Công thương nghiệp của người Hà Nội.

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 27)

Công thương nghiệp của tư sản Hà Nội.

Thương mại - dịch vụ của người Việt Nam trưác sự hoạt động và chi phối cùa các công ty lớn của tư bản Pháp và nước ngoài đã có nhiều chuyển biến mới.

Trong lớp thương nhân người Việt đã bắt đáu xuất hiện các nhà thầu hàng hoá hoặc các công trình xây dựng. Những tư sản mại bản đầu tiên này gắn liền quyền lợi vói tư bản ngoại bang.

Một số sĩ phu yêu nước đã hùn vốn lập các công ty buôn bán để chấn hưng kinh tế nước nhà: Quảng Hưng Long, Quảng Hợp ích, Đồng Thành Xiicíng, Đồng Lợi Tế, Hồng Tân Hưng. Những cơ sở kinh doanh đó so với tư bản Hoa và Pháp vẫn rất nhỏ bé, nhưng nó thể hiện bước chuyển của kinh tế Hà Nội trong điều kiện mói.

Ngoài các công ty trên, còn có các hiệu buôn nhỏ hơn kinh doanh nhiềumặt hàng của tư bản Pháp hoặc của người Việt. Đáng lưu ý là các chủ buôn bán người Việt còn nhận bao tiêu hàng hoá của tư bản người Hoa vì họ nắm độc quyến một số hàng hoá vận chuyển từ Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông sang.

Năm 1899 Hà Nội có 73 nhà công thương Việt Nam gồm 60 nhà buôn, 12 chủ xưởng, 1 thầu khoán [43,127].

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt đã vươn lên làm chủ các cửa hàng lớn có uy tín Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, chuyên kinh doanh một số mặt hàng nhất định: bách hoá hoặc vải vóc, thực phẩm ăn uống, hàng điện - điện tử v.v... và có hệ thống tiêu thụ đi các tỉnh Bắc - Trang kỳ: Mai Văn Hàm, Kim Quy, An Thái là những nhà tư sản có thế lực lớn tiêu biểu. Giai đoạn này, hàng hoá từ Pháp sang Đông Dương khan hiếm là điều kiện thuận lợi cho các nhà tư sản dân tộc phát triển kinh doanh, vươn lên cả về thế và lực. Từ quy mô sản xuất nhỏ và kỹ thuật lạc hậu của tiểu - thủ công nghiệp, một số tiểu chủ đã vươn lên trở thành chủ xí nghiệp, xưởng như Vũ

Văn An có xí nghiệp nhuộm, tẩy, hấp len dạ và 1929 mở thêm nhà máy bia; nhà máy ép dầu của Đinh Xuân Mai, xưởng dệt chiếu và thảm cói của Công ty Nam Trinh, xưởng cưa Yên Mỹ của Nguyễn Đình Phẩm, xưởng sơn của Công ty Hiệp ích; các nhà in Lê Văn Tân, Tân Dân, Thực Nghiệp, Thụy Ký, Kim Đức Giang, Mạc Đình Tư. Đặc biệt, một số công ty của tư sản Việt Nam được thành lập ngay trong thời kỳ này với số vốn và số công nhân không nhỏ: Công ty Hưng Ký (1921) xây dựng nhà máy gạch ở Yên Viên, có số vốn 20.000$; 300 công nhân, sản xuất 3 triệu viên/năm. Công ty gốm Nguyễn Bá Chính (1922) có nhà máy ở Thanh Trì, với số vốn 130.000$ và 200 công nhân, sản xuất 500.000 bát và 200.000 sản phẩm khác một năm.

Đây là những cơ sở công nghiệp thực sự - quy mô không còn là “xưởng” - mang tính chất tiểu công nghiệp như trước.

Những năm khủng hoảng kinh tế, công thương nghiệp đình trệ. Ra khỏi cuộc khủng hoảng, đồng bạc Đông Dương bị lạm phát do nhà băng Đồng Dương tăng dần số giấy bạc phát hành. Tài nguyên sản vật của Đông Dương bị huy động đưa sang Pháp rất nặng để bù đắp cho kinh tế Pháp sau khủng hoảng. Năm 1937, Các thứ thuế mới được thực dàn Pháp đặt ra như thuế thân, thuế lợi tức, thuế cư trú. Nhiều thương nhân vừa và nhỏ bị phá sản. trong những năm 1931 - 1939. Song, theo quy luật của kinh tế thị trường, số thương nhân vừa và nhỏ ngày càng tăng lên và tăng mạnh trong thời kỳ 1939 - 1945 do tình trạng chiến tranh, hàng hoá ngoại nhập ít đi. Các nhà tư sản !ớn vẫn giữ vị trí và thế lực kinh tế, thậm chí, một vài người còn phát triển lên: Mai Văn Hàm lập công ty buôn bán và sản xuất bao đay và một số sản phẩm từ đay.

Với 10.699 cơ sở buôn bán của thương nhân người Việt năm 1943, trong đó có 36 cơ sở của thương nhân lớn (chịu mức thuế môn bài từ 500$ đến 4000$); 2.236 cơ sở của thương nhân loại vừa (chịu mức thuế môn bài từ 50$ đến 450$), 8.427 cơ sở của tiểu thương (chịu mức thuế môn bài từ 0,5$ đến 40$) [59, 222] so với thương mại - dịch vụ đầu thế kỷ, tư sản thương nghiệp và tiểu thương Hà Nội đã mạnh lên rất nhiều. So với Hải Phòng, thì Hà Nội có cơ sở buôn bán của người Việt nhiều gấp 5 lần (10.699/2.960),

asĩáâa

chứng tỏ thị trường Hà Nội là một trung tâm thương mại và giao dịch lớn nhất của Bắc kỳ. Ngoài các công ty, cửa hàng, cửa hiệu bán buôn ở các phố, chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, cửa Nam, Chợ Mơ, chợ Cầu Giấy vẫn là những đầu mối lớn để các thương nhân giao và nhận hàng, điều tiết thị trường Hà Nội và thị trường các tỉnh Bắc kỳ.

Bên cạnh mạng lưới buôn bán, các thương nhân cũng tham gia hệ thống các dịch vụ của tư bản Pháp. Một số tư sản còn xây khách sạn, nhà hàng; kinh doanh các loại dịch vụ sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp có của (trung lưu trở lên).

Trong khi các cơ sở kinh doanh buôn bán, dịch vụ của thị trường Hà Nội càng ngày càng tăng lên thì các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp càng ngày càng bị sa sút. Từ sau cuộc khủng hoảng 1931 - 1933, cho đến 1939 các nhà tư sản công nghiệp và tiểu chủ hầu như không phục hồi sản xuất được chủ yếu do vốn ít. Lúc này, để vực dậy nền kinh tế, thực dân Pháp hô hào “kỹ nghệ hoá Đông Dương”, khuyên khích phát triển tiểu côns nghệ bản xứ. ở Hà Nội, năm 1939, Thống sứ Sa-ten (Chatel) cho thành lập Hội chấn hưng thương mại và kỹ nghệ. Đến năm 1941 do ảnh hưởng của chiến tranh Thái Bình Dương, hàng hoá vào Hà Nội nsày càng khan hiếm. Do đó, tư sản công nghiệp người Việt có điều kiện sản xuất những mặt hàng mà tư bản Pháp - Nhật không đáp ứng được cho thị trường, chủ yếu vản là mặt hàng thuộc công nghiệp nhẹ, nấu rượu , dệt kim, làm dầu thắp, sản xuất gạch ngói, gốm sứ. Một vài nhà tư sản lớn có thế lực, có chân trong hội đồng quản trị gồm cả tư bản Pháp và việt như công ty vô danh cất rượu Trung Bắc kỳ (thành lập năm 1932) với "số vốn 600.000$* n ă m 1940, số vốn lên tới 600.000$; có nhà máy sản xuất ở Yên Viên, Hàm Rồng, Thái Bình. Riêng công nghệ in ấn khá phát triển. Bên cạnh nhà in lớn của tư bản Pháp (I.D.E.O, Taupin), các nhà in của tư sản người Việt nâng cao kỹ thuật và chất lượng in, đáp ứng nhu cầu sách báo văn học nghệ thuật của trí thức, học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố. Có tiếng nhất là các nhà in: Tân Dân, Thực nghiệp, Ngô Tử Hạ... công nghệ in của các nhà in đã tiến bước dài so với đầu thế kỷ.

Trong sự độc quyền và cạnh tranh của Pháp - Nhật, trong đời sống kinh tế - xã hội thuộc địa, hiện tượng “đứng được” hay “phất” lên của tư sản Việt Nam trong sản xuất công nghiệp chỉ là số ít ỏi; nhiều người bị phá sản, khánh tận. Mặt khác, một số nhà tư sản công nghiệp tồn tại hoặc phát triển lên được, không chỉ đơn thuần sản xuất mà còn kiêm luôn cả kinh doanh, buôn bán thương mại, làm đại lý cho các hãns buôn của Pháp như Vũ Văn An, Nguyễn Hữu Tiệp.

Ra đời trong nền kinh tế thuộc địa, công thương nghiệp của tư sản Hà Nội đã phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nhưng lại bị tư bản Pháp thống trị và chèn ép. Đến năm 1945, trong số 52 công ty vô danh và hãng có trụ sở hoặc chi nhánh ở Hà Nội thì có 43 công ty và hãng của tư bản Pháp; 1 công ty của tư bản Nhật; 1 công ty hỗn hợp Pháp - V iệt- Hoa (1941); 3 công ty hỗn hợp Pháp - Việt; tư bản người việt chỉ có 3 công ty, chiếm 1/17 tổng số công ty vô danh và các hãng sản xuất và kinh doanh ở Hà Nôi, thể hiện thế lực kinh tế quá yếu của tư sản người Việt so với tư bản nước ngoài. * Tư sản dân tộc Hà Nội hoạt động chính ở quy mô xưởng, nhà máy nhỏ, cửa hàng, cửa hiệu và họ có 478 cơ sở công - thương lớn và tương đối lớn * * (không kể tiểu chủ, thương nhân buôn bán nhỏ).

Thủ công nghiệp:

Là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, thủ công nahiệD gồm các phố nghề, làng nghề và nghề thủ công cũng chịu tác động của kinh tế còng thương nghiệp - kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa và có nhiều biến chuyển. Một số ngành nghề tồn tại hoặc phát triển hơn trong khi một số ngành nghề lại tàn lụi dần.

Tư bản Pháp chủ trương khuyến khích các nghề thủ công mỹ nghệ của người Việt nhằm tăng sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, sự phát triển của đô thị

’ Theo Dương Kinh Quq^đến năm 1945, Hà Nội có 52 công ty vỏ danh có trụ sở hoặc chi nhánh, trong đó chỉ có 3 công ty của tư san Việt Nam. Nhưng theo báo Cứu quốc, trước 1945, tư sản Việt Nam có 10 công ty vô danh (số 55, 1/10/1945).

30

mới, nhu cầu xây dựng, kiến thiết nhà cửa, đường phố, trụ sở các công sở, công ty, trường học v.v... nhu cầu của thị dân trong đời sống sinh hoạt văn hoá cũng kích thích và tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển.

Năm 1918, lần đầu tiên, tư bản Pháp tổ chức Hội chợ tại khu Đấu xảo, trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo của Hà Nội và Đông Dương. “Hai mươi năm sau khi Pháp đô hộ, Hà Nội có 260 chủ trông coi hàng nghìn thợ mỹ nghệ. Các xưởng hoạt động thủ công nghiệp hoặc ở trong lĩnh vực nghề nghiệp cổ truyền như khắc gỗ, kim hoàn, đúc, làm các đồ xà cừ, tráng men, ngọc thạch, ngà voi, hoặc trong lĩnh vực những công nghệ mới như thêu, làm đăng ten, làm thảm len” [45,159].

Đó mới chỉ riêng ngành mỹ nghệ mà A.Dumarest đã khảo tả. Bên cạnh các nhóm nghề truyền thống: dệt, làm giấy, rèn, tiện, nguội, làm đồ sắt, đồ nhuộm, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm (làm đậu, bún, cốm, bánh cuốn, bánh các loại...), đóng gạch, nung vôi làm đồ gốm, sứ, cúng tế đã có một số nhóm nghề mới xuất hiện do nhu cầu của dân cư đô thị và ngày càng phát triển: may táy{âể phân biệt với may ta), đóng giày Tây, đóng xe tay, xe xích lô, làm nước giải khát, kem, bánh ngọt kiểu Tây (gatô, bích quy các loại), rượu mùi...

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1939, tiểu - thủ công nghiệp thăng trầm theo từng giai đoạn và từng nhóm ngành nghề và do thị trường Hà Nội chi phối.

- Các nghề thủ công mỹ nghệ vẫn trụ vững và phát triển mạnh, góp mặt đáng kể vào 14 kỳ Hội chợ Hà Nội do tư bản Pháp tổ chức tại Đấu xảo.

Đặc biệt, nghề chạm bạc, vàng phát triển rất mạnh đáp ứng nhu cầu thị hiếu của các tầng lớp thị dân. Riêng phố Hàng Bạc đã có 200 hiệu vàng bạc mở san sát nhau, trong đó có 30 hiệu lớn, nổi tiếng nhất là Nghĩa Lợi, Chấn Hưng, Quảng Tường, Quảng Thái, Bảo Hưng Long có vốn hàng trăm lạng, đưa cả hàng mỹ nghệ sang hội chợ Pari. Thợ làm đồ kim hoàn có thể làm ngay tại nhà chủ hiệu hoặc có thể làm ở làng rồi mang lên Hà Nội giao hàng (theo giao kèo đặt hàng).

- Các nghề thủ công truyền thống khác: trước làn sóng hàng hoá ngoại nhập tràn ngập thị tnrờng Hà Nội, một số nghề (mộc, nề, cưa xẻ, đậu phụ, bún, bánh, rèn, tiện, nguội, xay sát) vẫn tồn tại và sống được vì nó phù hợp với thị hiếu và sức mua của đông đảo người dân nghèo thành phố, cần thiết cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ và đó cũng là nguồn thu nhập thêm của các gia đình thợ thủ công, công nhân, nông dân bằng nghề phụ.

Trong khi đó, một số nghề lại bị teo đi sống thoi thóp vì không thể có chỗ đứng trên thị trường; hàng ngoại nhập bóp chết hàng trong nước (làm giấy, dệt tơ tằm, lụa, ĩĩnh, vải) “thợ làm giấy bản được phát đạt từ năm 1939, nhưng đến năm 1943 có 300 nhà, năm 1944 còn 200 nhà mà chỉ còn thực 50 nhà sản xuất” [57, số 86, 7/10/1944].

- Các nghề thủ công mới xuất hiện từ đầu thế kỷ, vẫn tiếp tục phát triển do sự phát triển nhu cầu tièu dùng của các tầng lớp tiểu tư sản, hoặc những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên: nghề kéo xe tay có khoảng 3000 người làm; nghề giày da có khoảng 800 thợ và có những hiệu giày nổi tiếng: Ba ta, La-mốt, Bích ký, nghề may thêu có khoảng 2000 người, làm đồ thuỷ tinh: 400 người.

Giai đoạn 1939 - 1945, do hàng ngoại quốc khan hiếm, nhiều nghề tiểu - thủ công có cơ hội sống lại hoặc phát triển hơn: kéo chỉ, chế dầu ta để thắp, làm đồ kim khí, xà phòng, kim khâu, làm đinh) nhưng vẫn có một sô' ngành bị sa sút vì thiếu nguyên liệu (tráng gương, thuỷ tinh, sơn Tây (phân biệt với sơn ta), hoặc tư bản Pháp không cho xuất cảng nữa (hàng đan lát mây, song tre làm thành đồ mỹ nghệ khảm trai.

Năm 1943, Bắc kỳ có 171.500 thợ thủ công sản xuất hàng hoá trị giá 30.140.000$ [45, 149], trong đó Hà Nội là một trung tâm lớn, không chỉ có thợ thủ công của các phố, các làng mà còn thu hút thợ ở các làng của Bắc kỳ đến làm theo mùa, theo việc.

Tuy gặp nhiều khó khăn trên thị trường (về nguyên vật liệu, giá cả, sức tiêu thụ), bị hàng Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông lấn át cạnh tranh và có ưu thế hơn hẳn về chất lượng, nhưng so với đầu thế kỷ, thủ công nghiệp truyền

32

thống đã có bước tiến khá hơn cả về cơ cấu ngành nghề, quy mô, kỹ thuật, trình độ chuyên môn hoá, năng suất, chất lượng sản phẩm do các chủ xưởng tiếp thu kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất, đưa nguyên liệu ngoại nhập vào một số ngành nghề. Một số tiểu chủ trở thành tư sản dân tộc bắt đầu từ những xưởng nhỏ được mở rộng.

Công thương nghiệp Hà Nội đã trở thành huyết mạch quan trọng nhất của kinh tế đô thị thành phố, một đô thị tiêu biểu cho kinh tế thuộc địa của Việt Nam. Sự phát triển của công thương nghiệp là tiền đề và động lực chính thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế thành phố chuyển biến và phát triển phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Đó là bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của Hà Nội, từ một đô thị có nền sản xuất nhỏ, theo phương thức sản xuất phong kiến, trong đó công thương nghiệp có những yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa, chuyển sang một đô thị cồ nền kinh tế phát triển theo cơ cấu mới: thương mại - dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó, công thương nghiệp giữ vị trí chủ đạo, hoạt động sản xuất - kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

Với cơ cấu kinh tế trèn, sau Sài Gòn - Chợ Lớn “Hòn ngọc viễn Đông”, Hà Nội là trung tâm lớn về giao dịch - thương mại - công nghiệp của Đông Dương và của cả nước. Tiến sĩ J.P.Aumiphin trong luận văn của mình, đã có nhận xét rất đúng về vai trò của công thương nghiệp Hà Nội đối với Bắc kỳ và Đông Dương: “fhành phố Hà Nội không phải là một trung tâm kỹ nghệ loại nhất. Các kỹ nghệ chế biến có một vị trí đáng kể. Thành phô' Hà Nội là trung tâm kinh tế và chính trị của Bắc kỳ, là một trang tâm thương mại mà vị trí được ưu đãi có lợi thế, là nơi quy tụ tất cả các con đường giao

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)