Tân, Bưởi, Cầu Giấy, Ngã Tư sở, Ngã Tư Vọng, Vĩnh Tuy), chúng cho xây đồn bốt kiên cố, có súng trung liên và moóc-chi-e để kiểm soát, khống chế các lực lượng kháng chiến. Trường bay Bạch Mai là phi trường lớn ở miền Bắc Việt Nam thường xuyên chở lính Pháp đi các chiến trường có hàng nghìn lính và sĩ quan. Thành Hà Nội (Citadel) trở thành đại bản doanh của quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương, có đầy đủ các cơ quan tham mưu và cả xưởng cơ giới, quân nhu. Song song với hệ thống quân sự, hệ thống tình báo của Pháp và ngụy quân, thuộc cơ quan tình báo chiến lược Pháp (S.E.H), phản gián (B.C.E), tình báo quân đội (2eme Bureau), ngụy quân (6eme Bureau), tình báo Mỹ (S.M.M)... đều được chúng tổ chức quy mô, hoạt động ráo riết chống phá kháng chiến. Các đảng phái phản động lốn nhỏ, có mặt ở Hà Nội tiếp tay cho kẻ thù xâm lược, tàn sát đồng bào: Liên hiệp quốc gia Bắc phần, Việt Nam xã nông lao công đại chúng, Việt Nam quốc dân Đảng, Việt Nam phục quốc xã Đảng, Đại Việt duy dân, Đại việt quốc dân Đảng. Thành phố có tổ chức Ty cảnh binh nội thành và ngoại thành riêng, trực thuộc thẳng Nha công an Bắc Việt. Nội thành có ba đồn cảnh binh thuộc quận I, n , ni; ngoại thành có 5 đồn cảnh binh thuộc 5 quận theo đơn vị hành chính.
Hệ thống quân sự khổng lồ tồn tại cùng hệ thống dân sự của thực dân xâm lược Pháp cai trị, xâm lược và bóc lột nhân dân Hà Nội là đặc điểm lớn nhất trong tổ chức bộ máy của thực dân Pháp ở Hà Nội thời kỳ này, chi phối đường lối, chính sách kinh tế của tư bản - thực dân Pháp đối với Hà Nội.
2.1.2- Chính sách kinh tế của thực dân Pháp:
Là một nước bị chiếm đóng và tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ n, sau chiến tranh, cán cân thương mại của nước Pháp bị thiếu hụt, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp càng thiếu. Nền kinh tế nước Pháp phục hồi rất chậm chạp.
Sau khi chiếm được Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, thực dân Pháp từng bước đánh chiếm Bắc bộ nhằm độc chiếm lại thị trường hết sức hấp dẫn này mà chúng đã phải tạm thời nhường một phần lớn cho Nhật từ năm 1941.
Từ tháng 3/1947, Bô-la-e (Bollaert) sang Đông Dương làm Cao uỷ Pháp thay Đác Giăngliơ, thực hiện đường lối chiến tranh của tư sản phản động Pháp. Guồng máy kinh tế của tư bản Pháp trở lại hoạt động ở các đô thị lớn và các vùng đồng bằng chúng chiếm được. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa được tư bản Pháp tiếp tục thực hiện trong hoàn cảnh có chiến tranh: vừa để phục vụ bộ máy chiến tranh, vừa lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Các tổ chức kinh tế được Pháp nhanh chóng thành lập, có trụ sở ở Hà Nội để chỉ đạo kinh tế Bắc v iệt và thành phố.
Đầu năm 1947, sau khi chiếm được Hà Nội, Pháp lập s ở tiếp tế
(C.R.A.V) để tiếp nhận hàng từ Pháp sang, phân phát cho dân cư thành phố (đường, sữa bột là chính). Cuối năm 1947 đầu năm 1948, s ở kinh tế Pháp
rồi Sở kinh tế Bắc phần được thành lập, quản lý kinh tế toàn bộ Bắc Việt.
Cục hổi đoái do Pháp nắm quản lý ngoại thương Bắc Việt. Từ năm 1949, “trao trả độc lập cho nsười Việt”, Pháp cho lập tại Hà Nội các tổ chức kinh tế của Bắc Việt và thành phố: Nha kỉnh tế Bắc Việt - Ty kinh tê Hà Nội; Nha tài chính Bắc Việt - Ty tài chính Hà Nội; s ở th u ế Bắc Việt - Ty th u ế Hà Nội; Phòng thương mại Hà Nội. Các cơ quan này đều bị Sở kinh tế Pháp và Cục hối đoái trực tiếp chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động, quyền hạn tổ chức.
Cũng từ năm 1947, tư bản Pháp bắt đầu thực hiện chủ trươna, kế hoạch “tái thiết Đông Dươns”, phục hồi cơ sở hạ tầng, cơ sở công thương nghiệp ở các đô thị để tiến tới “hiện đại hoá Đông Dương”.
Ngay từ 20/7/1946, Tổng thống Pháp đã ban hành sắc lệnh “Về việc bồi thường thiệt hại chiến tranh” cho các xí nghiệp bị hư hỏng. Ngày 16/9/1946, Chính phủ Pháp lập quỹ trợ cấp cho các xí nghiệp bị tai nạn chiến tranh. Kế hoạch “Hiện đại hoá Đông Dương” được đề ra với ngân sách dự định đầu tư cho Đông Dương gấp 28 lần ngân sách của Đông Dương năm 1947 [41, 77]. Cơ quan “Nahiên cứu kiến thiết Đông Dương” được thành lập theo sắc lệnh ngày 2/4/1948 của Chính phủ Pháp. Tư bản tư nhân Pháp dự định trang bị và hiện đại hoá Đông Dương với số vốn 1,5 tỷ đồng trong 10 năm; trong đó chỉ có 1/10 lấy vào vốn của Đông Dương [67,396].
47
Ngày 20/5/1948, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương ra nghị định “Về việc đền bù thiệt hại chiến tranh”. Tổ chức “Liên hiệp các liên đoàn và hội
chuyên nghiệp Đông Dương ở Pari” được thành lập, đã sang Đông Dương
điều tra, nghiên cứu cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt hại chiến tranh
(Ư Union des Syndicats et associations professỉonnlles Indochinois à
Paris). Ở Việt Nam, từ năm 1946 đến 1950 có 576 xí nghiệp được hội đồng chấp thuận đền bù thiệt hại chiến tranh với số tiền là 400.522.000$, tiền trả là 390.908.000$ [61, 91]. Đây là kinh phí của tư bản Nhà nước Pháp đền bù cho các cơ sở kinh tế của Việt Nam. Máy móc, khí cụ cho công nghiệp và maý móc khí cụ nhập vào Đông Dương để khôi phục và tái thiết kinh tế năm 1947 - 1948 có giá trị hàng hoá 280.516.000$, tăng 15 lần so với năm 1938 (18.403.000$).
Ngoài ra, Nhà nước Pháp còn cho Quỹ của Liên hiệp hoạt động từ tháng 5/1949 gọi là “Quỹ bù trừ” U.S.A.P.I.C. Quỹ sẽ trả phụ cấp gia đình cho công nhân, viên chức làm việc trong các cơ sở công - thương nghiệp bằng 1% - 2% lương tháng (ờ Pháp công nhân viên chức được trả phụ cấp bằng 12-13% lương tháng).
Song song với chủ trương kế hoạch đầu tư kinh phí cho Đông Dương, từ 13 - 23/12/1948, khoá họp lần thứ 4 của Ưỷ ban kinh tế Đông Dương tại Đà Lạt đã xác định những vấn đề kinh tế cơ bản của mỗi nước, Nam kỳ và Bắc kỳ:
- Về tài chính: sẽ thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (Credit Populaire). - Dự án của Ngân hàng thông thường (Budget Ordinaire) cho các nước và các xứ.
- Về trang thiết bị cho Đông Dương: Pháp tập trung vào một số trọng điểm:
+ Phát triển nông nghiệp ở Campuchia và Lào + Phát triển cảng Nông Pênh
+ Dự án tu sửa đường bộ của Bắc kỳ và quy hoạch cảng Courbet (cảng Hải Phòng).
Từ những chủ trương lớn trên, tư bản Pháp đã chỉ đạo hệ thống naân sách - tài chính - thuế khoá hoạt động theo cơ chế - chính sách của Pháp
• Về ngân sách - tài chính:
Ngân hàng Đông Dương được thành lập từ ngày 31/1/1875, nắm quyền “kiểm tiền” và độc quyền phát hành tiền tệ tại Đông Dương. Sau Thoả ước 10/7/1947, các đặc quyền đó của ngân hàng bị bãi bỏ, nhưng nó vẫn đảm nhiệm các nhiệm vụ của ngàn hàng cho đến khi “Viện phát hành của các quốc gia liên hiệp” đi vào hoạt động năm 1952. Viện phát hành được thành lập theo các Thoả ước Pháp - Campuchia (8/11/1945), Pháp - Việt (8/3/1949), Pháp - Lào (19/7/1949).
Viện phát hành có trụ sở ở Phnompênh và các chi nhánh tại Pari, Hà Nội, Huế, Sài Gòn, được độc quyền phát hành giấy bạc và các quyền hạn vể tài chính tại các kho bạc.
Tuy nhiên, đồng bạc Đông Dương vẫn nằm trong khu vực ảnh hưởng đồng Frãng, lệ thuộc vào đồng Frăng như cũ.
Sau thoả ước năm 1949 “trao quyền độc lập” cho các quốc gia Đông Dương ngày 30/11/1950, trong thoả ư ớ cp o (p a u ), tư bản Pháp quy đinh quyền hạn kinh tế cho ba nước “trong khuôn khổ các quốc gia”:
- Tự đo trao đổi về phương diện bưu chính, thuế quan và thương mại. - Hoà đồng các đường lối chính sách của nước Pháp và các quốc gia liên hiệp.
- Thiết lập các chế độ ưu đãi tương hỗ.
Theo đó, Việt Nam bắt đầu có ngân sách riêng, nhưng thực chất, vẫn bị Pháp kiểm soát toàn bộ Trước Hiệp ước PỔ, ngân sách chung Liên bang Đông Dương hoạt động theo quy định của Chính phủ Pháp (đã có từ 13/8/1900). Sau Hiệp ước P o , cơ cấu ngân sách Đông Dương thay đổi: ngoài ngân sách của Nhà nước như cũ, còn có ngân sách của từng quốc gia
49
(Việt Nam, Lào, Campuchia) do chính phủ từng nước đã được trao “độc lập” quản lý *. Ở dưới vẫn là ngân sách riêng từng Xứ, tỉnh. Mãi đến năm 1949, thành phố Hà Nội mới có ngân sách và hàng năm nhận tiền trợ cấp thèm của ngân sách Bắc Việt **
Những năm này, trên địa bàn Hà Nội có hai hệ thống tổ chức ngân hàng:
- Tổ chức của Nhà nước: Đại lý Viện phát hành các quốc gia Việt Nam - Campuchia - Lào; Nông phố ngân quỹ Bắc Việt.
- Tổ chức của tư bản tư nhân: Đông Dương ngân hàng, Địa ốc ngân hàng, Pháp Hoa ngân hàng, Công thương ngân hàng.
Các tổ chức này hoạt động theo những nguyên tắc tài chính và sự chỉ đạo của các tập đoàn tư bản tài chính Pháp từ Pari, bào vệ đặc quyền đặc lợi của chúng ở Đông Dương:
Đông Dương ngân hàng', có vốn 200.000.000$. Vốn do các cổ phần
của Chính phủ Pháp, tư bản tư nhân Pháp và Mỹ góp lại [9]. Hoạt động chủ yếu của ngãn sách thời kỳ này là:
+ Cho các nhà buôn Pháp, các nhà thầu làm cho quân đội Pháp và chính quyền Bảo Đại vay.
+ Nhận tiền và chuyển tiền, nhất là chuyển tiền về Pháp và các nước trong khối Liên hiệp Pháp.
* Theo Jacques Despuech trong sách: “S/r buôn bán trái p h é p đồ n g bạc Đ ông D ư ơ n g” (P£)eux rives, 1953), cơ cấu ngân sách của Đông Dương lúc này bao gồm: