Công nghiệp và tiểu thủ còng nghiệp của tư sản người Việt.

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 69)

- Nghị dinh sỏ' 603Cab/SG ngày 23/11/1951, dặt thuế đảm phụ quốc phòng và quàn nhu cho ngàn sách quốc gia; đánh theo tổng số thuế thương vụ và thuế nghẻ nghiệp Định suất dảm phụ đánli vào thuế thương

2.2.2- Công nghiệp và tiểu thủ còng nghiệp của tư sản người Việt.

Tư bản Việt Nam bắt tay khôi phục các cơ sở công nghiệp chậm hơn tư bản Pháp và Hoa.

Đầu năm 1948, Toà thị chính được thành lập thì tháng 10 năm 1948 mới có Phòng kinh tế thành phố, sau đổi là Ty kinh tế thành phố. Lúc này, Tv kinh tế mới chỉ làm nhiệm vụ quản lý việc phân phối gạo từ Nam bộ ra là chính.

Phủ thủ hiến Bắc Việt lập Hội chấn hưng công nghệ và Phòng tiểu công nghệ thuộc Hội đồng an dân Bắc Việt, thực hiện chủ trương “phục hưng kinh tế” của chính quyền Bảo Đại. Từ năm 1950, Phủ thủ hiến Bắc Việt và Toà thị chính có các chủ trương biện pháp thúc đẩy công nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp phát triển: ỉập quỹ cho vay danh dự 7000$ cho các nhà tiểu công nghệ vay, không phải trả lãi, lập “phòng thông tin còng nghệ” để khuyến khích họ trưng bày và quảng cáo sản phẩm, trưng bày hàng tiểu công nghệ tại Nhà tiểu công nghệ ở Bờ Hồ. Đầu tháng 3/1953, Phòng thương mại Hà Nội dành 25.000$ để tổ chức xây các gian hàng triển lãm tiểu thủ công nghệ Hà Đông, trong đó Hà Nội có 20 gian hàng. Sau cuộc triển lãm, tháng 7/1953 Phủ thủ hiến Bắc v iệt tổ chức tuần lễ phát động phong trào “dùng hàng nội hoá” để chấn hưng kinh tế dân tộc. Tháng 8/1953, u ỷ ban lâm thời kinh tế lý tài Bắc Việt họp tại Hà Nội tiếp tục đưa ra các biện pháp để phát triển công nghệ:

- Nhập cảng thêm những nguyên liệu cần thiết cho nền công nghệ trong nước, nhất là bông, sợi, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu về kim khí.

- Bỏ hẳn thuế xuất cảng đối với hàng tiểu công nghệ.

- Giúp đỡ các hợp tác xã và nghiệp đoàn công nghệ trong mọi hoạt động sản xuất của họ.

Mặc dù có những chủ trương và biện pháp nhằm khôi phục và chấn hưng công nghệ, nhưng thành phố không có khoản mục trong ngân sách dành cho Ty kinh tế mà chỉ chi cho điện, nước, công chính để sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị. Ngay cả ngàn sách địa phương Bắc Việt đến năm 1950 cũng chỉ có khoản mục chi cho Sở canh nông và Thủy lâm, Sở thú y. Tổng cục bình dân tín dụng (Office du Crédit Populaire) có một khoản nhỏ cho Họp tác x ã tiểu công nghệ miền Bắc vay (hai năm 1949, 1950 đều cho vay 585.000$ [60, 188], Hà Nội chỉ được một phần. Với chính sách hầu như không đầu tư vốn như trên, mọi chủ trưcmg của Phủ thủ hiến Bắc Việt và Toà Thị chính phát triển công nghệ, tiểu - thủ công nghiệp, chỉ ở trên giấy tờ. Các cơ sở sản xuất đều do tư nhân tự bỏ vốn. tự sản xuất và tiêu thụ.

Chương trinh viện trợ Mỹ với 27.000ƯSD để giúp Đòng Dương về khí cụ, kỹ nghệ, máy điện, dược phẩm, y tế... cũng chỉ vào Hà Nội với số vốn nhỏ giọt. Ngày 16/6/1950, phòng quản trị viện trợ Mỹ tại Bắc Việt được thành lập (theo Nghị định số 2861 của Phủ thủ hiến). Sau đó thành phố nhận được tiền viện trợ Mỹ cho các chương trình:

+ Sửa đường (Hà Nội đi các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Đông, Sơn Tây, Phủ Lý): 6.000.000$ [55, số 1023,1951].

+ Cứu tế xã hội: 3.128.250$, trong đó có 280 kiện sợi phân phối cho các nhà dệt nghèo, 30 kiện biếu các cơ quan từ thiện [55, số 1027,1951].

Ngoài ra, một số trường học cấp I, bệnh viện cũng nhận được tiền viện trợ Mỹ giúp đỡ từ thiện.

Nhìn chung, từ Phủ thủ hiến đến Toà Thị chính và cả tài trợ của Mỹ, đều không có sự quan tâm đầu tư vốn cho công nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp chấn hưng.

Năm 1953, thành phố có 90 cơ sở công nghiệp (hạng I và n về độ độc hại), trong đó từ 1948 đến 1953 có 66 cơ sở được Toà thị chính cấp giấy

70

phép hoạt động. Trong 90 cơ sở thì 28 cơ sở độc hại hạng nhất là của chủ tư bản Pháp. 62 cơ sở hạng nhì là của chủ tư bản người Việt và Hoa [19].

So với trưác 1945, cơ sở công nghiệp của tư bản Việt Nam có phát triển hơn \ Dù vân bị tư bản Pháp hạn chế phát triển và chính sách “công nghiệp hoá Đông Dương” của họ chủ yếu để khôi phục và trang bị máy móc cho các xí nghiệp cũ đã có từ trước 1945 chứ không phải tạo điều kiện cho công nghiệp dân tộc của người Việt Nam phát triển, thì tư sản, các tiểu chủ người Việt cũng tận dụng tình thế chiến tranh để phát triển sản xuất và kinh doanh, mạnh nhất ngành dệt, sản xuất gạch ngói, in. Nhà máy gạch Hưng Ký và Cát Linh vẫn sản xuất mạnh, bên cạnh nhà máy gạch ngói cùa tư bản Pháp đang lụi dần. Nghề in với công nghệ và kỹ thuật mới, phát triển hơn trước 1945 với 159 cơ sở in ấn, xuất bản.

Đặc biệt, rrìột số nhà tư sản dân tộc có vốn tương đối lớn, vừa làm đại lý buôn bán ô tô, có xe ô tô chạy các tỉnh, lại vừa mở xưởng sửa chữa ô tô và phụ tùng như hãng ô tô ca Thái Phong, hãng ô tô vận tải Việt Lợi, công ty Nguvễn Hưng là công ty ô tô lớn nhất Bắc Việt Nam năm 1949.

Tư sản người Hoa có một số cơ sở công nghiệp khá nổi tiếng: nhuộm Tô Châu, đèn pin Viễn Đông, dép cao su Con hổ, dệt bít tất Thụy Ký, Quang Thụy, xà phòng Hợp Hưng và một số cơ sở in ấn có 100 - 200 công nhân.

Trừ một số cơ sở công nshiệp tương đối lớn trên đây của tư sản người Việt và Hoa , nhìn chung, quy mô công nghiệp dân tộc vẫn rất nhỏ bé do thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu, máy móc lạc hậu, ít nhân công (thường là họ thuê vài chục nhân công). Các cơ sở sản xuất của họ vẫn mang nặng tính thủ công. Nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh ngày càng bị đình trệ. BỊ mất mát hoặc phân tán vốn hai lần (1941 - 1945 và 19/12/1946), các nhà tư sản người Việt phục hồi vốn chậm, trong khi đó, hàng hoá ngoại nhập đã tràn ngập thị trường Hà Nội ngay từ năm 1948 - 1949, đè bẹp hàng nội hoá. Từ những hàng thiết dụng cho đến nguyên vật liệu hoá chất cần dùng cho sản

’ Doanh nghiệp độc hại, Toà thị chính cho thống kồ nầm 1944 là: 23 cơ sở của người Pháp, 69 cơ sở của người Việt, 2 cơ sở cùa người Nhật, 8 cơ sở của các nưóe khác. Tổng cộng: 102 cơ sở cồng nghiệp và tiêu cỏng nghiệp có mức độc hại hạng I, II, m . (Theo tài liệu Các doanh nghiệp độc hại. HS: D.66/315.

xuất công nghệ đều bị người Pháp kiểm soát gắt gao. Công thương gia người Việt kinh doanh và sản xuất ngày càng bị chật vật. Họ vừa là người chủ tổ chức sản xuất, vừa là người chủ bán hàng đã sản xuất được.

Tháng 7, 8, 9/1954, trước khi Pháp rút khỏi Hà Nội, các cơ sở cônơ nghiệp lớn đều bị chủ tư bản Việt - Hoa theo chân Pháp đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, làm cho công nghiệp thành phố ở trong tình trạng tiêu điều. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, sản xuất bị đình đốn, nhất là các ngành giấy, giày vải, dêt bít tất...

Tiểu - thủ công nghiệp thời kỳ này cũng hoạt động kém, sống thoi thóp trưức sức mạnh lấn át của hàng ngoại nhập. Các xưởng thường chỉ có 3 - 5 nhân công làm thuê, một số xưởng khá hơn thì thuê 1 0 - 2 0 nhân công. Một số ngành sống được hoặc phát triển hơn so với trước 1945, chủ yếu phục vụ cho người Châu Âu, quân đội Pháp và tầng lớp người Việt giàu có như: đóng giày dép, mũ, may. Một số ngành phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người Hà Nội và các vùng lân cận, thời kỳ này, cũng phát triển hơn: đóng đồ gỗ, xưởng in nhỏ, xay sát gạo, nguyên vật liệu xây dựng... Việc xây dựng, sửa sang, mở mang nhà cửa, đường phố và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong dân cư đã kích thích nghề sản xuất nsuyên vật liệu phát triển khá mạnh: nung gạch, tôi vôi, khai thác cát, làm đồ gỗ... Đến năm 1952 - 1954, thành phố có 1.522 cơ sở công nghiệp và tiểu - thủ công nshiệp, trong đó có 90 cơ sở công nghiệp, 195 cơ sở tiểu - thủ công nghiệp có độc hại, số còn lại là cơ sở tiểu - thủ công nghiệp không độc hại. Một số ngành nghề có cơ sở tương đối đông và sống được trước làn sóng hàng ngoại nhập: Đóng đồ gỗ: 267 cơ sở; Giầy dép: 180; Thêu: 129; Xát gạo: 84; Dệt: 76; Nhà in: 73 ; làm kem: 64; đúc lưỡi cày: 56; Rèn: 36; Mỹ nghệ: 48 [41, 104].

Đó là chưa kể các nghề làm giày vải, thuộc da, làm đồ nhôm thường có 10 - 15 xưởng nhỏ; sản xuất vật liệu xây dựng cũng có vài chục lò gạch thủ công.

Dưứi đây, chúng tôi đề cập dến một số nghề tiểu - thủ công nghiệp đã có từ lâu đời ở Hà Nội.

72

Nghề Dệt:

Trước năm 1945, các xưởng dệt ở Hà Nội đã sử dụna nguyên liệu bông nước ngoài để dệt lụa và vải bông (dệt máy đã thay thế dán dệt tay)Júc đầu mới khôi phục lại, thành phố chỉ có 20 nhà dệt. Tháng 8/1948, thành phố có 190 nhà dệt *, đến tháng 2/1949 tăng lên 450 nhà dệt [55, số 95,1949]. Năm 1950, số nhà dệt đã tăng lên tới 1097 nhà dệt tay và 228 nhà dệt máy, trong đó có 30 nhà dệt máy hạng A; 90 nhà dệt máy hạng B; 108 nhà dệt máy hạng c và cả 52 nhà thêu ren [21]. Các cơ sở dệt bằng sợi bông từ Nam Định lèn, từ Trung Quốc, Pháp, Mỹ nhập sang và từ năm 1951 có thêm sợi của Mỹ theo chương trình “Viện trợ kinh tế”.

Từ tháng 4 năm 1948, sợi ngoại nhập được Sờ kinh tế Bắc phần phân chia: trong 70% sợi chia cho khung dệt tay, thì Hà Nội được 17%, Hoàn Long 6%, Hà Đông 17%, Hải Phòng 30%, Kiến An, Quảng Yên 15%, Bắc Ninh, Gia Lâm 15%. 30% sợi còn lại thì sở kinh tế Bắc phần dành cho các nhà tư sản Pháp và Trung Hoa 15%, 15% dành cho các nhà dệt Việt Nam có máy chạy điện [21].

Giá chính thức của Sở kinh tế Bắc phần bán ra là 46$/ks sợi, vì số sợi quá ít nên các nhà dệt thường phải mua lại của các đại lý (Pháp, Trung Hoa, Việt Nam) với giá đắt gấp 31ần: 145$/kg.

Sợi Nam Định lên Hà Nội do Ty kinh tế thành phố nắm quyền phân phối. Năm 1949:

- Máy dệt điện hạng A, mỗi nhà được mua 19 súc sợi. - Máy dệt điện hạng B, mỗi nhà được mua 14 súc sợi. - Máy dệt điện hạng c , mỗi nhà được mua 9 súc sợi.

Tháng 7/1951, thể thức phân phối sợi lại thay đổi, Toà thị chính cấp sợi đồng hạng cho các nhà có máy dệt điện, không chia theo A,B,C nữa, mỗi nhà được 6 buộc sợi (lúc này thành phố có 246 nhà hoạt động sản xuất bằng máy dệt điện, 402 nhà có khung cửi nhưng không hoạt động nổi, được Toà

" Ngày 1/8/1948, các nhà dệt Đại hội, thành lập Đoàn còng nghệ dệt việt Nam do ông Nguyễn Trọng Dâu làm Trưởng ban.

Như vậy, đến năm 1951, số sợi Nam Định lên Hà Nội đã giảm đi rất nhiều, và nhiều nhà dệt tay đã bị phá sản. Trong khi đó, các hãng dệt của Cự Chung, Cự Hải, Cự Doanh, Cự Đạt phát triển với các loại áo: áo len, áo pull, áo dệt kim đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của nhân dân lao động và có tiếng khắp miền Bắc, trụ vững được trước hàng ngoại nhập ồ ạt.

Số sợi của viện trợ Mỹ năm 1951, Hội cứu tế xã hội phân phối 250 kiện cho các nhà dệt nghèo. Các nhà nhận sợi bắt buộc phải dệt vải theo quy cách của thành phố quy định.

Trong tình trạng sợi bông càng ngày càng ít đi, các nhà dệt sợi bị ngừng sản xuất càng đông. Đến tháng 8/1954, chỉ còn 76 nhà dệt hoạt động phải đóng thuế môn bài.

Các cơ sở dệt tơ, lụa còn ở tình trạng khốn khó hơn các cơ sở dệt vải bông, dệt kim...

Trước 1945, tơ tằm Hà Nội, Hà Đông không cung cấp đủ sợi tơ cho các nhà dệt lụa nữa. Bên cạnh La Khê nổi tiếng của Hà Đông, Hà Nội cũng có một số thợ thủ công chuyên dệt iụa, ĩĩnh, the, đoạn, ở Trích Sài (Bưởi), Nghĩa Đô sau lan xuống làng Hoà Mục (Cầu Giấy).

Cũng như sợi bông, trước 1945, thành phố đã nhập sợi tơ của Nhật bán cho các nhà dệt lụa. Đầu năm 1949, sở kinh tế Bắc Việt phân phối cho Hà Nội 17 kiện tơ nhập cảng (mỗi kiện 60kg), với giá 273$/'kg [55, số 150, 1949]. Cuối năm thành phố được nhận tiếp 6 kiện tơ hạng B và 10 kiện tơ hạng D (trong tổng số 52 kiện tơ nhập vào Bác Việt) [55, số 325, 1949]. Từ năm 1950, thành phố không được nhận tơ sống nữa, nghề dệt the, lụa... cũng bị chết theo.

Nghề làm giấy:

Trước 1945, nghề làm giấy ở tổng An Thái * đã bị teo dần đi do thiêu

vỏ dó, phải trông chờ bột giấy nhập từ nước ngoài, nhưng mỗi làng vẫn còn 200 - 300 gia đình làm giấy. Giấy đẹp xuất khẩu sang Trung Hoa.

74

Cuối năm 1947, các lò giấy 1Ị1C rịch hoạt động trở lại nhưng giá Dó rất đắt, từ 300$/tạ (cuối năm 1947) tăng lên 1000$/tạ (đầu năm 1948). Mãi đến tháng 9/1949 mới có 19.953kg bột giấy nhập từ nước ngoài vào Hà Nội cho các nhà làm giấy [55, số 300, 1949]. Sau đó, không có đợt nhập bột giấy nào nữa. Các thợ thủ công ở Bưởi vẫn cần cù làm giấy bản bằng nguyên liệu trong nước, cung cíp cho các vùng thôn quê, dùng trong sinh hoạt thườna ngày theo một số tập quán của dân tộc Việt. Năm 1953 làng Hồ Khẩu chi còn mươi nhà làm.

Các nghề mỹ nghệ, chạm khảm, thêu, ren..:

Đây là nghề được tư bản Pháp nâng đỡ cho phát triển để sản xuất trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Đồ mỹ nghệ nổi tiếng khắp nước, đã từng tham dự Hội chợ Đấu Xảo (của Đông Dương) và Hội chợ Pari với mỹ thuật tinh tế của người Hà Nội. Thời kỳ này, các cơ sở làm hàng mỹ nahệ không thể phát triển nhanh như những năm 1920 - 1930 nhưng so với các nahề thủ công nghiệp khác, các hàng mỹ nghệ vẫn có chỗ đứng trên thị trường Hà Nội, tham gia Hội chợ tiểu công nghệ của Bắc Việt năm 1953 ở Hà Đông và Hội chợ Pari cuối năm 1953. Sản phẩm chạm, khảm vàng bạc, khảm trai, sơn mài, thêu, ren... vẫn giữ được kỹ mỹ thuật truyền thốnơ, được người nước ngoài và trong nước yêu thích, ưa chuộng. Phố Hàng Bạc vẫn là trung tâm mỹ nghệ vàng bạc của Hà Nội. Các cửa hiệu lớn có hàng trăm lạng vàng, vừa kinh doanh vừa tự sản xuất, vẫn giữ được uy tín từ trước: Chân Hưng, Quảng Tường, Quảng Thái, Kim Quy, Bảo Hưng Long...

Bức tranh tổng quát của công nghiệp dàn tộc và tiểu thủ công nghiệp của thành phố, vẫn là nền sản xuất lạc hậu về kỹ thuật, máy móc, nhỏ bé về quy mô, vốn đầu tư và nhân công sản xuất, tuy số lượng cơ sở sản xuất có tăng lên so với trước 1945. Công nghiệp dân tộc và tiểu - thủ công nghiệp không có bước chuyển biến mới về chít lượng, mà trái lại tiếp tục bị cư bản Pháp khai thác và bóc lột, để phục vụ chiến tranh phí nghĩa, sản xuất công nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của dân

- t K ê h i ẹ n

cư thành phố và các tỉnh lân cận, và^nội lực yếu kém của tư sản dân tộc ở thành phố.

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)