trƣớc, khi nhà Mạc lên đã mở rộng thêm, diện tích khoảng 3 ha. Bên cạnh Ao Xe có Vƣờn Mây, là nơi cảnh đẹp, các quan dừng chân ngắm cảnh.
- Ao Cả: thuộc làng Nà Lữ nằm ở phía tây cánh đồng Đầu Chợ, là ao thả cá của quan quân nhà Mạc. Bây giờ là ruộng lúa của dân, có diện tích gần 1 ha. Hiện nay vẫn còn một đoạn bờ ao dài 10m cao 1m.
- Ao Quan: thuộc làng Nà Lữ, nằm sát đƣờng liên xã Hoàng Tung - Hồng
Việt, diện tích khoảng 5000m2
. Đây là ao dành riêng cho các quan trong triều vãn cảnh, hiện nay là ruộng lúa.
- Đầu Chợ: nơi họp chợ thời nhà Mạc, diện tích khoảng 1,5 ha, là khu đất rộng bằng phẳng, hiện nay là ruộng lúa.
- Ao Sen: thuộc xứ đồng Bó Thuông nằm ở phía Tây Nam thành với diện tích khoảng 1 ha. Đây là nơi các quan vãn cảnh, hiện nay là ruộng lúa.
- Bến đua thuyền: Nằm trên dòng sông Bằng, đoạn qua thành Nà Lữ. Tƣơng truyền vào dịp đầu xuân năm mới tại đây có tổ chức đua thuyền.
- Cầu Thơi nằm ở phía Tây Bắc thành Nà Lữ thuộc làng Đền, cầu đƣợc bắc
qua một con suối, có hình vòm xây bằng gạch vồ (gạch vùa). Qua thời gian, cầu đã bị hỏng và đƣợc thay bằng cầu tre.
- Suối Đông Thảo, Vƣờn Quýt, Vƣờn Tọa (nay thuộc xóm Bản Chạp) là nơi vua thƣờng đến thƣ giãn, ngắm cảnh.
Thành Nà Lữ đã trở thành một căn cứ quân sự quan trọng để bảo vệ chính quyền họ Mạc. Xung quanh thành Nà Lữ, nhà Mạc cho xây dựng một hệ thống các đồn bao bọc bên ngoài nhƣ ở phía Nam có Vỏ Dẻ - Vò Đuổn – Đống Lân; phía Bắc có đại đồn Bế Khắc Thiệu; phía Đông có đại đồn Khau Lừa; phía Tây
có đại đồn Bản Tấn – Vò Giƣởng - Khau Lêu – Khau Luông… Sau này, nhà Mạc xây dựng một phần kinh đô sang Cao Bình là có ý lợi dụng sông Bằng làm chiến hào quan trọng, cản trở bƣớc tiến công của quân Lê – Trịnh.
Nhà Mạc còn chuẩn bị một hậu cứ an toàn để ẩn náu mỗi khi kinh đô gặp khó khăn. Từ thành Nà Lữ có đƣờng qua dãy núi Thiên Mã (nay là dãy Lam Sơn) vào hậu cứ của nhà Mạc ở Lũng Tàn (nay thuộc xã Minh Tâm). Dấu vết còn để lại rất nhiều qua những đoạn thành bao bằng gạch và địa danh ở khu vực xã Hồng Việt hiện nay. Lũng Tàn là một thung lũng khoảng 3,5 ha đƣợc bao bọc xung quanh là núi đá cao, giữa những chỏm núi, nhà Mạc đều đắp thành bao. Đƣờng vào lũng này có hai lối: một đi qua hai Lũng Làng và Lũng Cút và một đi qua Lũng Chang nhƣng phải vƣợt đèo Kéo Sải rất nguy hiểm. Đây là một vùng hậu cứ an toàn, vừa đảm bảo nguồn lƣơng thực, vừa đảm bảo “lui có thể giữ, tiến có thể đánh”. Cửa vào Lũng Làng có một ngọn núi gọi là “vọng quan đài” (núi có một hang thông hai bên, từ trên hang có thể quan sát cả cánh đồng rộng trƣớc mặt, kiểm soát đƣợc vùng trung tâm của xã Minh Tâm). Mỗi khi rút vào đây, nhà Mạc thƣờng bố trí quân tập trung ở Lũng Làng và Lũng Cút, triều đình ở trong Lũng Tàn. Đƣờng vào Lũng Tàn là khe núi đá, chỉ có thể đi hàng một. Khi có địch cần báo động, quân ở vòng ngoài sẽ đốt lửa báo hiệu cho phía trong chuẩn bị để rút hoặc tiến đánh, ngƣời dân gọi nơi đó là “Phja Đén” (Núi Đèn). Từ hậu cứ này có thể rút chạy về khu vực Thành Công – nơi ngƣời Dao sinh sống rất đông. Hiện nay, dấu vết nhà Mạc còn rất rõ ở Minh Tâm qua các địa danh nhƣ Nà Xả Keo, Phja Đén, Lũng Tàn, Tổng Ngần, Nà Tƣờng, Nà Thiên Háng,…
Để chuẩn bị lực lƣợng, ngoài bộ phận binh lính từ xuôi lên, nhà Mạc đã cho một bộ phận ngƣời Dao, Ngạn… từ phía nam Trung Quốc sang sinh sống. Ở khu vực cửa ngõ Tây Nam của Cao Bằng, ngƣời Dao đến sinh sống ở đây đã đƣợc 12 đời, họ đƣợc vua Mạc cho khai khẩn đất hoang canh tác, không cần nộp thuế, nhƣng mỗi khi quân Lê – Trịnh tiến đến, phải đốt lửa báo cho triều đình. Có khi triều đình còn lấy ruộng của ngƣời Tày bản địa cấp cho họ để họ đi lính và chế tạo vũ khí phục vụ nhà Mạc. Ngƣời Dao xã Thành Công (huyện Nguyên Bình) hiện nay có khu ruộng Tày, là chân ruộng tốt, tƣơng đối bằng phẳng. Ngƣời Dao ở Nguyên Bình thuộc nhóm Dao Tiền, là những ngƣời biết làm thuốc súng, thuốc nổ, biết rèn sắt và chế tạo vũ khí. Khi quân Lê – Trịnh tiến đánh, triều đình gặp
nguy, nhà Mạc đốt lửa báo hiệu, đội quân ngƣời Dao2
từ Thành Công (Nguyên Bình) lại kéo quân về giúp. Một lần, đoàn quân đi đến xã Tam Kim thì dừng lại bên bờ suối nghỉ ngơi. Quân lính xuống suối rửa chân tay đông đã làm vỡ phai nƣớc nên từ đó nhân dân gọi địa danh đó là Phaj Khát, lâu ngày biến âm thành Phay Khắt. Nhà Mạc cho tộc ngƣời Ngạn ở Quý Châu vào Cao Bằng, bố trí thành các làng nối tiếp nhau, tạo thành một vành đai bao bọc phía Đông Nam kinh đô Nà Lữ - Cao Bình. Đây là tộc ngƣời duy nhất ở Cao Bằng có “Lƣợn đánh giặc”, lấy chủ đề chiến tranh để bày tỏ tình yêu đôi lứa [108, tr.208-220]. Họ là những ngƣời lính chủ chốt, đóng ở vành đai bên ngoài để bảo vệ nhà Mạc.
Với vai trò là kinh đô, trung tâm chính trị của một chính quyền nên Nà Lữ không vƣợt ra khỏi cơn lốc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Mạc và Lê – Trịnh. Khi nhà Mạc rút quân lên Cao Bằng, triều đình Lê - Trịnh luôn mong muốn đem quân lên tiêu diệt. Trong khoảng thời gian đầu từ 1592 - 1623, nhà Lê – Trịnh đã nhiều lần đƣa quân lên đánh nhà Mạc ở Cao Bằng nhƣng không giành đƣợc thắng lợi. Nhà Mạc đã nhờ vào sự ủng hộ của nhà Minh để buộc triều đình Lê – Trịnh cắt đất Cao Bằng cho mình. Năm 1666, nghe tin Mạc Kính Vũ bắt đƣợc phiên tƣớng Thái Nguyên là Thông Quận công Hà Sĩ Tứ, chúa Trịnh liền sai “Thái phó Lý quận công Trịnh Đống làm thống lĩnh, Thiếu úy Hào quận công Lê Thì Hiến làm phó … đem các quân tiến đánh, Kính Vũ bèn giết Thông quận công Hà Sĩ Tứ, bỏ sào huyệt trốn vào rừng núi. Thế là quan quân phóng lửa đốt cháy chỗ ở của Mạc Kính Vũ rồi về” [52, tr.273]. Ngay tháng 9 năm sau (1667), Trịnh Tạc “thân hành thống suất đại binh đi đƣờng Lạng Sơn, hạ lệnh cho Tiết chế Trịnh Căn đốc suất các tƣớng đi đƣờng Thái Nguyên, bọn Thái phó Trịnh Đống, Thiếu úy Trịnh Kiền, Lê [Thì] Hiến, Thiếu phó Trịnh Ốc, Đô đốc đồng tri Đinh Văn Tả và Lê Châu làm thống lãnh, bọn Thị lang Nguyễn Năng Thiệu, Lê Sĩ Triệt, Dƣơng Hạo, Hồ Sĩ Dƣơng, Nguyễn Văn Thực và Trƣơng Luận Đạo làm Đốc thị, chia đƣờng cùng tiến thẳng đến Cao Bằng. Hay tin đại binh tiến đến, Kính Vũ trốn sang châu Tiểu trấn yên nhà Thanh.