Trang phục

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 76)

Trang phục là một trong những biểu hiện của văn hóa và trong một chừng mực nhất định nó phản ánh điều kiện sản xuất, sinh hoạt, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của tộc ngƣời và môi trƣờng sống quanh họ.

Thƣờng phục của cƣ dân Nà Lữ rất giản dị, chủ yếu là màu chàm, màu thâm, màu nâu. Ngƣời phụ nữ trong gia đình phải tự dệt, nhuộm vải và khâu vá quần áo. Trang phục tiêu biểu là bộ y phục của ngƣời phụ nữ: Áo là loại áo dài 5

thân, trong đó có 1 thân ngắn, phần trên liền với nhau và hơi thít lại, phần dƣới xe thành hai vạt, cài khuy bên phải, ống tay hẹp. Thắt lƣng làm bằng vải chàm, có thể bằng vải tơ, dài khoảng 2 sải tay đƣợc gập lại theo chiều dọc, quấn quanh ngƣời và buộc thắt múi ở sau lƣng. Riêng yếm và váy thì giống nhƣ ngƣời Kinh [116, tr.27]. Phụ nữ thƣờng vấn tóc sang bên phải, quấn khăn ngang và đội thêm khăn vuông ra ngoài, đi giầy vải. Trang sức của phụ nữ cũng rất đơn giản. Họ thƣờng đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và mang xà tích bằng bạc. Có nhiều phụ nữ nhuộm răng đen.

Trong các ngày lễ, ngày hội, đàn ông thƣờng đội khăn xếp, mặc áo dài thâm, quần trắng, cầm ô, đi giày nhƣ ngƣời Kinh. Ngày thƣờng, họ mặc quần áo ngắn, thắt khăn chàm theo kiểu đầu rìu, đi chân đất.

Nhìn chung, trang phục của cƣ dân Nà Lữ tƣơng đối giản dị về mầu sắc, hầu nhƣ không có hoa văn trang trí, có nhiều nét tƣơng đồng với trang phục của ngƣời Kinh.

4.1.3 Nhà cửa

Khi nói đến ngôi nhà đặc trƣng của vùng Tày, chúng ta thƣờng nghĩ ngay đến nhà sàn. Nhƣng phƣờng Nà Lữ không có nhà sàn, hoàn toàn là nhà đất. Có lẽ, trƣớc đợt di dân lớn của ngƣời Việt vào cuối thế kỷ XVI, ngôi nhà sàn đã tồn tại phổ biến ở Nà Lữ. Khi lớp cƣ dân mới đến, chủ yếu là ngƣời Việt đã chuyển sang làm nhà đất. Nhà của họ chủ yếu là 3 gian hoặc 5 gian làm bằng tranh, tre, nứa, lá, trát vách. Vách đƣợc làm bằng đất trộn rơm và ở hai bên sƣờn trát cao lên tận nóc nhƣng nhờ có nhiều cửa sổ nên vào nhà không bị thiếu ánh sáng. Những gia đình giàu có thƣờng làm nhà trình tƣờng mà dân địa phƣơng gọi là nhà trình. Theo lời cụ Hoàng Văn Mế (76 tuổi), đời ông của cụ (tức là vào khoảng cuối thế kỷ XIX), xã Na Lữ chỉ có vài ngôi nhà trình, còn lại là nhà tranh, không có nhà sàn. Nhà đất chủ yếu có hai mái chính. Vì kèo đơn giản, chủ yếu là vì kèo quá giang hai hàng cột trong những ngôi nhà mang tính tạm bợ và vì kèo quá giang dựa trên tƣờng đất trong nhà trình. Song những vì kèo này đều đƣợc làm bằng gỗ nghiến lấy từ rừng nên rất bền. Nhà thƣờng đƣợc lợp bằng lá tranh, máng tre vầu hoặc rạ, nhƣng cũng có nhiều nhà lợp bằng ngói âm dƣơng. Cƣ dân địa phƣơng thƣờng tự làm ngói để lợp nhà. Nhà của họ đƣợc thi công theo trình tự:

san nền, dựng vì kèo (với nhà vách đất, phên nứa), trình tƣờng (với nhà trình), cuối cùng là lợp mái, làm cửa.

Cách bố trí sinh hoạt trong ngôi nhà của ngƣời Nà Lữ tùy thuộc vào từng kiểu nhà, nhƣng về cơ bản vẫn theo nguyên tắc chung. Nhà ở thƣờng đƣợc chia làm hai phần: từ mặt trƣớc của ngôi nhà cho đến hàng cột cái phía sau là khu vực dành để tiếp khách, đặt bàn thờ tổ tiên và chỗ ngủ của ông chủ nhà. Nơi tiếp khách là một chiếc sập gỗ kê trƣớc bàn thờ, trƣớc sập là bộ tràng kỷ để ngồi uống nƣớc. Sập vừa là nơi ngủ của chủ nhà, vừa là nơi để các cụ ông đàm đạo. Con dâu, con gái khi vào hầu nƣớc các cụ thì phải bƣớc lùi ba bƣớc mới đƣợc quay đi. Phía sau bàn thờ tổ tiên còn kê một chiếc giƣờng, thƣờng là nơi ngủ của ngƣời phụ nữ cao tuổi nhất trong nhà. Hai bên đƣợc chia làm nhiều buồng, đó là chỗ ngủ của khách nữ, con cái và đôi vợ chồng trẻ. Ngôi nhà đất ở Nà Lữ còn mang dấu vết của sự chuyển tiếp từ nhà sàn nên nhà nào cũng có gác xép. Đó là nơi để thóc lúa, hòm xiểng, nơi cất trữ đồ đạc của gia đình. Nhƣng bếp không còn ở gian chính nữa mà chuyển xuống phía sau, hoặc bên cạnh nhà. Từ nhà chính có đƣờng thông sang bếp. Không gian của bếp tƣơng đối rộng vì đây vừa là nơi ăn cơm, vừa là nơi nấu nƣớng. Chuồng trâu, chuồng gà đƣợc tách riêng và ở xa nhà.

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)