Các lễ tiết trong năm

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 85)

- Tết Nguyên Đán: là ngày Tết chính trong năm. Chuẩn bị đến Tết, ngƣời ta mua sắm, trang trí lại nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị các lễ vật dâng cúng, làm các loại bánh, thăm mồ mả tổ tiên,… Họ làm các loại bánh nhƣ bánh chƣng, bỏng đƣờng, chè lam, bánh bột, bánh khảo… Nếu ở vùng Tày nói chung, họ thƣờng gói bánh chƣng tròn và dài thì ở Nà Lữ, ngƣời ta chỉ gói bánh chƣng vuông. Đến Giao thừa, các gia đình làm mâm cơm cúng tổ tiên và mang lễ đến cúng ở đền Vua Lê. Lễ mang lên đền nhất thiết phải có gà, rƣợu. Các gia đình đua nhau chọn con gà béo nhất để làm lễ cúng đền vua Lê vì họ cho rằng, lễ vật dâng lên có đầy đủ thì năm ấy mới ăn lên làm ra, có nhiều tài lộc. Trong ba ngày Tết, sáng nào họ cũng sắp mâm cơm cúng tổ tiên vào buổi sáng rồi đi chúc Tết

ông bà, cha mẹ và làng xóm. Từ ngày mùng 4 trở đi, ngƣời dân phƣờng Nà Lữ bắt đầu vào hội du xuân. Họ chuẩn bị lễ hội của phƣờng vào ngày 6 tháng Giêng, sau đó đi tham gia hội xuân ở các xã bên nhƣ hội chùa Viên Minh (mùng 8 tháng Giêng), hội chùa Dẻ Đoóng (mùng 9 tháng Giêng), hội đền Kỳ Sầm (mùng 10 tháng Giêng)…

- Tết mồng 6 tháng Giêng âm lịch: Đây là ngày lễ hội đền Vua Lê. Vào ngày này, nhà ai cũng làm bánh, thịt gà để ăn Tết và đón khách từ khắp nơi đến.

- Tết Đắp nọi: thƣờng ăn vào 30 tháng Giêng âm lịch, gọi là Tết lại. Vào ngày này họ đều thịt gà và làm bánh chƣng, bánh ngải cứu…

- Tết Thanh Minh ăn vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình đều đến phần mộ tổ tiên để quét dọn, sửa sang và sắp cỗ để cúng tế. Lễ vật là xôi 5 màu và rƣợu. Xôi 5 màu đƣợc tạo ra từ lá cây nhƣ lá cẩm, lá cây sau sau, lá cây dong riềng, củ nghệ… Họ còn làm món bánh trôi và bánh trứng kiến để ăn Tết. Nguyên liệu chính của bánh trứng kiến là trứng của loài kiến đen to mà ngƣời dân gọi là “hắc mã nghi”, chế biến với củ kiệu và bột nếp.

- Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là lúc nông lịch của địa phƣơng đang trong mùa cầy cấy sắp xong. Cƣ dân Nà Lữ coi đây là Tết diệt sâu bọ, đồng thời cũng để trình báo với tổ tiên, cầu mong sự phù trợ một vụ mùa bội thu. Vào ngày này họ thƣờng làm bánh gio và rƣợu nếp cái để ăn. Hoa quả đƣợc dùng nhiều trong Tết này là mận hậu lòng đỏ, vải thiều. Họ còn bôi vôi vào các cây ăn quả trong vƣờn nhà.

- Tết Tháng Bảy là tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên Đán, là tết xá

tội vong nhân, ăn vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Cũng nhƣ ngƣời Kinh, họ

thƣờng cúng cơm ngoài sân rồi mới cúng trong nhà. Tết này họ làm bánh gai, bánh rợm, còn gọi là bánh đen và bánh trắng. “Pẻng tải hoài vằng, pẻng chƣng hoài hảy” (Lúc ngƣời ăn bánh gai thì trâu cƣời, ngƣời ăn bánh chƣng thì trâu khóc). Bánh gai và bánh rợm đƣợc làm với hai loại nhân là nhân mặn và nhân đƣờng. Nếu ở miền xuôi họ làm nhân bánh đƣờng bằng đỗ xanh trộn đƣờng thì ở Nà Lữ ngƣời ta làm nhân bằng lạc giã nhỏ trộn với đƣờng mật mía. Sau khi chín, bánh đƣợc xâu thành từng đôi và treo lên sào. Mỗi nhà thƣờng làm hai hoặc ba sào tùy theo nhu cầu của gia đình nhƣng lƣợng bánh làm thƣờng đƣợc dùng trong gần một tháng. Ngoài bánh, ngƣời dân còn làm bún, ăn thịt vịt, không ăn thịt gà. “Bƣơn chiêng bấu kin nựa pất, bƣơn chất bấu kin nựa cáy” (tháng giêng không ăn thịt vịt, tháng bảy không ăn thịt gà). Vì thế, vào khoảng tháng 4 - 5 âm lịch hàng năm, nhà nào cũng nuôi vịt đàn để chuẩn bị ăn tết tháng 7. Theo tục lệ,

vào ngày Tết tháng 7, vợ chồng con gái phải về mừng Tết bố mẹ vợ một đôi vịt, một chai rƣợu, cùng với bún, bánh và hoa quả.

- Tết Trung thu ăn vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trung thu là Tết của trẻ em nên vào ngày này, trẻ em đƣợc ngƣời lớn chiều chuộng, làm cho nhiều đồ ăn ngon nhƣ bánh khoai, cốm, và nhiều hoa quả nhƣ hồng, bƣởi,... để trông trăng phá cỗ.

- Tết cơm mới: thƣờng ăn vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9 âm lịch, tức là vào đầu mùa lúa chín. Họ chọn một ngày tốt, chuẩn bị gạo mới, vàng hƣơng, thịt lợn, thịt gà, rƣợu quả và bánh khoai để thắp hƣơng tổ tiên và sau đó cùng nhau ăn uống. Tất cả thức ăn trong bữa cơm này đều là sản phẩm mới của vụ mùa.

- Tết Ông Công ông Táo: Theo phong tục, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Táo về Trời, báo cáo tình hình một năm ở hạ giới. Vì thế, ngƣời Nà Lữ thƣờng sắp mâm cơm, làm bánh và sắm cá chép để Táo quân về Trời. Từ hôm đó, ngƣời dân bắt đầu sửa soạn sắm Tết Nguyên đán. Đây là phong tục của ngƣời Kinh còn đƣợc lƣu giữ, không có ở các vùng Tày khác.

Một phần của tài liệu Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)