Mối quan hệ buôn bán của thương nhân thành phô' vói thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 76)

- Nghị dinh sỏ' 603Cab/SG ngày 23/11/1951, dặt thuế đảm phụ quốc phòng và quàn nhu cho ngàn sách quốc gia; đánh theo tổng số thuế thương vụ và thuế nghẻ nghiệp Định suất dảm phụ đánli vào thuế thương

2.3.1- Mối quan hệ buôn bán của thương nhân thành phô' vói thị trường nước ngoài.

trường nước ngoài.

Khác với các đô thị Sài Gòn, Hải Phòns, Đà Nang là những nơi có cảng biển, trực tiếp nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá, Hà Nội nằm sâu trong nội địa, chỉ có cảng sông Hồng. Do đó, hoạt động ngoại thương của Hà Nội chù yếu là nhập hàng hoá của các nước qua cảng Hải Phòng và trung chuyển một phần hàng hoá của miền Bắc đưa xuống Hải Phòng để xuất cảng (hàng mỹ nghệ, tôm, cá khô, lâm thổ sản của các tình).

Nhưng với vị trí trung tâm kinh tế của Bắc Việt Nam, nơi tập trung các hãng xuất nhập cảng lớn nhất của tư bản Pháp và tư bản Việt Nam, Hà Nội đã chịu tác động của tình hình ngoại thương Việt Nam trong hoạt động buôn bán với thị trường các nước Âu - Á.

Giữa năm 1947 đầu năm 1948, các hãng buôn bán lớn của tư bản Pháp đã có mặt ở Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở lại kinh doanh: Sáp-phăn2 giông, Đờni - Phơ-re, Poanhsa-Vâyrê, L’ƯCIA... Đồng thời xuất hiện một số Xanhđica mà đầu thế kỷ chưa có chi nhánh:

- Syndicat de Papeteries (Xanhđica ơi ấy)

- Syndicat des Importateurs de Produits laites (Xahđica nhập khẩu các sản phẩm sữa)

- Syndicat des Produits chimiques (Xanhđica các sản phẩm hoá học) - Syndicat des Détaillants (Xanhđica bách hoá)

Thực dân Pháp cũng nhanh chóng thành lộp sở thương mại Bắc Việt, Phòng thương mại Hà Nội để kiểm soát thuế quan và hàng nhập cảng vào Hải Phòng, Hà Nội.

Phòng Thương mại Hà Nội thành lập từ năm 1886, quản lý các tỉnh trung châu miền Bắc. Đầu năm 1948 Phòng được tái lập. Ngày 17/11/1948,

76

Phủ uỷ viên cộng hoà Pháp ấn định một khoản thuế mới làm lợi tóc cho hai phòng thương mại Hà Nội, Hải Phòng gọi thuế “Tòng giá tạm thời” (Taxe Provisoire) đánh vào tất cả các hàng hoá cập bến Hải Phòng (trono- khi chưa định được thuế chính cung môn bài) bằng 2,5% trị giá hàng hoá đã khai tại Nha thuế quan. Mãi đến 1/7/1954, thứ thuế này mới được giảm 50% và đến

1/1/1955 mới được bãi bỏ.

Như vậy, nói đến hàng nhập cảng vào Bắc Việt Nam chù yếu là nói đến hàng nhập cảng Hải Phòng, phân phối cho các nhà thương nhân ở Hải Phòng, Hà Nội dưới sự kiểm soát của Sở thương mại và Nha thuế quan Bắc Việt với chế độ thuế quan chung. Hải Phòng - đường 5 với phương tiện giao thông xe vận tải, tàu hoả - là con đường huyết mạch nối Hà Nội với cảng biển, đưa hàng nhập cảng về Hà Nội.

Bảng 12: Hàng hoá các nước nhập cảng vào Bấc Việt Nam

(1949-1951). __________________ Đơìĩ vị: 1000 tấn Năm Tổng hàng hoá nhập vào Đòng Dương Hàng nhập cảng vào Bác Việt Nam Hàng nhập cảng vào Trung Việt

Nam Hàng nhập cảng vào Nam Việt iNam 1949(1) 483,0 93,6 3,1 386.3 1950 520,3 115,1 3,1 402,1 1951 (2) 648,1 140,4 10,0 497,7

Nguồn: (1),(2): Annuaire Statistique de Ư lndochỉne năm 1950, tr.241 và năm 1951, tr.215.

So với Nam Việt Nam, hàng hoá nhập cảng vào Bắc Việt Nam để toả về Hải Phòng, Hà Nội thua kém rất nhiều. Và Sài Gòn - Chợ Lớn thời kỳ này đã là trung tâm thương mại lớn của Việt Nam, Đông Dương.

Hai năm 1947 - 1948, các bạn hàng cũ ồ ạt xuất hàng sang việt nam, làm cho giá trị các hàng hoá chính (vải, đồ uống, thực phẩm, đường, sữa, cà

phê...) tăng hơn 10 lần so với năm 1938. Đặc biệt, nét mới nhất tronơ cơ cấu hàng nhập khẩu vào Việt Nam hai năm nay là giá trị mặt hàng ô tô các loại và xe máy tăng hơn 20 lần, máy móc tăng 15 lần so với năm 1938 [60,211 - 215], các mặt hàng của Pháp và thuộc địa Pháp vẫn chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, nhất là vải, len, dạ, thực phẩm, bách hoá, mỹ phẩm, thuốc tây, xe đạp, ô tô... phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Ngoài ra, còn có hàng của các nước châu Âu (nằm trong khu vực E.U: Pháp - Đức, Pháp - Hà Lan, Pháp - Đan Mạch, Pháp, Na uy) nhập vào Bắc Việt Nam. Năm 1949, một loạt hàng hoá của các nước châu Âu được nhập vào Hà Nội, chủ yếu là bơ, sữa, đường, giấy (Hà Lan, Đan Mạch), máy khâu, máy ảnh, sắt, thép, tôn, hoá chất, máy tính (Đức), giấy, vải, đồ điện, cá hộp (Nauy, Ba Lan, Áo). Các nhà nhập cảng bỏ thầu do Sở kinh tế Pháp tổ chức, sau đó sẽ mua hàng ở Hải Phòng, chở về Hà Nội.

Sau vải vóc và thực phẩm, các loại ô tô, xăng dầu là mặt hàng ngày càng thinh hành trên thị trường Hà Nội. Số lượng ô tô nhập về Hà Nội ngày càng tăng do công nghiệp sản xuất ô tô của Pháp, Mỹ phát triển mạnh. Mặt khác, giao thông đường bộ với các loại ô tô chuyên chở ở miền Bắc, thuận tiện và an toàn hơn nhiều so với đường thuỷ, đường hàng không trong điều kiện thời chiến.

Quý 1/1952, hãng ST A I nhập 282 xe gồm: 85 xe du lịch, 191 xe cho công nghiệp, 6 máy kéo. Năm 1952, chỉ riêng tháng 7, hãng ô tô Đông Dương (Société Indochinoise des Automobiles Hà Nội và Hải Phòng, đại lý độc quyền của Ford và Vespa) đã nhập 159 ô tô các loại của hãng Ford, 252 chiếc của Canađa và Vespa. Hãng Boillot, đại lý độc quyền của Peujot, Hotchkis, Landrover, Dodge đã nhập 129 chiếc, hãng Andre Raphene nhập 54 xe du lịch, 29 xe tải [64, số 585, 1952]. Các hãng xăng dầu Shell, Caltex, Standard có mặt ở Hà Nội từ đầu thế kỷ, nay lại tiếp tục xuất dầu sang ồ ạt. Các đại lý của ba hãng xây bể chứa đặt cột xăng. Hãng Shell đặt cột xăng dầu tại 27 Hai Bà Trưng (có bể chứa 50001), 114 phố Rollandes (cột xăng lưu động 3001) và 43 Quang Trung (bể chứa 20.0001), ở 53 Hai Bà Trưng và bên

78

xe Yên Phụ. Hãng Standard đặt cột xăng ở Phan Bội Châu. Thuế hàng năm đối với mỗi cột xăng là 400$.

Đây cũng chính là thế mạnh của hàng thương mại Mỹ ở Hà Nội *

Năm 1951, hàng Mỹ ồ ạt vào Đông Dương dưới áo khoác “Chươns trình viện trợ Mỹ” với 27 triệu Mỹ kim, trong đó Bắc Việt Nam được 11 triệu. Hà Nội nhập các mặt hàng mới của Mỹ: sợi bông, dụng cụ, máy móc phân bón, thuốc lá, đồ điện và điện tử, nhưng nhiều nhất vẫn là ô tô các loại và xăng dầu, cạnh tranh vói các hãng ô tô của Pháp. Do đó, Hà Nội những năm 1951 - 1953, có thêm chi nhánh của các công ty lớn bên chính quốc, đặt trụ sở ở Hà Nội hoặc các thương nhân làm đại lý tiêu thụ ô tô xănơ dầu hoặc làm nhà thầu cho quân đội Pháp (quân nhu trong Thành -Citadelle) như: Việt Nam Đại dương (V.N Overseas S.A) buôn bán xe camion và tất cả các phụ tùng cho ô tô xe máy của Pháp và Mỹ, bugi- (hãng LODGE của Anh), dầu (hãng Lockkeet)Xòng ty IAREXEXPORT có trụ sở ở Macxày, đặt chi nhánh ở Hà Nội, bán xe camion, ô tô của Mỹ và các nước khác; công ty thương mại Rondon (Cie Genérale de commerce - L.Rondon c° L.td) chuyên bán chi tiết phụ tùng cho xe Jeep GMC, FORD, Chevrolet, có chi nhánh ở Hà Nội - Sài Gòn - Phnômpênh, Tourane.

Đây là nét khác biệt của hàng ngoại nhập vào Hà Nội so với thòi kỳ trước 1945. Cùng với Hải Phòng, Hà Nội là nguồn cung cấp các mặt hàng này cho thị trường miền Bắc, góp phần làm cho siao thông đường bộ hoạt động khá tấp nập. Có thể nói, thị trường hàng hoá Hà Nội thời kỳ này phong phú, đa dạng và phát triển hơn so với trước 1939, kể cả khối lượng và chủng loại mặt hàng.

* Trước chiến tranh (1935 - 1939) tỷ ưọng hàns Mỹ nhập vào ĐÔ112 Dương chỉ chiốm 6,6%.

Từ nám 1946, hàng Mỹ nhập vào Đồim Dươna ngày càng tăns. Năm 1949, tỷ trọng hàng hoá Mỹ nhập vào Đông Dương là 9,1%. Trong tổns giá trị hàn 2 hoá Mv thì dụng cụ máy móc kim khi chiồm 19,3%; xe ô tô và phụ tùng: 15,6%; bông: 9,3%; dầu lừa và sản phẩm: 7,7%; thuốc lá: 7,1%; phương tiện giao thông vận tải: 3,1%; nhựa đường: 2 ỹ % .

Sau Sác lệnh ngày 9/8/1950 của Chính phủ Pháp cho phép Cao uỷ Pháp ở Đông Dương miỗn trừ thuế và tiển nộp cho hải quan đối với các hàng nhập vào Đông Dương dưới danh nghĩa hàng viện trợ Mỵ, hàng hoá Mỹ nhập vào Đông Dương là 1.256 triệu $, trung bình 231 triệu/năm. Nam 1951 - 1954, giá tn hàng hoá dỏ lổn 2.109,5 triệu $, trung bình 522 niiập vào Pháp rồi từ Pháp lại sang Viẹt Nam. (Theo Phạm Thành Vinh: M ộ t vài n ét về quá trìn h xà m nhập k in h t ế củ a đ ế quốc M ỹ vào Việt N a m, NXB ST, H. 1958, tr. 15-25).

Bảng 13: Trị giá hàng hoá ô tô, xe đạp, xăng dầu nhập vào Bắc Việt Nam quý 1/1952 và quý 1/1953._____________

Xe hơi và phụ tùng Quý 1/1952 (S) 82.000.000 Xe máy xe đạp Xăng dáu 52.000.000 58.000.000 Quý 1/1953 ($) 90.500.000 59.000.000 61.000.000 Nguồn: Thông tin thương mại tập san, tháng 9 năm 1953.

Tháng 5/1953, đồng Đông Dương bị chính phủ Pháp đánh sụt giá, làm ảnh hưởng lớn đến thị trường Việt Nam và gánh nặng của nền tài chính bị thâm hụt ngày càng đè nặng lên ngân sách nước Pháp. Nhưng theo quy luật của kinh tế thị trường, các tập đoàn tư bản càng xuất siêu mạnh sang Việt Nam để kiếm lời do sự chênh lệch tỷ giá của thị trường hối đoái. Năm 1952 các nước có 985.000 tấn hàng hoá trị giá 9.232.000$ thì nãm 1953 có 1.013.000 tấn hàng hoá trị giá 11.182.000$ xuất sang Việt Nam, gấp 5 lần so với năm 1939 (trị giá 240.000$) [63, 101], đạt đến đình cao nhất về hàng các nước nhập khẩu vào Việt Nam thời kỳ 1947 - 1954 và cũng là đỉnh cao nhất kể từ năm 1914 - 1954 *

ở Hà Nội, đồng bạc Đông Dương bị sụt giá làm cho hàng hoá nhập khẩu tăng giá 40% - 70% (các tháng 6,7,8,9). Hàng ngoại nhập về Hà Nội bị ứ đọng khó tiêu thụ đi các tỉnh và các vùns tự do, không chỉ do tiền tệ mà còn do chính phù Bảo Đại cấm vận chuyển hàng hoá đên những vùng “chưa quy phủ quốc gia. Đồng thời, Hà Nội bị mất một thị trường tiêu thụ hàng rộng lớn là Lào, do chiến sự căng thẳng ở Lào (hàng vải nhập vào Hà Nội, 40% lại chở sang Lào).

Cuc hối đoái tiếp tuc đưa hàng của các nước châu Au vào Hà Nội, Hải Phòng với giá trị khá lớn: hàng của nước Đức theo hiệp định thương mại Pháp, Đức trị giá 13.343.275 F.F [56, số 5, 1953]. Hàng của nước Nhật (theo

" Theo tác giả Jaques Despuech, trong sách “S ự b u ô n bá n trá i p h é p d óng bạc Đ óng D ư ơng ", thì: tư 1913 đến 1951 Đông Dương có ba đinh cao về nhập khẩu hàng hoá của Pháp và các thuộc (lia: nạm 1929,1939. Năm 1951 la năm dạt trên 683.000 triệu lán hàng hoá nhâp khẩu đạt mức cao nhất kè từ khi Pháp xâm luọc Đớn 2 Dươne. tr.22

80

hiệp định thương mại Pháp - Nhật), trị giá 6.500 ƯS (ngày 27/10/1953) [64 số 774, 1953] và 20.086,18 u s (ngày 12/9/1953) [56, số 8, 1953]. Hàng điện - điện tử các nước bắt đầu vào Hà Nội từ những năm 1920 - 1930, nay lại nhập vào mạnh hơn. Năm 1952 xuất hiện các cửa hàng điện - điện tử máy thu thanh hoặc làm đại lý bán mặt hàng này. Riêng tư sản người Việt, từ năm 1952 đến tháng 5/1954 có 14 người được Phủ thủ hiến Bắc Việt cho lập cơ sở nhập hàng điện tử máy thu thanh.

Năm 1954, trưóc nguy cơ bại trận, tư bản Pháp tăng cường chờ hàng hoá bằng đường hàng không, phân tán tài sản và chở về Pháp những mặt hàng quý giá, gọn nhẹ. Chỉ riêng lượng hàng hoá chở đi là: 3.523 tấn [49, số 3-4, 1954].

Cuộc chiến tranh của thực dân Pháp đã biến hoạt động ngoại thương của Hà Nội cũng như Sài Gòn, Hải Phòng thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của tư bản Pháp. Mục đích chiến tranh xâm lược còn chi phối cả cơ cấu và giá trị hàng hoá, trong đó, hàng phục vụ quân sự chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số hàng xuất sang Việt Nam.

Các nhà tư bản Pháp đã kinh doanh lâu năm ở Hà Nội lợi dụng chiến tranh để làm giàu, chuyển tiền lãi về các công tv mẹ ở chính quốc.

Từ năm 1947 - chỉ sau hai năm phục hồi các cơ sở thương mại cũ, Hà Nội đã có 57 nhà xuất nhập khẩu, trong đó có các hãng hoặc còng ty tư bản Pháp có thế lực nhất, nắm độc quyền hàng nhập về Hà Nội,kiểm soát hàng hoá và thuế quan ở cảng Hải Phòng thông qua Cục hối đoái. Ngay cả gạo là hàng thiết yếu của đời sống hàng ngày, tư bàn Pháp cũng nắm quyền lực lớn: hãng A.E.F.T độc quyền mua và chuyên chở gạo từ Sài Gòn ra cảng Hải Phòng.

Sau tư bản Pháp là lực lượng tư bản người Hoa và Ấn Độ. Một số thương nhân người Hoa tham gia mạng lưới ngoại thương của tư bản Pháp, Mỹ. Họ làm đại lý cho các hãng hoặc Xanhđica: L’UCIA, Sápphănggiông, Đờni-Phơre, Đềcua Cabô (Pháp), Caltex, Shell (Mỹ) hoặc tự lập ra các hãng khá lớn: Garage Bainier chuyên nhập cảng ô tô và phụ tùng xe.

Năm 1947 - 1948, trong khi tư bản người Việt chưa kịp phục hồi thì tư sản Hoa - Ân đã được Pháp nâng đỡ cho phép nhập cảng hàng về Hà Nội theo một số “điều khoản đặc ân”. Do đó, họ nắm gán hết nguồn hàng nhập cảng các ngành: lương thực thực phẩm, bách hoá, thuốc tây và thuốc bắc giao thông vận tải, nhiên liệu, cơ kim khí - điện tử.

Các nhà xuất nhập cảng người Hoa buôn bán chủ yếu với các thị trường đã rất quen thuộc: Trung Hoa, Hồng Kông, Singapo, Malaixia. Họ giữ độc quyền một sô' loại hàng hoá, lương thực thực phẩm, hương liệu mà tư bản Pháp, An Độ, Việt Nam không thể có được: thuốc bắc, cao đơn hoàn tán, dầu cao, vải Thượng Hải, lụa Tô Châu, Bắc Kinh, bách hoá ngũ kim các loại, thực phẩm chế biến, hoa quả. Họ cũng làm đại lý thu nhận hàng của miền Bắc xuất sang các nước này; sản phẩm chính là gạo, ngô, đỗ và một số lâm hải sản quý hiếm. Do thế lực. kinh tế mạnh, họ có chân trong các tổ chức kinh tế quan trọng như: Pháp - Hoa ngân hàng, hãng vận tải biển chạy miền Đông Á, công ty hàng không Đông Dương và Nam Á (Air Indochine and South West Paciíic c°) .

Thương nhân Ấn Độ từ 1947 nhập cư vào Hà Nội đông hơn trước, cạnh tranh với thương nhân người Hoa ở các mặt hàng vải vóc (tơ, lụa Bombay), hương liệu.

Các nhà tư bản Việt Nam sau khi hồi cư về thành phố, chỉ có một sô' người sớm kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương: Mai Văn Hàm, Hoàng Kim Quy, Hoà Tường. Năm 1949, thèm một số nhà xuất nhập khẩu như: Ưng Thi, Vũ Ngọc Tiến, Việt Hoá, Nam Hưng... Đa số các nhà tư bản Việt Nam tham gia mạng lưới ngoại thương bằng cách làm đại lý cho các hãng xuất nhập khẩu của Pháp - Hoa. VI ít vốn và bị tư bản Pháp hạn chè buôn bán trong khuôn khổ quy định, nên các thương gia Hà Nội không thể vươn lên được, mà phải đau lòng thừa nhận “Họ (người Pháp) không ngăn cấm người Việt Nam hoạt động buôn bán nhưng những luật lệ họ ấn định đều rất khắt khe khiến thương gia Việt Nam với năng lực và hoàn cảnh, không thể không tuân theo những điều kiện đó, trái lại rất có lợi và thuận tiện cho thương gia Pháp” [54, số 30,1949].

82

Cuối năm 1952, theo thoả thuận thương mại Pháp - Bỉ cho phép nhập hàng vào Bắc Việt Nam qua cảng Hà Nội và Hải Phòng, thì:

- Tổng giá trị hàng hoá nhập cảng tăng lèn: 5.071.847 FB. Trong quy định:

- Các nhà nhập cảng người Pháp được nhập 1.735.447 FB. - Các nhà nhập cảng người Hoa được nhập 1.269.287 FB.

- Các nhà nhập cảng người các nước khác được nhập 1.325.491 FB. - Các nhà nhập cảng người Việt được nhập: 538.660 FB.

Các hãng của tư bản Pháp thường nhập hàng từ 50FB dến 200FB. Riêng hãng LUCIA nhập 954.900FB; hãng Dumarest nhập 364.382FB; hãng ĐỜ-ni-Phơre nhập 157.000FB; hãng Poanh saVâyrê nhập 144.000FB trị giá hàng hoá.

Các thương gia người Hoa thường được nhập hàng từ 20.000FB đến 50.000FB.

Các thương nhân người Việt chỉ nhập hàng từ 15.000FB đến

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)