Quy hoạch thành phố và nhà ở của dân cư:

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 101)

- Nghị định số 162NĐ cùa Thị tnrởn" thành phô dấiih thuế du hí tại các rạp cùa người Việt và ngoại kiéu (kliỏng kể người Pháp) Vé dươi 15$ chịu: 1$ thuế

TÁC ĐỘNG CỦẠ TÌNH HĨNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP ĐEN HẠ TẦNG ĐÔ THị VÀ XÃ HỘI HÀ NỘ!.

3.1.1- Quy hoạch thành phố và nhà ở của dân cư:

Ngay sau khi tái chiếm thành phố, chính quyền thực dân Pháp đã đưa ra kế hoạch kiến thiết lại thành phố từ đổ nát điêu tàn của chiến tranh mùa Đông năm 1946: 2800 nhà hoàn toàn bị phá huv, 1028 nhà bi phá huỷ một nửa; 9336 nhà bị hư hỏng nhẹ trong tổng số 130.191 nhà ở thành phố [34] Ngày 17/12/1947, ông Digo, Thống đốc Cao uỷ Pháp tại Bắc kỳ đã cho thành lập Hội đổng tái thiết thành phố Hà Nội (Commission de reconstruction de la ville de Hà Nội) và Hội đồng nghiên cứu các biện pháp tái thiết thành phò' Hà Nội (Commission chargée d’étudier les mesures à prendre pour la reconstmction de la ville de Hà Nội). Kiến trúc sư Pineau, giáo sư Trường Mỹ thuật Đà Lạt ra làm kiến trúc sư trưởng, phụ trách kỹ thuật.

Các hội đồng đã họp liên tục vào cuối năm 1947 để bàn các vấn đề về kế hoạch xây đựng, tài chính, nguyên vật liệu nhằm khôi phục lại đô thị Hà Nội.

Kinh phí dự kiến để xây dựng lại thành phố là 1.066.240.000$, nhưng sau nhờ dân tự khắc phục một nửa, nên sô tiền giảm đi còn 533.120.000$ [34].

Sau đó, tháng 5/1948, ông DĨ20 cho lập Cục Tái thiết (Office de reconstruction). Ban Tái thiết thành phố trực thuộc Cục Tái thiêt.

Nhưng vấn đề tài chính không giải quyết được. Kho bạc không có khoản tiền ứng trước cho Cục Tái thiết 30 triệu như ông Digo yêu cầu vì “khả năng tài chính cho hoạt động này ở Đông Dương chỉ rất hạn chế, phải

ưu tiên cho việc tái thiết lại các khu nhà có khả năng sử dunơ tối đa về măt kinh tế - xã hội. “Dù rất hay, nhưng vấn đề tái thiết Hà Nội không đuợc ưu tiên” [32]. Thành phố đặt vấn đề vay Địa ốc ngân hàng và Pháp - Hoa n^ân hàng nhưng cũng không đạt kết quả. Vì vậy, việc tái thiết lại thành phố không thành hiện thực. Mãi đến tháng 6/1951, Thị chính Hà Nội lập dự án mở rộng nội thành với diện tích mới từ 1.220ha (sau 1945) lên 6.820ha. Đại lý Hoàn Long có diện tích là 10.904ha và sẽ được sáp nhập vào thành phố theo chủ trương của chính phủ Bảo Đại. Đường vành đai bao quanh nội thành là: Bưởi - Cầu Giấy - Ngã Tư sở - Bạch Mai - Vọng - Vĩnh Tuy. Nội thành được quy hoạch thành các khu: khu toàn quyền, khu đại học, khu thể dục thể thao. Khu công nghiệp lớn được đặt ở Gia Lâm và ga hàng hoá mở rộng ở Giáp Bát. Tháng 10/1952 Thị chính lại có dự án mở rộng Giang Khẩu ở thẳng bệnh viện Đồn Thuỷ ra. Thân đê sông Hồng sẽ ra sát mép nước, xây lại và kè đá. Thành phố sẽ được mở rộng thêm 2 triệu m2, tạo ra khu buôn bán kỹ nghệ sầm uất phía Đông thành phố, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân. Tháng 5/1954, Toà thị chính lên dự án cần có 10 triệu lấp 80 vạn m2 hồ ao để thành phố lấy đất xây 4000 ngôi nhà cho dân cư thuê hoặc mua; số tiền lãi thu về sẽ là 262 triệu $.

Tất cả các dự án trên đều không thực hiện được. Toà thị chính cho xây lại cơ sở hạ tầng đô thị theo cách chắp vá, không có quy mô cuamột thành phố hiện đại như ý tưởng ban đầu của ông Diso và các kiến trúc sư người Pháp vì thiếu kinh phí. Thực dân Pháp và chính quyền thành phố tập trung phần lớn kinh phí của chương trình “ĩâi thiết và hiện đại hoá Đông Dương” cho việc khôi phục lại cơ sở sản xuất - kinh doanh của các hãng, các công ty tư bản Pháp và Việt Nam đã có từ trước 1945. Bên cạnh nguồn kinh phí “bồi thường thiệt hại chiến tranh”, các chủ tư bản còn tự bỏ vốn ra để sửa chữa lại nhà xưởns, nâng cấp một phần trane thiết bị bị hư hại hoặc lạc hậu.

Tuy nhiên mối quan tâm hàng đầu của họ là việc thu lợi nhuận, hốt bạc nhờ chiến tranh chứ không phải việc hiện đại hoá thực sự các cơ sở công thương nghiệp.

102

Các cơ sở công thương nghiệp ở Hà Nội vào thời kỳ này khôn* nhũn* ít được mở rộng, xây mới mà còn bị chiếm ciunỹ một phần nhà xưởnơ, máy móc để phục vụ quân sự. Sự phục hồi chậm chạp của công thươnơ nghiệp đã không tạo ra động lực mạnh, kích thích và góp phần phdt triển cơ sở hạ tần® đô thị trên các mặtínhà cho dân cư, các nguồn (điện, nước, vệ sinh bưu điện v.v...).

Nhà trở thành vấn đề bức thiết, quan trọng hàng đầu cho nhân dân ổn đinh cuộc sống khi hồi cư trở về thành phố.

Chính quyền thành phố đã cấp giấy phép cho dân sửa chữa hoặc xây dựng lại nhà ỏ và cơ sở sản xuất kinh doanh. Tốc độ sửa chữa nhà trong dân khá nhanh: năm 1947: 139 ngôi nhà; năm 1948: 877; năm 1949: 1093; năm 1950: 1104. Tổng cộng trong 4 năm, dân xây sửa được 3133 ngôi nhà [31]. Mặc dù vậy, nạn khan hiếm nhà càng ngày càng gay sắt do dân thành phố hồi cư về sinh sống, kinh doanh; dàn các tỉnh cũng vào Hà Nội kiếm việc làm hoặc “chạy nạn” ngày càng nhiều. Năm 1943, cả nội, ngoại thành có 119737 người. Năm 1948, có 237.146 người [60, 61]; đến năm 1953 đã tăng lên 460.600 người [63]. Riêng nội thành, dân cư tăng lên rất nhanh: năm 1949: 162.807 người; tháng 6/1954: 286.000.

Bảng 16: Cơ cấu dân cư nội thành theo quốc tịch (1949 -1952).

Năm Việt Pháp Hoa Ấn Độ Tổng số

1 1949 135.642 7.635 19.000 528 162.807 1950 174.364 8.244 11.600 551 194.759 1951 200.654 4.666 10.900 690 216.910 1952 256.289 5000 11.859 584 273.732 ỉ Nguồn: Annuaire statistique du Việt Nam, các năm 1949 đên 1952.

Mặt khác, Toà thị chính đánh thuế tiểu công chính, thuế đất thuế xây nhà lại tăng hơn trước năm 1945 rất nhiều, thường từ 1,5 đến 10 lần đối với các chi tiết xây hoặc sửa \ do đó không khuyến khích dân tự bỏ vốn làm nhà.

Bảng 17: Giá thuê đất làm nhà và cửa hàng

Đơn vị: $ I mz HẠNG ĐẤT ĐỂ LÀM NHÀ CỦA HÀNG VÀ NHÀ PHỤ, ĐÌNH, ĐỂN, CHÙA RUỘNG AO Đất cao Đất thâp Biệt hạng 8 4 2 0 Ngoại hạng 6 3 18 Hana nhất 5 2 14 Hạng nhì 4 2 1 0 Hang ba 7 1 7 Hạng tư 2 1 5 Độc hạng 0,5

Nguồn: Bắc Việt hành chính nguyệt san, số 6/1952.

Phần xây mới còn quá ít ỏi so với nhu cầu của thành phố đông dân cư. Năm 1939, thành phố có 42 toà nhà có tầnợ trệt, 11 nhà gác, 78 nhà ngói có gác, 23 nhà khác được xây dụng thì từ năm 1949 đến năm 1953, thành phố xây được 111 toà nhà có tầng trệt, 73 toà nhà có gác, 27 nhà ngói có tầng trệt, 69 nhà ngói có gác, 113 nhà khác. Tổng cộng: số nhà xây mới trong 5

Thuế xây nhà theo Nshị định 369 ngày 12/8/1949:

- Xây nhà mới bàng sạch: thuế cũ 4$/m2, thuế mới 6$/m2- Lùi sâu vào chỉ aiới: thuế cũ 2$/m2, thuế mới 6$/m2 - Lùi sâu vào chỉ aiới: thuế cũ 2$/m2, thuế mới 6$/m2

- Làm hàng rào bẩng tường gạch: thuế cũ 3$/m2, thuế mới 10$/m2- Cửa hàng to có kính hay khổng: thuế cũ 20$/m2, thuế mới 50$/m2. - Cửa hàng to có kính hay khổng: thuế cũ 20$/m2, thuế mới 50$/m2. - Cửa ra một phố: thuế cũ 5$/m2, thuế mới 10$/m2

- Bao lơn không nhỏ ra quá 0,22m, thuế cũ 10$/m2, thuế mới l5$/m2- Bao lơn nhô ra 0,22 - 0,8m, thuế cũ 20$/m2, thuế mới 30$/m2 - Bao lơn nhô ra 0,22 - 0,8m, thuế cũ 20$/m2, thuế mới 30$/m2 - Bao lơn nhô ra 0,8 - lm, thuế cũ 30$/m2, thuế mới 45$/m2 - Rào tạm thời, thuế cũ 0,5$/m2, thuế mới 5$/m2.

104

năm là 393 [66,77] - một con sô' thật khiêm tốn so với 273.732 người dân nội thành. Tình trạng khan hiếm nhà càng tăng, đến mức chính quyền thành phô' cũng phải kêu lèn “Nhà ở khan, giá thuê cao, công nghệ ít, buôn bán khó, giá sinh hoạt cao, mà đồng bào phần đông lại hồi cư với hai bàn tay trắng, đói rét dầy vò...” [1]. Như vậy, “công nghệ ít, buôn bán khó” là một trong các nguyên nhân làm cho việc giải quyết tình trạns nhà ở của thành phố ngày càng khó khăn. Năm 1951, gia đình công nhân bậc trung có mức thu nhập 5000$, phải trả 1000$ - 1.500$/tháng tiền thuê nhà hạng vừa, chiếm 20% - 30% quỹ gia đình [52].

Trước tình hình trên, chính quyền thành phố cho xây nhà rẻ tiền ở các khu, xóm lao động dành cho các đôi tượng quá nghèo. Điều này phản ánh rõ rệt sự xuống cấp của tình trạng nhà ở thành phố, do điều kiện chiến tranh và công thương nghiệp kém phát triển.

Từ năm 1953, Phủ Thủ hiến Bắc Việt cho phép tư nhân bỏ vốn lấp hồ ao, làm nhà cho thuê sau đó sẽ giao quyền sở hữu cho thành phố. Khởi đầu từ 9 căn nhà do Hội hợp thiện xây ở đường Lý Thường Kiệt (năm 1949), đến tháng 6/1953 đã có 749 căn nhà rẻ tiền ở 10 khu lao động và các phố [24]: Vân Hồ, Phúc Xá hạ, Lương Yên, Hồ Giám, Cát Linh, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Ký, Hàng Bột, Bà Triệu...

Sở Công chính thành phố cho thuê nhà rẻ tiền, năm 1949 với giá 50$/tháng; năm 1953 tăng lèn 170$/tháng (trong kỳ hạn 3 năm). Đối với nguồn nước cho dân dùng trong các khu nhà này, thành phố thu tiền theo tháng: 30$/tháng cho căn nhà có một buồng; 40$/tháng cho căn nhà có 2 buồng [24].

Cho đến năm 1954, nhà ở của dân cư thành phố gồm:

- Nhà xây trước năm 1945 bị hư hai phải sửa lại hoặc bị đổ nát hoàn toàn phải xây mới;

/

+ Nhà xây mói trên những khu đat trống. + Nhà rẻ tiền do thành phố tổ chức xây dựng;

+ Nhà của ngoại kiều*.

Nhưng nhà cửa không được xây dựng theo quy hoạch chuncr như các dự án đề ra, mà vẫn mang tính chất chắp vá, nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cho các thành phần dân cư.

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)